Trong thị trường độc quyền nhóm doanh nghiệp nên đặt giá như thế nào

1. Khái niệm và đặc trưng

* Khái niệm: Xét từ phía người bán, thị trường độc quyền nhóm là dạng thị trường mà trên đó chỉ có một nhóm nhỏ doanh nghiệp cùng hoạt động. Tuy không phải là một doanh nghiệp duy nhất độc chiếm thị trường, doanh nghiệp độc quyền nhóm thường có quy mô tương đối lớn so với quy mô chung của thị trường. Điều này cho phép nó có một quyền lực thị trường hay khả năng chi phối giá đáng kể. Sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường độc quyền nhóm có thể giống hệt hoặc gần như giống hệt nhau [những sản phẩm được tiêu chuẩn hóa như thép, hóa chất], song cũng có thể khác biệt nhau [như ô tô, máy tính, dịch vụ hàng không]. Tính đồng nhất hay khác biệt của sản phẩm không phải là những tính chất đặc thù của thị trường này.

* Đặc trưng: Đặc trưng cơ bản của một ngành độc quyền nhóm là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Mỗi khi ra quyết định về sản lượng, giá cả hay các quyết định kinh doanh có liên quan khác, mỗi doanh nghiệp đều phải cân nhắc xem quyết định của mình có ảnh hưởng gì đến các quyết định của các đối thủ, khiến cho các đối thủ phản ứng như thế nào. Trong trường hợp này, việc luôn luôn phải tính đến hành vi của các đối thủ làm cho quá trình ra quyết định của các doanh nghiệp trở nên khó khăn và phụ thuộc vào nhau.

Tính phụ thuộc lẫn nhau của các doanh nghiệp là đặc điểm nổi bật của thị trường độc quyền nhóm. Nó xuất phát từ quy mô tương đối lớn của mỗi doanh nghiệp trong điều kiện số lượng doanh nghiệp hạn chế. Trong bối cảnh này, hành vi của mỗi doanh nghiệp đều tác động đến lợi ích kinh doanh của các đối thủ. Điều đó không xảy ra trên thị trường độc quyền thuần túy, vì thực tế doanh nghiệp độc quyền không có đối thủ. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, số lượng doanh nghiệp nhiều, quy mô doanh nghiệp nhỏ, việc thay đổi sản lượng của mỗi doanh nghiệp riêng biệt không tác động gì được đến kết cục chung của thị trường cũng nhưđối thủ. Vả lại, các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo lại là những người chấp nhận giá, do đó, trên thực tế, chúng không có khả năng theo đuổi cũng như không cần thiết phải theo đuổi một chính sách giá cả riêng. Sau này, chúng ta sẽ thấy, trên thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền, do cũng có rất nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ cùng hoạt động nên hành vi của một doanh nghiệp riêng biệt cũng hầu như không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác. Chỉ trên thị trường độc quyền nhóm, những phản ứng có thể của các đối thủ mới được các doanh nghiệp xem như một biến số quan trọng cần tính đến mỗi khi ra quyết định. Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp độc quyền nhóm dựđịnh tăng giá sản phẩm của mình lên 10%, nó cần phải dựđoán xem các đối thủ của nó sẽ phản ứng như thế nào? Nếu các đối thủ của nó vẫn giữ nguyên các mức giá như cũ, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ trở nên đắt hơn một cách tương đối so với sản phẩm của các đối thủ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ có thể mất đi một lượng khách hàng nhất định và thị phần của nó có thể bị thu hẹp. Nếu sự suy giảm lượng cầu về sản phẩm của doanh nghiệp là đáng kể, việc tăng giá chưa chắc đã đem lại lợi lộc gì mà thậm chí còn làm cho nó thua thiệt. Nếu các doanh nghiệp đối thủ cũng tăng giá theo, thì nó cần dựđoán xem các doanh nghiệp này sẽ tăng giá bao nhiêu? 5, 10 hay hơn 10%? Những cân nhắc như vậy sẽảnh hưởng trở lại đến quyết định tăng giá của doanh nghiệp. Ngược lại, đôi khi doanh nghiệp lại muốn giảm giá để mở rộng thị phần của mình. Trên thị trường độc quyền nhóm, khả năng các đối thủ cũng sẽ giảm giá theo có thể lôi cuốn các doanh nghiệp vào một cuộc cạnh tranh giá cả mà thường thì mọi doanh nghiệp đều bị thua thiệt. Đứng trước khả năng đó, không phải trong mọi trường hợp, quyết định giảm giá đã là hợp lý.

