Trẻ bị nấm miệng bôi thuốc gì

Nấm miệng ở trẻ bôi thuốc gì?

Thứ Tư ngày 08/06/2022

  • Nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi và một số cách điều trị hiệu quả
  • Nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa nấm miệng ở trẻ
  • Nấm miệng ở trẻ có lây không?

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý răng miệng thường gặp nhất. Khi con trẻ bị nấm miệng không ít các bậc làm cha mẹ luôn lo lắng. Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho cha mẹ những thông tin hữu ích cũng như giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc “Nấm miệng ở trẻ bôi thuốc gì?”

Nấm miệng ở trẻ được biết là bệnh do chủng nấm candida gây ra và nhanh chóng phát triển quá mức. Nấm có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng của trẻ hoặc một số cơ quan khác trong cơ thể. Khi thấy lưỡi trẻ xuất hiện những đốm hoặc mảng màu trắng trông rất giống cặn sữa nhưng rất khó làm sạch thì đó là dấu hiệu của trẻ bị nhiễm nấm miệng.

Không chỉ lưỡi, những mảng trắng thậm chí còn xuất hiện ở má trong, vòm miệng, nướu răng, vùng amidan hoặc sau cổ họng. Các mảng màu trắng này bám rất chắc và khó lấy sạch đi, thậm chí có thể chảy máu khi mẹ cố gắng làm sạch chúng.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nấm miệng tuy không quá nguy hiểm nếu như cha mẹ phát hiện sớm và có cách xử lý, khắc phục nhanh chóng nhằm hạn chế những nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm không mong muốn. Khi bị nấm miệng, trẻ có khả năng mất vị giác, bú kém do mất cảm giác ngon miệng hoặc một số trường hợp có thể bỏ bú, quấy khóc… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Không những thế, trẻ sơ sinh bị nấm miệng là đối tượng khó chịu hơn ai cả. Trong trường hợp nấm miệng tiến triển nặng, có thể lan vào thực quản gây ra nhiễm trùng thực quản, ảnh hướng đến sự phát triển tinh thần lẫn thể chất của trẻ.

Nấm miệngkhông quá nguy hiểm

Điều trị khi trẻ bị nấm miệng

Nấm miệng ở trẻrất thường gặp và không quá nguy hiểm nếu như cha mẹ biết cách nhận biết và xử lý. Biện pháp đầu tiên mà cha mẹ cần làm là luôn giữ vệ sinh khoang miệng cho trẻ và có thể điều trị hiệu quả tại chỗ bằng thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, nấm miệng ở trẻ rất dễ tái phát. Do đó, nếu cha mẹ không có biện pháp xử trí dứt diểm cũng như phòng tránh đúng cách, việc con bị nấm miệng tái phát là chuyện rất thường gặp.

Một số vấn đề quan trọng nữa là khi sử dụng những loại thuốc kháng nấm, để phù hợp và an toàn cho trẻ thì cha mẹ nên nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tùy ý mua thuốc điều trị nấm để bôi lên khoang miệng của trẻ. Không những thế, rất nhiều ba mẹ vì quá nôn nóng nên lạm dụng nước muối sinh lý và mật ong, dùng bông thấm nước muối sinh lý hoặc mật ong rồi lau và cạo những mảng trắng khiến lưỡi của trẻ bị ngộ độc và tổn thương nặng nề.

Dưới đây là những loại thuốc bôi thường được các bác sĩ chỉ định cho việc sử dụng với mục đích kháng nấm miệng ở trẻ mà các mẹ có thể tham khảo. Cách thực hiện, liều và lượng dùng tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng nhiễm bệnh của trẻ. Do đó, các cha mẹ nên trao đổi thật kĩ với bác sĩ và áp dụng cho các bé yêu của mình nhé!

Nấm miệng ở trẻ bôi thuốc gì?

