Trò chơi bé tham gia giao thông

Luật chơi:

  • Khi nghe thấy tiếng còi kêu: "bim, bim" trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường.

Cách chơi:

  • Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm.
  • Giáo viên hướng dẫn quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè.
  • Giáo viên hướng dẫn cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái "ô tô", trẻ giả làm "chim sẻ".
  • Các con "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn.
  • Giáo viên hướng dẫn giả tiếng ô tô kêu "bim bim" và chạy đến.
  • Chim sẻ [trẻ chơi] phải nhanh chân bay [chạy] nhanh lên các vòm cây bên đường [ra ngoài lằn kẻ đường chạy ô tô].
  • Kho "ô tô" đã chạy qua rồi, "chim sẻ" lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn.
  • Sau khi trẻ đã chơi quen, giáo viên hướng dẫn chọn khoảng hai em nhanh nhẹn làm "ô tô".

Chú ý: Để trẻ không bị luống cuống khi né tránh, giáo viên hướng dẫn cần phải kêu "bim bim" cho to và chạy chầm chậm khi đến gần bên trẻ.Giáo viên hướng dẫn cần phải nhắc nhở các em không được xô đẩy nhau trong khi chơi.Để cho trò chơi vui nhộn, khi trẻ nhảy khoảng 30 giây thì ô tô nên xuất hiện và kêu "bim bim".

2. Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ [trò chơi làm theo tín hiệu đèn]
Chuẩn bị:

  • Ba thẻ tín hiệu đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng. Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng.

Luật chơi:

  • Trẻ phải mô phỏng đúng động tác của các phương tiện giao thông, chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu, ai sai phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi

  • Cô nói: "Ô tô xuất phát", trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu "Bim bim ..." và chạy chậm.
  • Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại.
  • Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.
  • Cô nói tiếp: "Máy bay cất cánh", trẻ dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng ngừoi làm máy bay bay, mỉệng kêu "Ù ù..." và chạy nhanh.
  • Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay.
  • Cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ chậm lại.
  • Cô nói "Máy bay hạ cánh", đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại.
  • Cô nói tiếp: "Thuyền ra khơi", trẻ ngồi nhanh xuống, hai tay làm động tác chèo thuyền.
  • Cô nói "Thuyền về bến", đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại và đứng dậy.
  • Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chèo thuyền.
  • Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, trẻ phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng.
  • Khi trẻ đã nắm được cách chơi, cho trẻ tự điều khiển trò chơi.

3. Trò chơi Thuyền vào bến
Luật chơi:

  • Tìm bến có màu giống thuyền của mình. Thuyền phải vào đúng bến khi có hiệu lệnh.

Chuẩn bị:

  • Để trẻ quen với màu sắc, giáo viên cần chuẩn bị:
  • Gấp cho mỗi trẻ 1 chiếc thuyền với các màu sắc khác nhau.
  • Làm cờ hoặc chấm tròn [có các màu giống với thuyền] và quy định đó là bến.
  • Trò chơi có thể tổ chức ngoài trời hoặc trong phòng rộng.

Giáo viên hướng dẫn giải thích cách chơi:

  • “Mỗi bé cầm một chiếc thuyền để ra khơi đánh cá, nghĩa là các bé đi dạo trong sân chơi.Các bé làm động tác chèo thuyền hoặc làm động tác thuyền vượt sóng. Khi nghe hiệu lệnh : “Trời sắp có bão to” thì các bé nhanh chóng đem thuyền về bến. Thuyền nào có màu nào thì tìm về bến có màu cờ ấy. Ai tìm về bến khác màu là thua cuộc”

Chú ý: Để trò chơi bớt nhàm chán và để trẻ tập nhận biết nhiều màu khác nhau,giáo viên hướng dẫn nên đổi chỗ các bến và các bé đổi thuyền cho nhau. Nhiều thuyền có thể ở chung 1 bến. Vì vậy các bé có thuyền cùng màu sẽ tìm về 1 bến giống nhau. Như thế các bến phả cách nhau 1 khoảng vừa đủ cho các bé đứng chung quanh.

Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non là rất cần thiết. Lưu ngay các cách giáo dục ATGT hiệu quả sau để trẻ biết cách tham gia giao thông an toàn hơn.Bạn đang đọc: Trò chơi về an toàn giao thông

Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non vô cùng quan trọng vừa giúp trẻ tự bảo vệ mình vừa giúp đỡ người khác. Tuy nhiên để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non hiệu quả nhất thì không phải ba mẹ nào cũng biết, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho ba mẹ.

Bạn đang xem: Trò chơi giao thông cho trẻ mầm non

1. Vai trò của giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non

Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là cung cấp các kiến thức, kỹ năng giúp trẻ có những hiểu biết thiết thực về luật lệ ATGT. Trẻ sẽ nắm vững những luật lệ cơ bản khi đi đường như phải đi bộ trên vỉa hè, tham gia giao thông bên tay phải và tuân theo tín hiệu xanh, đỏ, vàng của đèn giao thông ở ngã tư đường phố.

Trẻ sẽ hình thành những thói quen tốt khi tham gia giao thông, biết phê phán, không đồng tình với những hành vi không đúng khi tham gia giao thông. Từ đó, trẻ cũng sống có quy tắc, kỷ luật hơn, làm nền tảng trở thành người tuân thủ pháp luật sau này.



Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non là việc vô cùng quan trọng

2. Cách giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non

Để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non, ba mẹ cần kết hợp nhiều phương pháp. Ở độ tuổi nào trẻ cũng có thể học tập và có nhu cầu học tập. Ba mẹ có thể tham khảo những cách giáo dục sau:

2.1 Cho trẻ làm quen với một số phương tiện giao thông quen thuộc

Cho trẻ nhận biết, làm quen một số phương tiện giao thông quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày là một trong những phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non hiệu quả.