2. Cạnh tranh và hợp tác trên thị trường độc quyền nhóm

Sự phụ thuộc lẫn nhau trong việc ra quyết định của các doanh nghiệp trên thị trường độc quyền nhóm khiến cho các doanh nghiệp phải lựa chọn giữa hai phương án: hoặc chúng cạnh tranh với nhau để gạt dần các đối thủ ra khỏi thị trường, hoặc cấu kết, hợp tác với nhau nhằm tránh những tổn thất do cạnh tranh gây ra. Số lượng doanh nghiệp càng nhiều, việc cấu kết càng khó khăn do chi phí giao dịch nhằm hình thành một thỏa thuận công khai hoặc ngấm ngầm và đảm bảo cho nó có hiệu lực thường lớn. Khả năng cấu kết cũng khó thành hiện thực hơn khi sản phẩm của các doanh nghiệp khác biệt nhau, hay khi các điều kiện thị trường [nhu cầu và chi phí] thay đổi nhanh. Nếu các doanh nghiệp không cấu kết được với nhau, đường cầu của mỗi doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào hành vi phản ứng của các đối thủ. Mô hình đường cầu gãy khúc đưa ra một sự giải thích đơn giản về sự phụ thuộc lẫn nhau này.

* Mô hình đường cầu gãy khúc và hàm ý của nó

Mô hình này dựa trên giảđịnh rằng, khi một doanh nghiệp giảm giá nhằm mở rộng thị trường, các đối thủ sẽ giảm giá theo để cố gắng giữ nguyên được thị phần của mình. Song nếu doanh nghiệp tăng giá, các đối thủ sẽ không thay đổi giá nhằm đẩy doanh nghiệp trên vào vị thế khó khăn trên thị trường.

Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất với sản lượng là q0 và định giá P0 cho mỗi đơn vị sản lượng. Có thể coi trạng thái xuất phát này như một trạng thái cân bằng mà ởđó các đối thủ không có phản ứng gì. Khi doanh nghiệp này tăng giá, vì các doanh nghiệp khác không tăng giá theo nên lượng hàng mà doanh nghiệp có khả năng bán được sụt giảm mạnh. Đường cầu đối diện với doanh nghiệp ở phần nằm phía trên điểm xuất phát A, tương ứng với các mức giá cao hơn P0, co giãn mạnh theo giá. Ngược lại, khi doanh nghiệp giảm giá, phản ứng của các đối thủ là giảm giá theo khiến cho doanh nghiệp không có lợi thế gì để mở rộng thị phần. Với những mức giá thấp hơn P0, doanh nghiệp vẫn có thể bán được lượng hàng nhiều hơn do hiệu ứng giảm giá chung trên toàn bộ thị trường khiến những người tiêu dùng tăng lượng cầu của mình. Tuy nhiên phản ứng của các doanh nghiệp khác làm cho lượng hàng mà doanh nghiệp có thể bán được tăng lên không nhiều. Doanh nghiệp đối diện với một phần đường cầu ít co giãn hơn ở phía dưới điểm A, tương ứng với những mức giá thấp hơn P0. Đường cầu D mà doanh nghiệp đối diện bị gãy khúc ởđiểm A kéo theo sự ngắt quãng của đường doanh thu biên MR tại mức sản lượng q0. Doanh thu biên đột ngột giảm xuống tại mức sản lượng q0 khi đường cầu D thay đổi độ dốc của mình và chuyển từ phần cầu co giãn sang phần cầu kém co giãn.

Với đường cầu gãy khúc như vậy, sản lượng q0 và mức giá P0 là tối ưu đối với doanh nghiệp khi đườngMC của nó nằm ở vị trí như trên đồ thị. Thậm chí, khi chi phí của doanh nghiệp thay đổi, đường MC dịch chuyển song vẫn cắt đường MRở khoảng EF dọc theo trục thẳng đứng tại mức sản lượng q0, sản lượng này vẫn là lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp. Rõ ràng, mô hình đường cầu gãy khúc cho thấy, trên thị trường độc quyền nhóm, các doanh nghiệp riêng biệt có xu hướng giữổn định sản lượng và giá cả trong một giới hạn nhất định, bất chấp sự thay đổi của chi phí. Đương nhiên, nếu chi phí thay đổi mạnh, khiến cho đường MC dịch chuyển,chẳng hạn, thành MC1, doanh nghiệp sẽ buộc phải thay đổi sản lượng và giá cả.

Đường cầu Dđối diện với doanh nghiệp gãy khúc ởđiểm A làm cho đường MR trở thành một đường đứt đoạn. Nếu sự dịch chuyển của đường MC chỉ khiến nó cắt đường MR trong khoảng EF, doanh nghiệp sẽ không thay đổi mức giá cũng như sản lượng đã chọn.

Mô hình đường cầu gãy khúc không giải thích mức giá P0được hình thành như thế nào. Nó chỉ cho chúng ta thấy tình thế khó khăn mà một doanh nghiệp độc quyền nhóm riêng biệt mắc phải khi nó muốn thay đổi mức giá này. Bởi vậy, mức giá xuất phát P0 có thểđược coi là mức giá cấu kết, được sự chấp nhận chung của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Vì nó được hình thành trên cơ sở các thỏa thuận, các doanh nghiệp đối thủ sẽ phản ứng theo kiểu trảđũa hay trừng phạt nếu một doanh nghiệp riêng biệt muốn thay đổi mức giá này. Chỉ khi toàn bộđường cầu chung của thị trường hay chi phí chung của ngành thay đổi, mức giá cấu kết P0 mới thay đổi. Khi đó, đường cầu gãy khúc của mỗi doanh nghiệp riêng biệt sẽ dịch chuyển vì điểm giá P0đã thay đổi.