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh rất phổ biến đồng thời cách điều trị bệnh cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, nấm miệng rất dễ tái phát nếu không sử dụng đúng thuốc cũng như đủ liệu trình. Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trường hợp nấm miệng tái đi tái lại, làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu và sụt cân dẫn đến nhiều nguy cơ gây còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển thể chất sau này.

Những loại thuốc trị nấm miệng ở trẻ sơ sinhđược chỉ định dùng tùy thuộc vào tình trạng nhiễm nấm của mỗi trẻ. Dưới đây là những loại thuốc bôi hoặc rơ lưỡi hỗ trợ điều trị nấm miệng ở trẻ mà bạn đọc có thể tham khảo.

Thuốc bôi hoặc rơ lưỡi điều trị nấm miệng ở trẻ Nystatin

Thuốc bôi Nystatin có tác dụng tại chỗ, thuộc nhóm thuốc chống nấm polyen có tác dụng kìm hãm vi khuẩn, diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt nấm ở niêm mạc miệng, lưỡi của trẻ.

Thuốc bôi Nystatin ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt nấm

Cách dùng: Pha thuốc với khoảng 4 thìa nước đun sôi để nguội, sau đó dùng gạc bôi thuốc và rơ lưỡi cho bé. Sau khi bôi khoảng 20 phút có thể cho bé ăn hoặc bú để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Liều dùng: Đối với trẻ sơ sinh: Sử dụng ½ gói 1g cho mỗi lần và nên sử dụng 2 lần mỗi ngày. Lưu ý: Trong trường hợp trẻ bị nhiễm nấm nặng, mẹ có thể rơ lưỡi cho bé 3 đến 4 lần mỗi ngày giúp bé nhanh chóng hồi phục.

Những dụng không mong muốn: Đối với một số trẻ dị ứng với các thành phần của thuốc.

Thuốc bôi điều trị nấm miệng ở trẻ Miconazole

Miconazole có tác dụng ngăn nấm phát triển và tiêu diệt nấm. Miconazole thuộc nhóm thuốc chống nấm miệng imidazole. Được biết đến bởi các hoạt tính kháng nấm mạnh hơn so với Nystatin.

Tác dụng không mong muốn của thuốc bôi đối với trẻ sơ sinh: Có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy…

Tùy thuộc vào tháng tuổi cũng như mức độ nghiêm trọng, mức độ nhiễm trùng, liều và lượng dùng đối với trẻ sơ sinh nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, khi thấy kích ứng nào đó xảy ra với trẻ, mẹ nên dừng ngay việc dùng thuốc và cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Thuốc bôi điều trị nấm miệng ở trẻ Miconazole

Những lưu ý khi dùng thuốc trị nấm miệng ở trẻ

Dưới đây là một số lưu ý cho các mẹ khi chăm sóc bé bị nấm miệng:

  • Không được tự ý dùng thuốc bừa bãi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ.
  • Không được sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Tuyệt đối không cố gắng lấy những chấm trắng, mảng nấm trắng lên lưỡi và miệng trẻ. Nếu dùng lực quá mạnh, có thể gây tổn thương vùng niêm mạc nơi nấm kí sinh ở miệng của trẻ.
  • Khi trẻ bị bệnh, nên hạn chế cho trẻ bú bình, hạn chế dùng ti giả… vì núm vú giả có thể là nơi cư trú lí tưởng của vi nấm, gây nên tình trạng nấm tái đi tái lại mãi không khỏi.
  • Sau khi điều trị dứt điểm, không nên ngừng thuốc ngay mà nên cho bé sử dụng thêm 2 ngày nhằm tránh tình trạng nấm tái phát.
  • Việc chỉ sử dụng thuốc điều trị vẫn là chưa đủ trong quá trình trị nấm. Mẹ cần kết hợp việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Sau 1 đến 2 tuần điều trị, nếu tình trạng nấm không có dấu hiệu khỏi, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để đưa ra những lời khuyên và hướng điều trị phù hợp nhất.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • nấm miệng
  • nấm miệng ở trẻ

Trẻ bị nấm lưỡi, miệng là vấn đề sức khỏe rất thường gặp, nhất là với trẻ dưới 1 tuổi. Nấm ở lưỡi, miệng không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài sẽ làm trẻ khó chịu, quấy khóc, gây khó ăn trong ăn uống.