Mục tiêu hướng tới

Trẻ biết gọi tên, nắm được những điểm đặc trưng của các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Trẻ có thể phân loại phương tiện giao thông theo môi trường hoạt động, theo công dụng và ích lợi.

Hướng dẫn phương pháp

Ba mẹ tổ chức một số trò chơi hoặc cho trẻ quan sát phương tiện của gia đình [xe máy, xe đạp, ô tô]... hoặc thông qua video, tranh ảnh. Điều này sẽ giúp trẻ làm quen với các phương tiện giao thông dễ nhất.

Ví dụ: Ba mẹ tổ chức trò chơi: “Mắt ai tinh hơn”:

Chuẩn bị: Ba mẹ chuẩn bị tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông trên đường.

Cách chơi: Trẻ quan sát thật nhanh và tìm ra các loại phương tiện không giống các phương tiện khác trong nhóm.

Luật chơi: Trẻ trả lời khi ba mẹ đã xếp ra tất cả các phương tiện, giải thích vì sao phương tiện đó không giống với các phương tiện còn lại.



Ba mẹ dùng tranh ảnh để hướng dẫn bé các phương tiện tham gia giao thông

2.2 Cho trẻ làm quen với tín hiệu đèn giao thông

Mục tiêu hướng tới

> Trẻ nhận biết và gọi tên các tín hiệu đèn giao thông: Đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh.

Xem thêm: Nàng Tiên Cá Nhỏ + Nàng Bạch Tuyết, Truyện Cổ Tích Cho Bé: Nàng Tiên Cá

> Trẻ gọi tên và chỉ được đặc điểm nổi bật, tác dụng của tín hiệu đèn: Đèn vàng đi chậm lại, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi nhanh,…]

> Giáo dục trẻ biết đi đường cùng với ba mẹ, đến ngã tư có đèn báo hiệu phải dừng lại.



Hướng dẫn trẻ làm quen với tín hiệu giao thông

Hướng dẫn phương pháp

Ba mẹ có thể phân tích cho bé từng màu sắc trên tín hiệu đèn giao thông. Với mỗi màu sắc sẽ thể hiện một hiệu lệnh riêng.

Ngoài ra, ba mẹ có thể dạy bé bài thơ về đèn giao thông để bé nhanh nắm bắt thông tin hơn. Ba mẹ đọc to bài thơ và hướng dẫn bé đọc theo, sau đó phân tích các đèn giao thông để bé hiểu.

Bài thơ Đèn giao thông

Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng

Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông

Đi đường bé nhớ nghe không!

Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi

Đèn vàng đi chậm lại thôi,

Đèn đỏ dừng lại, kẻo rồi đâm nhau

Bé ngoan, bé nhớ làu làu

Xanh: đi, đỏ: phải dừng mau đúng rồi

2.3 Cho trẻ tham gia trải nghiệm về ATGT tại nơi mình sống

Phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non này có tác dụng vô cùng hiệu quả. Trẻ được ba mẹ đưa đi trải nghiệm trực tiếp.

Cách giáo dục trẻ đạt được mục tiêu trải nghiệm này vô cùng đơn giản. Trên đường đi học, đi chơi, ba mẹ kết hợp hướng dẫn trẻ lý thuyết cũng như thực hành để tham gia giao thông an toàn. Những tình huống tham gia giao thông không an toàn trong thực tế cũng giúp bé tự ý thức để tránh. Ví dụ: Không được tự ý chạy ra đường, không được vượt đèn đỏ, không được đi xuống lòng đường...

2.4 Khuyến khích trẻ vẽ tranh về ATGT

Vẽ tranh vừa giúp trẻ rèn luyện thị giác, tăng khả năng quan sát thế giới xung quanh vừa giúp trẻ lưu trữ những thông tin về sự vật, hiện tượng. Với chủ đề ATGT, thông qua tranh bé thể hiện lại những gì bé học được…. Những bức tranh về ATGT của trẻ thường rất sinh động. Trẻ vẽ lại khung cảnh tham gia giao thông hàng ngày. Với các bé ở nông thôn, đó là cảnh làng quê yên bình, ít phương tiện giao thông nhưng có nhiều con vật qua đường cũng gây tai nạn bất ngờ. Với các bé ở thành phố, đường phố nhộn nhịp, đèn xanh đèn đỏ ở ngã tư, các bé sẽ đi bộ trên vỉa hè và nhờ người lớn đưa qua đường.



Vẽ tranh về ATGT thông trẻ hứng thú hơn với việc học về ATGT

Ba mẹ hãy hướng dẫn bé vẽ tranh theo ý tưởng của bé hoặc cùng vẽ thi với bé… Khuyến khích bé tham gia các cuộc thi vẽ tranh về ATGT tổ chức tại trường hoặc địa phương để trẻ tự nâng cao ý thức học hỏi và hào hứng tham gia giao thông an toàn.

Trên đây là cách giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non mà ba mẹ có thể tham khảo. Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non không khó. Tuy nhiên, ba mẹ cần kiên nhẫn, hướng dẫn trẻ nhẹ nhàng, tỉ mỉ, khơi gợi ý thích từ trong tiềm năng của trẻ. ba mẹ đừng cấm trẻ tham gia giao thông, hãy giáo dục để trẻ tham gia giao thông an toàn, tuân thủ theo quy định pháp luật.

Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án - phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể đăng ký cho bé ngay tại form dưới đây.

Video liên quan

Chủ Đề