* Lý thuyết trò chơi và việc giải thích hành vi của các doanh nghiệp độc quyền nhóm

Lý thuyết trò chơi nghiên cứu hành vi của con người trong các tình huống mà trong đó các quyết định hành động của họ có tính chất phụ thuộc lẫn nhau. Khi ra quyết định, mỗi người đều phải tính đến phản ứng của những người khác đối với hành động của mình. Do tính phụ thuộc lẫn nhau là đặc trưng của thị trường độc quyền nhóm, nên lý thuyết trò chơi rất hữu ích cho việc giải thích hành vi của các doanh nghiệp trên thị trường này.

Thế tiến thoái lưỡng nan của người tù là một bài toán điển hình trong lý thuyết trò chơi mô tả sự tiến thoái lưỡng nan của những người tham gia vào một trò chơi phụ thuộc lẫn nhau trong việc lựa chọn giữa hợp tác [cấu kết] hay bất hợp tác.

Ta có thể mô tả bài toán này như sau: Giả sử hai phạm nhân A và B vừa bị cảnh sát bắt. Người ta đã có đủ chứng cứđể kết tội mỗi người 3 năm tù do phạm phải tội ăn cắp xe máy. Tuy nhiên, cảnh sát điều tra còn nghi ngờ rằng, hai người này đã cùng nhau phạm một tội khác nghiêm trọng hơn [ví dụ cướp các tiệm vàng] song chưa có các chứng cứ rõ ràng để kết tội này cho họ. Người ta giam giữ những phạm nhân này trong các phòng giam riêng biệt đủđể họ không thể trao đổi thông tin được cho nhau. Giả sử những người có trách nhiệm thỏa thuận với từng phạm nhân như sau: Vì tội ăn cắp xe máy, anh có thể bị ngồi tù 3 năm. Tuy nhiên, nếu anh nhận tội cướp các tiệm vàng và tố cáo đồng phạm, anh sẽ chỉ bị ngồi tù tổng cộng là 1 năm. Đồng phạm của anh sẽ bị ngồi tù tổng cộng là 20 năm. Nhưng nếu cả hai người đều nhận tội, đương nhiên sự tố cáo của anh đối với đồng phạm trở nên ít giá trị hơn và mỗi người sẽ nhận một bản án tổng hợp là 9 năm tù.

Nếu hai người tù A và B này đều là những kẻ ích kỷ, chỉ quan tâm đến việc tối thiểu hóa số năm tù của mình và không quan tâm đến số phận của đồng bọn thì kết cục, họ sẽ hành động như thế nào?

Trong trường hợp này, mỗi người tù có hai chiến lược hành động: thú tội hoặc im lặng không thú tội. Số năm tù mà mỗi người phải nhận phụ thuộc vào chiến lược mà anh ta lựa chọn cũng như chiến lược mà người bạn tù của anh ta chọn. Các phương án có thể và kết quả của chúng được thể hiện ở bảng 6.1.