1. Trẻ bị nấm lưỡi, miệng nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng nấm ở lưỡi, miệng của trẻ là do một loại nấm có tên Candida albicans. Khi cơ thể khỏe mạnh, loại nấm này sẽ chung sống hòa bình với cơ thể. Nếu gặp các yếu tố thuận lợi như sức đề kháng trẻ yếu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày,... thì chúng sẽ phát triển và gây hại.

Trẻ bị nấm lưỡi, miệng là vấn đề sức khỏe rất thường gặp

Một số các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ nấm lưỡi, miệng ở trẻ là:

Mẹ bị nhiễm nấm sinh dục

Bé có thể bị nhiễm nấm từ mẹ trong quá trình sinh nở nếu người mẹ bị nấm sinh dục và chưa được điều trị triệt để.

Hệ thống miễn dịch của trẻ kém

Do hệ thống miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, yếu nên trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi rất dễ bị nấm, đặc biệt là ở lưỡi và miệng. Đối tượng có nguy cơ mắc nấm miệng cao hơn là trẻ sinh nhẹ cân, sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trẻ sử dụng kháng sinh sai cách

Khi sử dụng kháng sinh dài ngày, sai cách có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh, từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như miệng trẻ không được vệ sinh thường xuyên, đúng cách, miệng; bé ngậm bú các dụng cụ như ti giả, núm ti,... bị nhiễm nấm cũng sẽ khiến trẻ mắc bệnh.

Khi sử dụng kháng sinh dài ngày, sai cách cũng có thể dẫn đến nấm miệng

2. Hướng dẫn cha mẹ nhận biết triệu chứng nấm miệng điển hình ở trẻ

Thường nấm miệng không gây đau đớn mà chỉ ngứa ngáy, nhưng cũng khiến trẻ khó chịu và gặp khó khăn hơn trong ăn uống. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nấm lưỡi, miệng điển hình:

  • Lưỡi, miệng của trẻ xuất hiện các đốm trắng nhỏ. Đốm trắng này có thể xuất hiện cả ở vòm họng, môi, hai bên trong má.

  • Đốm trắng khó làm sạch, nếu làm sạch sẽ thấy đốm chuyển thành màu đỏ.

Ngoài ra, trẻ có thể có các dấu hiệu khác như bỏ bú, lười ăn, quấy khóc, không chịu cho vệ sinh miệng,... Nếu không được điều trị kịp thời, nấm miệng sẽ lan rộng ra vùng khác như thực quản, khí quản, từ đó gây viêm phổi hoặc tiêu chảy cho trẻ.

3. Phương pháp điều trị nấm miệng hiệu quả

Tuy là bệnh lý thường gặp và khá lành tính, tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên tự ý sử dụng thuốc khi trẻ bị nấm lưỡi miệng mà nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám, tư vấn điều trị đúng cách.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị nấm phù hợp với từng đối tượng trẻ khác nhau. Các loại thuốc thường sử dụng là:

  • Kem Miconazole: đây là một loại thuốc kháng nấm, được dùng cho trẻ từ 4 tháng đến 2 tuổi.

  • Dung dịch Nystatin: dung dịch này dùng để rơ lưỡi cho bé khoảng 4 lần/ngày và dùng tối thiểu 7 ngày.

  • Itraconazole, Amphotericin B: đây là hai loại thuốc kháng nấm mạnh hơn, được chỉ định trong các trường hợp nặng.