Hãy xem xét xem A sẽra quyết định nhưthếnào? Là một người khôn ngoan, anh ta sẽphải tựhỏi Nếu B thú tội, thì mình sẽphải hành động nhưthếnào đểtối thiểu hóa được sốnăm tù mà mình có thểphải nhận?. Trong trường hợp này, A thấy rằng hoặc là mình sẽbị9 năm tù, nếu chọn chiến lược thú tội, hoặc sẽbị20 năm tù nếu chọn chiến lược không thú tội. Chiến lược tốt nhất của A lúc này là thú tội. Tuy nhiên, do không trao đổi được thông tin cho nhau, A không biết được B sẽhành động nhưthếnào. Vì thế, anh ta phải cân nhắc tiếp Nếu B không thú tội, thì chiến lược hành động tốt nhất của mình là gì?. Trong trường hợp này, A hoặc sẽbị1 năm tù nếu chọn chiến lược thú tội hoặc sẽbị3 năm tù nếu chọn chiến lược không thú tội. Động cơích kỷsẽcho thấy chiến lược thú 221 tội là chiến lược tốt nhất mà A sẽlựa chọn. Anh ta chỉcần tối thiểu hóa sốnăm tù của mình, bất chấp điều đó có thể đẩy B vào tình huống bị giam giữ20 năm trong tù. Nhưvậy, trong bài toán trò chơi này, bất chấp B hành động nhưthế nào, chiến lược hành động tốt nhất của A là thú tội. Một chiến lược duy nhất mà A lựa chọn nhưvậy, không phụthuộc vào chiến lược hành động của đối thủ, được gọi là chiến lược trội. Phân tích tương tựcũng cho chúng ta thấy rằng, chiến lược trội của B cũng là thú tội. Bất chấp A hành động nhưthếnào, đối với B thú tội vẫn là hướng hành động tốt nhất đểgiảm thiểu sốnăm phải ngồi tù của mình. Kết quảlà cảA lẫn B đều thú tội, do đó, mỗi người phải nhận 9 năm tù. Cần thấy rằng đây không phải là một kết cục tốt nhất đối với cảA và B. Nếu cảhai đều không thú tội, mỗi người chỉphải nhận 3 năm tù vì tội ăn cắp xe máy. Kết cục này không xảy ra khi mỗi người đều hành động một cách riêng rẽ, nhằm theo đuổi lợi ích riêng của mình. Không cấu kết hay hợp tác được với nhau, họkhông đi đến được một kết cục có lợi nhất cho cảhai người. Nếu hai người này hợp tác với nhau bằng cách thỏa thuận trước rằng, cảhai sẽim lặng không thú nhận tội cướp tiệm vàng, và nếu cảhai đều trung thành với thỏa thuận này, mỗi người sẽchỉbị3 năm tù. Tuy nhiên, khi mỗi người chỉhành động trên cơsởlợi ích cá nhân, thỏa thuận chung nói trên sẽkhông bền vững. Khi biết trước đồng phạm của mình không thú tội, mỗi người tù vẫn thấy có lợi khi chọn chiến lược thú tội [mỗi người muốn mình chỉbịngồi tù 1 năm]. Còn khi nghi ngờrằng đồng phạm của mình sẽcó thểkhông trung thành với những điều đã cam kết, mỗi người càng có động cơ đểthú tội. Điều này cho thấy, trong trò chơi này, việc duy trì các thỏa thuận luôn gặp khó khăn. Sựhợp tác hay cấu kết có thể đem lại lợi ích tổng thểtốt nhất cho cảhai người, song nó chỉtồn tại được trên cơsởsựtin tưởng lẫn nhau giữa các người tù và sựhành động của họtrên cơsởlợi ích chung. Khi theo đuổi lợi ích cá nhân, nguy cơvi phạm các thỏa thuận hợp tác luôn là hiện thực. Cạnh tranh và hợp tác trên thịtrường độc quyền nhóm Trên thịtrường độc quyền nhóm, ta vẫn giả định rằng các doanh nghiệp luôn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, một quyết định cụ thểcủa mỗi doanh nghiệp là hợp lý hay không, phụthuộc vào cách thức phản ứng của các doanh nghiệp đối thủ. Sựphụthuộc lẫn nhau của các doanh nghiệp khiến cho hành vi của họgiống nhưhành vi của những người tù trong trò chơi tiến thoái lưỡng nan mà ta vừa đềcập. Giảsửtrên một thịtrường độc quyền nhóm chỉcó hai doanh nghiệp A và B, có những đường chi phí giống hệt nhau. Nếu hai doanh nghiệp này cấu kết được với nhau, chúng có thể ứng xửnhưmột cacten độc quyền. Trong trường hợp này, lựa chọn sản lượng tối ưu đối với toàn ngành cho phép các doanh nghiệp có thể định giá độc quyền khá cao đối với những người tiêu dùng, và tổng lợi nhuận của cảhai doanh nghiệp đạt được mức lớn nhất là 120 tỷ đồng. Để đạt được điều này, mỗi doanh nghiệp đều phải cam kết duy trì sản lượng của mình ởmức thấp [ví dụ mỗi doanh nghiệp sẽchỉsản xuất một nửa mức sản lượng tối ưu nói trên] và sẽthu được 60 tỷ đồng lợi nhuận. Nếu một doanh nghiệp riêng rẽlựa chọn một mức sản lượng cao hơn, giá sản phẩm trên thịtrường sẽhạ xuống một chút. Doanh nghiệp này có thểthu được lợi nhuận cao hơn [ví dụ80 tỷ đồng] do nó hạ được giá thành sản phẩm và bán được một khối lượng sản phẩm lớn hơn. Tuy nhiên, vì giá sản phẩm hạxuống, doanh nghiệp còn lại vẫn duy trì sản xuất ởmức sản lượng thấp nhưcam kết sẽ bịthua thiệt: nó chỉcòn thu được 20 tỷ đồng lợi nhuận. Trong trường hợp doanh nghiệp thứhai cũng sản xuất ởmức sản lượng cao nhưdoanh nghiệp thứnhất, giá cảsản phẩm hạmạnh và tổng lợi nhuận của ngành chỉcòn là 80 tỷ đồng, tức mỗi doanh nghiệp chỉthu được 40 tỷ đồng. Kết quảlợi nhuận của mỗi doanh nghiệp trong các trường hợp trên được trình bày ởbảng 6.2.

Trong trò chơi này, mỗi doanh nghiệp đều có hai chiến lược hành động: cấu kết [hợp tác] và sản xuất ở mức sản lượng thấp hoặc phớt lờ những thỏa thuận [cạnh tranh] để sản xuất ở mức sản lượng cao. Những người lãnh đạo doanh nghiệp A sẽ suy nghĩ một cách lô gic như sau: Nếu doanh nghiệp B thực hiện đúng cam kết và duy trì mức sản lượng thấp, doanh nghiệp A của mình hoặc sẽ thu được 80 tỷđồng lợi nhuận nếu sản xuất ở mức sản lượng cao hoặc chỉ thu được 60 tỷđồng lợi nhuận nếu cũng chỉ sản xuất ở mức sản lượng thấp như cam kết. Trong trường hợp này, A sẽ có lợi hơn nếu chọn chiến lược sản lượng cao. Nếu doanh nghiệp B phớt lờ thỏa thuận chung và chọn chiến lược sản lượng cao, A hoặc sẽ thu được 40 tỷđồng lợi nhuận nếu chọn mức sản lượng cao hoặc sẽ chỉ thu được 20 tỷđồng lợi nhuận nếu chọn mức sản lượng thấp nhưđã cam kết. Cũng giống như trường hợp trước, sản xuất với mức sản lượng cao vẫn có lợi hơn đối với doanh nghiệp A. Như vậy, dù doanh nghiệp B hành động như thế nào, để tối đa lợi nhuận của mình, doanh nghiệp A cần lựa chọn chiến lược sản lượng cao. Nói một cách khác, chiến lược trội của doanh nghiệp A là sản xuất ở mức sản lượng cao. Lập luận một cách tương tự, chúng ta cũng thấy chiến lược sản lượng cao cũng là chiến lược trội của doanh nghiệp B. Kết quả là cả hai doanh nghiệp đều có xu hướng không sản xuất ở mức sản lượng thấp nhưđã cam kết, do đó, mỗi doanh nghiệp chỉ thu được 40 tỷđồng lợi nhuận một kết cục không đáng được mong đợi nhất đối với các doanh nghiệp này.

Qua ví dụ trên, chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp độc quyền nhóm rất khó thỏa thuận được với nhau để hành động như một cacten độc quyền. Bằng cách cấu kết với nhau đểứng xử như một nhà độc quyền, các doanh nghiệp có thểđịnh giá cao và thu được lợi nhuận độc quyền. Nhưng mỗi doanh nghiệp lại luôn có động cơđể vi phạm các thỏa thuận có tính chất cấu kết nhằm thu lợi riêng cho mình. Sự lừa gạt hay cạnh tranh với nhau khiến cho các doanh nghiệp không đạt được kết cục tốt nhất do hợp tác mang lại.

Trò chơi tiến thoái lưỡng nan của người tù có thể áp dụng để tìm hiểu nhiều trường hợp khác, trong đó những người tham gia luôn luôn phải đối diện với vấn đề hợp tác hay cạnh tranh với nhau trong thế phụ thuộc lẫn nhau. Trong những trường hợp này, lợi ích cá nhân thường xung đột với lợi ích nhóm và việc theo đuổi các lợi ích cá nhân thường ngăn cản sự hợp tác để rốt cục các bên tham gia đều rơi vào tình thế bất lợi. Ta hãy xem xét thêm một vài ví dụ.

Chạy đua quảng cáo: Giả sử trên thị trường bia có hai công ty đang hoạt động. Nếu các công ty này không tiến hành quảng cáo [hay đúng hơn chỉ giữ nguyên mức quảng cáo như chúng đang áp dụng], mỗi công ty sẽ chiếm được một nửa thị trường và mỗi năm thu được 100 tỷđồng lợi nhuận. Nếu cả hai đều nỗ lực gia tăng quảng cáo, chúng vẫn giữ nguyên được thị phần của mình, song do phải gánh chịu thêm những chi phí quảng cáo nên lợi nhuận của mỗi công ty đều giảm xuống còn 80 tỷđồng. Nếu chỉ một công ty gia tăng quảng cáo, còn công ty kia không hành động gì, công ty thứ nhất sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng và bán được nhiều hàng hơn, thị trường của nó sẽ mở rộng trên cơ sở xâm chiếm và làm thu hẹp thị trường của đối thủ. Trong trường hợp này, công ty quảng cáo sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn thậm chí so với trạng thái ban đầu, khi cả hai đều không quảng cáo. Giờđây, nó thu được mỗi năm 120 tỷđồng lợi nhuận, trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp đối thủ giảm xuống còn 60 tỷđồng. Ởđây chúng ta lại gặp lại những vấn đề tương tự như trong bài toán thế tiến thoái lưỡng nan của người tù. Khi cả hai công ty không tiến hành quảng cáo thêm, tổng lợi nhuận của chúng là tối đa [200 tỷđồng]. Xét theo ý nghĩa dài hạn và lợi ích tổng thể của cả hai công ty, đó là trạng thái tốt nhất đối với chúng. Các công ty này nên cấu kết với nhau bằng một thỏa thuận chung nhằm ngăn chặn một cuộc chay đua về quảng cáo. Tuy nhiên, trong trò chơi này, chiến lược trội của mỗi công ty vẫn là gia tăng quảng cáo: nó có thể thu được 120 tỷ thay vì 100 tỷđồng lợi nhuận nếu đối thủ của nó không hành động gì; hoặc nó sẽ thu được 80 tỷđồng thay vì 60 tỷđồng lợi nhuận nếu đối thủ của nó lựa chọn chiến lược gia tăng quảng cáo. Kết quả là cả hai công ty đều gia tăng quảng cáo, chấp nhận làm cho lợi nhuận giảm sút so với trường hợp chúng hợp tác được với nhau để duy trì chi phí quảng cáo thấp.

Cạnh tranh giá cả: Trên thị trường độc quyền nhóm, cạnh tranh giá cả cũng là một phương thức mà các doanh nghiệp thường sử dụng đểđối phó với các đối thủ và tìm cách mở rộng thị trường mỗi khi có thể. Do có quyền lực thị trường, doanh nghiệp độc quyền nhóm không phải là người chấp nhận giá mà có khả năng định giá. Nếu cấu kết được với nhau trong vấn đềđịnh giá, các doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận tổng thể. Mỗi doanh nghiệp phải cam kết định giá ở một mức giá nào đó [ta gọi đó là mức giá cấu kết]. Khi định giá theo mức giá cấu kết, mỗi doanh nghiệp đều hy vọng các đối thủ của mình cũng sẽ làm như vậy. Tuy nhiên, nếu các đối thủđịnh giá ở mức giá cao nhưđã cam kết, một doanh nghiệp lại có thể gia tăng được lợi nhuận riêng của mình bằng cách lựa chọn mức giá khác với mức giá cấu kết. Chẳng hạn, bằng cách lựa chọn mức giá thấp hơn, doanh nghiệp có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng của các đối thủ, mở rộng được thị phần, nhờđó gia tăng được lợi nhuận, mặc dù điều này làm giảm tổng lợi nhuận chung cũng như lợi nhuận riêng của các đối thủ. Một lần nữa chúng ta lại thấy các doanh nghiệp độc quyền nhóm rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nếu duy trì các mức giá cấu kết, chúng có thể thu được lợi nhuận cao bằng cách tối đa hóa lợi nhuận tổng thể của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức giá cấu kết lại không phải là mức giá tối đa hóa lợi nhuận của từng doanh nghiệp riêng lẻ. Mỗi doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao hơn bằng cách lừa gạt đối thủ [để cho các đối thủđịnh giá theo mức cấu kết, còn mình sẽđịnh giá khác]. Khi nghi ngờđối thủ cũng sẽ vi phạm điều đã cam kết, doanh nghiệp sẽ bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh giá cả. Nếu các đối thủ không còn duy trì mức giá cấu kết, việc định giá thấp hơn để duy trì thị phần vẫn đem lại cho mỗi doanh nghiệp một kết cục tốt hơn so với việc một mình nó định giá theo mức giá cấu kết. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp vẫn có một chiến lược trội: định giá thấp hơn mức giá cấu kết. Khi tất cả các doanh nghiệp đều hành động như vậy, các doanh nghiệp riêng biệt không mở rộng được thị phần của mình cũng như không gia tăng được lợi nhuận. Trái lại, do phải hạ giá chung, các doanh nghiệp đều phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn. Kết quả của cuộc cạnh tranh giá cả là: lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng như toàn ngành đều giảm sút so với trường hợp chúng có thể hợp tác được với nhau để duy trì các mức giá tối ưu hơn.

Tính lặp đi, lặp lại của trò chơi và sự hợp tác

Chúng ta đã thấy, do động cơ cá nhân có tính ích kỷ, các doanh nghiệp độc quyền nhóm khó duy trì được sự hợp tác hay cấu kết trong hành động. Mỗi doanh nghiệp đều có xu hướng vi phạm các thỏa thuận [công khai hay ngấm ngầm] đã đạt được do chạy theo lợi ích riêng của mình. Dù vẫn biết cạnh tranh hay sự bất hợp tác không đem lại kết cục tốt nhất cho mỗi doanh nghiệp và tổng thể các doanh nghiệp, xu hướng vi phạm này khiến cho các doanh nghiệp không đi đến được những thỏa thuận có tính chất hợp tác với nhau.

Cần lưu ý rằng, khi chúng ta nói, nếu các doanh nghiệp độc quyền nhóm cấu kết được với nhau, chúng có thể giành được một kết cục có lợi nhất, chúng ta mới chỉ xét theo lợi ích nhóm của chúng. Tuy nhiên, đó có thể không phải là kết cục mà xã hội mong đợi. Việc cấu kết để có thểứng xử như một cacten độc quyền, mặc dù cho phép các doanh nghiệp có thể tối đa hóa được lợi nhuận chung của chúng song lại có thể gây ra tổn thất hiệu quảđối với xã hội [điều này chúng ta sẽ xem xét ở chương 10]. Chẳng hạn, việc cấu kết để duy trì sản lượng thấp, định giá cao nhằm thu lợi nhuận độc quyền có thể làm thiệt hại cho những người tiêu dùng. Những người này sẽ phải mua hàng hóa với giá đắt hơn và phải tiêu dùng với một khối lượng hàng hóa ít hơn. Chính vì sự cấu kết của các doanh nghiệp lớn có thể gây ra tổn thất hiệu quả xã hội nên nó thường bị luật pháp ngăn cấm. Thành thử việc cấu kết dưới dạng các thỏa thuận công khai của các doanh nghiệp trong phạm vi một quốc gia thường bị xem là một hành vi bất hợp pháp. Trong điều kiện đó, sự cấu kết, nếu diễn ra thường phải thực hiện dưới dạng các thỏa thuận ngầm. Điều này làm cho việc cấu kết hay hợp tác giữa các doanh nghiệp độc quyền nhóm càng trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi sự cấu kết hay hợp tác vẫn tồn tại trong một số ít trường hợp. Động lực nằm đằng sau quá trình này chính là sự những cân nhắc về lợi ích dài hạn của các doanh nghiệp khi trò chơi được lặp đi, lặp lại nhiều lần.

Chúng ta trở lại ví dụ về hai doanh nghiệp độc quyền nhóm A và B đứng trước sự lựa chọn giữa hai chiến lược hành động: cấu kết với nhau để duy trì sản lượng thấp hay cạnh tranh với nhau bằng chiến lược sản lượng cao. Nếu trò chơi cấu kết nói trên chỉ diễn ra một lần, động cơđể lừa gạt đối thủ và vi phạm các thỏa thuận chung sẽ tương đối mạnh ở mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ sẵn sàng sản xuất ở mức sản lượng cao với kỳ vọng sẽ thu được 80 tỷđồng lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh [ví dụ một tháng] thay vì 60 tỷđồng. Khi đối thủ chưa kịp phản ứng do vẫn bị ràng buộc bởi các điều đã thỏa thuận, một doanh nghiệp có thể thu thêm được 20 tỷđồng lợi nhuận trong kỳ bằng cách vi phạm các cam kết. Khoản lợi nhuận tăng thêm khá hấp dẫn để doanh nghiệp lựa chọn chiến lược lừa gạt đối thủ. Tuy nhiên, nếu trò chơi lặp đi, lặp lại nhiều lần, doanh nghiệp sẽ hiểu ngay kết cục dài hạn: một khi nó đã lựa chọn sản xuất với mức sản lượng cao, doanh nghiệp đối thủ sẽ có đủ lý do để không chấp nhận sản xuất ở mức sản lượng thấp nhưđã thỏa thuận. Trong kỳ tiếp theo, doanh nghiệp này cũng sẽ sản xuất ở mức sản lượng cao và lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp chỉ còn 40 tỷđồng. Thay vì triển vọng thu thêm được 20 tỷđồng trong một lần [trong một tháng duy nhất, doanh nghiệp đang có ý định lừa gạt đối thủ sẽđối diện với nguy cơ bị trừng phạt trong dài hạn: mỗi tháng tiếp theo, nó sẽ mất mát 20 tỷđồng lợi nhuận [do lợi nhuận cấu kết 60 tỷđồng sẽ giảm xuống còn 40 tỷđồng khi sự cấu kết mất đi và đối thủđã kịp nâng sản lượng lên mức cao]. Cân nhắc về lợi ích dài hạn này có thể khiến doanh nghiệp bỏ qua sự cám dỗ của việc thu thêm 20 tỷđồng một lần nhờ vi phạm thỏa thuận. Rõ ràng, trong trường hợp trò chơi lặp đi, lặp lại nhiều lần, sự cấu kết có khả năng được duy trì. Sự trừng phạt hay trảđũa của đối thủ khi mỗi doanh nghiệp vi phạm các thỏa thuận sẽ khuyến khích chúng có tinh thần hợp tác với nhau hơn.

* So sánh thị trường độc quyền nhóm, thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp đều quyết định sản lượng theo nguyên tắc làm cho giá cả bằng chi phí biên. Nếu các điều kiện về chi phí và nhu cầu tương tự nhau, sản lượng cân bằng của thị trường này sẽ cao hơn sản lượng của nhà độc quyền, trong khi giá cảđược hình thành trên cơ sở cạnh tranh hoàn hảo lại thấp hơn mức giá độc quyền. Cũng một thị trường như vậy, nếu là thị trường độc quyền nhóm, kết cục của thị trường chỉ giống trường hợp độc quyền nếu các doanh nghiệp cấu kết được với nhau để hành động thống nhất dưới danh nghĩa một cacten. Cacten lựa chọn tổng sản lượng như sản lượng của một nhà độc quyền duy nhất, đồng thời phân bổ sản lượng này cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải cam kết sản xuất theo mức sản lượng được phân bổđể duy trì lợi nhuận độc quyền chung. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp độc quyền nhóm cạnh tranh với nhau nhằm tối đa hóa lợi nhuận riêng của mình, chúng có xu hướng sản xuất cao hơn mức sản lượng được phân bổ. Giá cả mà mỗi doanh nghiệp định ra trong trường hợp này cũng thấp hơn mức giá cấu kết. Kết cục thị trường trong trường hợp các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, trong đó mỗi doanh nghiệp đều theo đuổi chiến lược trội của mình, vẫn xác lập nên một trạng thái cân bằng nào đó. Chẳng hạn, về mặt sản lượng, khi thấy đối thủ chọn mức sản lượng thấp [ví dụ như mức sản lượng cấu kết], doanh nghiệp độc quyền nhóm sẽ chọn mức sản lượng cao thích hợp nào đó để tối đa hóa lợi nhuận riêng. Tuy nhiên, khi đối thủ cũng chọn mức sản lượng cao, như chúng ta thường thấy trong các ví dụở trên, doanh nghiệp thứ nhất không vì thế mà quay lại mức sản lượng thấp ban đầu, trừ phi thỏa thuận có tính chất cấu kết lại được khôi phục. Đương nhiên, trong thế cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp đều phải lựa chọn sản lượng tối ưu cho mình trên cơ sở dựđoán hoặc biết mức sản lượng mà đối thủ lựa chọn. Trong sự tương tác lẫn nhau đó, thị trường vẫn có thểđi đến một kết cục cân bằng, tức là một kết cục mà mỗi doanh nghiệp đều đã lựa chọn được sản lượng tốt nhất cho riêng mình theo mức sản lượng lựa chọn của đối thủ, đồng thời chúng đều không muốn thay đổi các mức sản lượng này. Điều mà chúng ta nói về sản lượng thật ra là đại diện cho cả những lựa chọn quyết định khác [giá cả, mức quảng cáo].

Như vậy, ở trạng thái cân bằng của thị trường độc quyền nhóm, sản lượng của ngành sẽ cao hơn sản lượng độc quyền [sản lượng cấu kết] vì các doanh nghiệp đều có xu hướng tăng sản lượng để mở rộng thị phần và theo đuổi một mức lợi nhuận riêng cao hơn. Khi tất cả các doanh nghiệp đều làm như vậy, giá cả sẽ giảm [so với mức giá cấu kết], tổng lợi nhuận sẽ không được tối đa hóa.

Trạng thái cân bằng trên thị trường độc quyền nhóm, khi các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau vì động cơ cá nhân, cũng không phải là một kết cục giống như thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Là một người có quyền lực thị trường, hoạt động trên một thị trường chỉ có một nhóm nhỏ các doanh nghiệp, nhà sản xuất độc quyền nhóm sẽ không tăng sản lượng đến mức làm cho giá cả bằng chi phi biên [vì như vậy, doanh thu biên sẽ nhỏ hơn chi phí biên, mức sản lượng của doanh nghiệp sẽ không phải là tối ưu]. Như thế, so với kết cục cân bằng trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản lượng của các doanh nghiệp độc quyền nhóm sẽ thấp hơn, do đó, mức giá tương ứng sẽ cao hơn.

Khi số lượng doanh nghiệp trên thị trường độc quyền nhóm tăng lên, thỏa thuận giữa chúng để thiết lập một cacten độc quyền trở nên khó khăn hơn [do chi phí giao dịch đểđi đến thỏa thuận chung và duy trì hiệu lực của nó tăng lên]. Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ lớn hơn. Trong trường hợp các doanh nghiệp không cấu kết được với nhau, mỗi doanh nghiệp phải tự mình ra quyết định về sản lượng và giá cả một cách riêng rẽ. Khi cân nhắc xem có nên sản xuất thêm một đơn vị sản lượng, trong trường hợp mức giá còn cao hơn chi phí biên, doanh nghiệp sẽ thận trọng xem xét ảnh hưởng của việc tăng sản lượng này. Như chúng ta đã biết, khi doanh nghiệp sản xuất thêm đơn vị sản lượng thứ [q + 1], doanh thu biên nó thu thêm được là: MR[q+1] = q.[Pq+1 Pq] + Pq+1. Phần lợi nhuận mà nó có thể thu thêm được do sự chênh lệch giữa giá [Pq+1] và chi phí biên [MCq+1] cần phải được so sánh với phần mất mát về lợi nhuận do giá giảm [thể hiện bằng đại lượng q.[Pq+1 Pq], trong đó Pq+1

Chủ Đề