Khi trẻ bị nấm lưỡi miệng nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám, tư vấn điều trị đúng cách

3. Những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần nắm được cách chăm sóc trẻ đúng để đem lại hiệu quả điều trị cao hơn cũng như tránh các biến chứng nguy hại. Cụ thể, cha mẹ cần chú ý các vấn đề sau:

3.1. Chăm sóc trẻ bị nấm ở lưỡi, miệng

Cha mẹ cần chú ý:

  • Khi bôi thuốc hoặc vệ sinh miệng cho trẻ cần rửa tay thật kỹ.

  • Không hôn lên miệng của trẻ.

  • Vệ sinh ngực của mẹ sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ bú.

  • Các vật dụng sinh hoạt của bé như bình sữa, núm ti giả, bát ăn, đồ chơi cần giữ vệ sinh sạch sẽ.

3.2. Rơ miệng đúng cách

Rơ miệng đúng cách sẽ khiến trẻ ít khó chịu, quấy khóc cũng như làm sạch nấm hiệu quả. Khi rơ miệng, mẹ cần chú ý:

  • Vì rơ miệng rất dễ khiến trẻ buồn nôn, do đó nên tiến hành lúc đói, dạ dày của bé rỗng để tránh nôn.

  • Vệ sinh tay thật sạch trước khi rơ miệng.

  • Khi rơ thuốc, nếu nấm xuất hiện ở nhiều vị trí, tốt nhất rơ theo thứ tự như sau: hai bên má, các vùng khác ở vòm miệng và rơ lưỡi cuối cùng. Nên rơ từ ngoài vào trong sẽ giúp trẻ giảm cảm giác buồn nôn.

3.3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nấm lưỡi

Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp nâng cao sức để kháng cho trẻ, từ đó giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Những thực phẩm trẻ bị nấm miệng không nên ăn

Trẻ bị nấm miệng nên kiêng các thực phẩm sau:

Thực phẩm nhiều đường

Đường là nguồn thức ăn rất yêu thích của nấm Candida nên việc ăn quá nhiều thức ăn có chứa đường sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh mẽ hơn. Một số thực phẩm nhiều đường cần hạn chế là bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy,...

Trẻ bị nấm lưỡi không nên ăn thức ăn nhiều đường

Hải sản

Những thực phẩm như tôm, cua, ghẹ,... dễ gây dị ứng cho cơ thể, khiến triệu chứng ngứa ngáy do nấm gây ra càng nặng nề hơn.

Đồ ăn cay nóng

Những đồ ăn cay nóng như tỏi, hành, ớt,... sẽ làm các vết loét ở miệng trầm trọng hơn. Ngoài ra, các thực phẩm này khiến cơ thể cảm thấy nóng bức hơn, tăng cảm giác ngứa ngáy và làm giảm hoạt động của gan, thận.

Những thực phẩm trẻ nên ăn khi bị nấm miệng

Cha mẹ nên bổ sung những thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày của trẻ để nấm miệng nhanh chóng được cải thiện.

Sữa chua

Sữa chua cung cấp nguồn lợi khuẩn dồi dào, giúp khôi phục sự cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng hiệu quả, từ đó kìm hãm sự phát triển của nấm.

Thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày của trẻ để nâng cao đề kháng

Vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể của trẻ hiệu quả, giúp chống chọi lại bệnh tật hiệu quả, đặc biệt là nấm miệng. Các loại thực phẩm giàu vitamin C là rau ngót, chanh tươi, cam, quýt,...

Mục tiêu khi điều trị nấm lưỡi, miệng là kìm hãm, ngăn chặn sự lây lan của nấm. Tuy nhiên, để tìm được cách điều trị tốt nhất, hạn chế tái phát cần căn cứ vào độ tuổi của từng trẻ cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, đặc biệt là bệnh nấm lưỡi, miệng.

Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, giàu kinh nghiệm, thường xuyên được tập huấn trong và ngoài nước sẽ giúp trẻ có phác đồ điều trị tối ưu, hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề