Top giá ván ép gỗ dán năm 2022

Ván ép là loại ván làm từ gỗ tự nhiên, có bề mặt láng nhẵn. Ván được tạo bởi nhiều lớp ván bóc mỏng có kích thước bằng nhau, các lớp ván này xếp chồng lên tạo thành tấm gỗ dày có kích thước tiêu chuẩn. Các lớp gỗ được kết dính với nhau bằng một loại keo chuyên dụng. Tùy theo quy cách sản xuất và chất lượng sản phẩm, ván ép sẽ sử dụng các loại gỗ tự nhiên và keo dán khác nhau.

Tùy theo nhu cầu sử dụng, các loại gỗ tự nhiên được chọn để sản xuất gỗ ván ép như: 

+ Ván ép gỗ mềm: Làm từ loại gỗ như gỗ thông radiata và bạch dương.

+ Ván ép gỗ cứng: Làm từ những loại gỗ như meranti,trám trắng, trám vàng, gỗ bulo.

+ Ván ép sử dụng cho đồ ngoại thất thường làm bằng gỗ keo phenol formaldehyde hay gỗ keo melamin urea formaldehyde.

+ Trong khi đó ván ép dùng cho hàng nội thất thường dùng gỗ keo có giá thành thấp hơn như gỗ keo urea formaldehyde.

1.2. Phân loại ván ép

Hiện nay, thị trường Việt Nam có 4 loại ván ép phổ biến: 

  • Ván MDF
  • Ván MFC
  • Ván Plywood 
  • Ván phủ Veneer.

*MDF [Medium Density Fiberboard]

MDF là loại ván được sản xuất từ gỗ nhân tạo. Thành phần chính bao gồm bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ. Ván ép MDF có độ bền cơ học cao, kích thước lớn, thường được sử dụng chủ yếu trong sản xuất đồ nội thất, xây dựng, chế biến gỗ và các lĩnh vực khác.

Một số ưu điểm của ván ép MDF có thể kể qua như bề mặt phẳng, nhẵn, ít cong vênh. Ván khó bị mối mọt hơn so với ván làm từ gỗ tự nhiên. Giá thành vật liệu rẻ nên có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.

Quy trình sản xuất ván ép MDF bằng phương pháp khô như sau:

Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu gỗ → Băm dăm → Sàng dăm → Rửa dăm → Hấp dăm → Nghiền sợi [trộn keo] → Sấy sợi → Trải thảm → Ép sơ bộ → Cắt tấm → Ép nhiệt → Xử lý kích thước, bề mặt ván [rọc cạnh, đánh nhẵn bề mặt ván] → Đóng gói và nhập kho.

Tỷ trọng trộn nguyên liệu sẽ được tùy chỉnh phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng và độ dày của ván. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay, Ván gỗ MDF được chia thành 3 loại chính: Loại trơn, chịu nước và melamine.

*MFC [Melamine Faced Chipboard]

MFC còn có tên gọi khác là ván dăm phủ Melamine. Hiện nay, đây là một loại ván gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực nội thất. Ván ép MFC có 2 thành phần chính là cốt ván dăm và giấy trang trí nhúng keo Melamine phủ bên ngoài.

Ưu điểm ván ép MFC: Ván có tính ứng dụng cao trong thiết kế về nội thất, màu sắc và vân gỗ Melamine đa dạng, có tính thẩm mỹ cao, độ bền màu tốt, giá thành rẻ hơn ván MDF và Veneer. Loại ván này được sử dụng nhiều cho các đồ nội thất trong văn phòng, nhà ở, trường học, bệnh viện...

Quy trình sản xuất ván ép MFC: 

Thu hoạch gỗ → Băm nhỏ thân gỗ → Sấy nhiệt độ cao → Sàng lọc dăm gỗ → Trộn dăm gỗ với keo và các chất kết dính → Tạo hình → Tiếp tục ép với nhiệt độ, áp suất cao → Xén cạnh, mài nhẵn → Kiểm tra chất lượng thành phẩm → Ép Melamine.

*Ván ép Plywood

Ván ép Plywood được làm từ nhiều lớp gỗ kết dính với nhau bằng keo Phenol Formaldehyde.

Ưu điểm của ván ép Plywood: Ván có độ bền cao, cứng, hạn chế được tình trạng cong vênh, co rút hay xoắn trong quá trình sử dụng.

Quy trình sản xuất ván ép Plywood: 

Tách vỏ gỗ và tách thành tấm → Sấy khô và phân loại → Ráp nối các tấm → Liên kết → Ép ván → Xử lý bề mặt.

Ván ép Plywood có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như đồ dùng nội thất nhà ở, nội thất văn phòng, cốp pha trong xây dựng…

*Ván phủ Veneer

Ván phủ Veneer là ván gỗ công nghiệp  gồm có 2 thành phần chính là cốt gỗ và tấm phủ gỗ Veneer [hay còn gọi là ván lạng]. Veneer được lát mỏng từ cây gỗ tự nhiên, có độ dày từ chưa đến 1mm [khoảng độ 0.3 - 0.6mm]. 

Các loại gỗ được lạng làm Veneer thường là gỗ Keo, Bạch Đàn, Cao Su ngoài ra còn các loại gỗ ngoại như Sồi [Oak], Óc chó [Walnut], Tần bì [Ash]. Dẻ gai [Beech] hay gỗ Phong Vàng [Birch],... Veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như ván MDF, ván HDF, gỗ ghép thanh [finger Joint] hay gỗ ván dăm,… để làm ra một tấm ván phủ hoàn chỉnh. 'Sản phẩm này thường được sử dụng cho đồ nội thất.

Quy trình làm ván phủ veneer: Dùng một lớp ván, thường là MDF, ván ép, hoặc Okal dày 3mm → Tráng keo trên bề mặt lớp nền → Dán tấm Veneer lên lớp nền đã phủ keo → Ép tấm này lại bằng máy đến khi dính và phẳng mặt → Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt Veneer láng đẹp.

1.3. Ứng dụng của Ván ép xuất khẩu

Ngày nay, các sản phẩm làm từ ván ép được đánh giá cao về chất lượng và tính thẩm mỹ. Sản phẩm này khắc phục được một số khuyết điểm của gỗ tự nhiên như màu sắc bền đẹp, hạn chế mối mọt. Hầu hết các đồ dùng nội thất trong trường học, nơi công cộng, văn phòng, gia đình đều được làm từ sản phẩm trên. Ngoài ra, ván ép còn được ứng dụng vào các lĩnh vực như:

*Lĩnh vực xây dựng: Sử dụng làm cốp pha thay thế cho các loại cốp pha truyền thống. Với ứng dụng này, ván ép phải là loại có khả năng chịu nước tốt, cho phép sử dụng được ngoài trời và tái sử dụng được nhiều lần.

*Trong lĩnh vực thiết kế kế nội – ngoại thất: Ván ép được sử dụng để làm các vật dụng trong nhà, như bàn ghế, giường, tủ, kệ, vách ngăn… Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Nhưng vẫn đảm bảo vẻ đẹp và độ bền rất tốt nếu được bảo dưỡng và chăm sóc đúng cách.

* Ván ép hàng hải: Vì sử dụng trong đóng tàu nên yêu cầu loại ván ép này chống thấm nước. Về chất lượng và độ bền thì đây là loại ván ép cao cấp nhất. Tuy nhiên, hạn chế của nó là không mang tính thẩm mỹ cao.

*Ván ép chống cháy: Là một loại ván ép BWR [boiling water-resistant plywood] được xử lý bằng hóa chất chống cháy trong quá trình sản xuất. Nó được sử dụng ở những nơi có nguy cơ cháy cao và được ưa chuộng trong khu phức hợp mua sắm, rạp hát công cộng, nhà bếp nhà hàng.

*Ván ép kiến ​​trúc: Là một trong những sản phẩm phổ biến trong làm khung, dầm, nhà. Nó được xây dựng từ các loại gỗ cứng độc quyền liên kết với nhựa tổng hợp cấp BWP. 

Xem thêm bài viết: Tư vấn thủ tục xuất khẩu gỗ sang thị trường nước ngoài

1.4. Các quy cách ván ép phổ biến

Ván ép thường được sản xuất với kích thước 1200 x 2440mm. Tuy nhiên về sau, kích thước ván ép đã đa dạng hơn để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhiều khách hàng trong thiết kế các sản phẩm nội thất nhà ỏ hay các công trình xây dựng lớn, vừa và nhỏ.

Dưới đây là một số quy cách ván ép thông dụng trên thị trường Việt Nam.

Loại ván Chiều dài Chiều rộng Độ dày
Ván Dăm 2000, 2400, 2440[mm] 1220, 1830[mm] 9, 12, 17, 18, 25[mm]
Ván MDF 2400, 2440 [mm] 220, 1830[mm] 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 [mm]
Ván HDF 2400 [mm] 2000 [mm] Từ 6 – 24 [mm]

2. Mở rộng thị trường xuất khẩu Ván ép gỗ bằng cách nào?

Gỗ ván ép là một trong những sản phẩm tiêu biểu của ngành Chế biến và Xuất khẩu gỗ. Trong 5 năm trở lại đây, ngành gỗ ván ép vẫn tăng trưởng tốt và lớn mạnh. Các khó khăn do dịch bệnh mang lại đang mở ra hướng đi mới và tiềm năng phát triển mạnh cho ngành chế biến gỗ trong nước. Đặc biệt là xuất khẩu ván ép Việt Nam sang các quốc gia khác trên thế giới.  

Thị trường ván ép Việt Nam hiện tại có rất nhiều xưởng sản xuất gỗ ván ép, đa phần là phục vụ mục đích làm hàng bao bì để xuất khẩu đi Nhật Bản hay Hàn Quốc, hoặc gỗ ván ép được phục vụ trong các công trình xây dựng làm cốp pha. 

Năm 2021, giá trị xuất khẩu ván ép Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng cao đạt 14 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2020. Con số này vẫn có xu hướng tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới khi Việt Nam được hưởng lợi từ việc Mỹ áp thuế chống phá giá với mặt hàng gỗ ván ép từ Trung Quốc. 

Ngoài ra, một số thị trường như Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản,... cũng đều là một trong những đối tác chính của sản phẩm gỗ ván ép Việt Nam.

3. Các loại Ván ép Top Cargo hỗ trợ xuất khẩu

Đơn hàng xuất khẩu ván ép sang thị trường Slovenia

Đơn hàng xuất khẩu ván ép sang thị trường Ấn Độ

Đơn hàng xuất khẩu ván ép sang thị trường Singapore

4. Cơ cấu đơn hàng xuất khẩu Ván ép ra thị trường nước ngoài của Top Cargo

Cơ cấu đơn hàng xuất khẩu ván ép tại Top Cargo bao gồm các thông tin mang tính tổng quan thể hiện hình dáng, số lượng, chất liệu, kích thước, hình thức đóng gói, thanh toán... của sản phẩm mà khách hàng nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu. Các thông tin này sẽ thay đổi dựa trên nhu cầu và các sản phẩm khác nhau và bao gồm những nội dung sau:

  • Tên sản phẩm: Ván phủ phim, ván ép, 
  • Nguyên liệu: Làm từ gỗ, lõi gì, bề mặt phủ loại veneer hay sử dụng keo nào?
  • Nhu cầu: Khách dùng để đóng gói công nghiệp hay làm mặt sàn,...
  • Yêu cầu: Tùy vào mục đích sử dụng mà khách yêu cầu ván có thêm các đặc điểm nào đi kèm
  • Số lượng
  • Đóng gói: Thường đóng gói thành kiện để chất lên container
  • Báo giá: Khách hàng muốn báo giá FOB, CNF hay CIF
  • Cảng đến ở đâu
  • Hình thức thanh toán, yêu cầu báo giá: Top Cargo luôn đề nghị khách hàng thanh toán theo hai hình thức TT [đặt cọc 30%] hoặc LC trả ngay để đảm bảo tính an toàn cho nhà sản xuất và nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, yêu cầu báo giá cũng sẽ được đưa ra dựa trên các nhu cầu thực tế của đối tác nước ngoài.

5. Tư vấn xuất khẩu Ván ép tại Top Cargo

Với kinh nghiệm đã và đang hỗ trợ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép thành công ra thị trường nước ngoài, Top Cargo sẽ nhanh chóng giải quyết các vấn đề của khách hàng như: Tiếp cận các khách hàng tiềm năng đang có nhu cầu nhập các mặt hàng ván ép xuất khẩu, kết nối khách hàng với các công ty hỗ trợ trọn gói thủ tục hải quan. Chúng tôi không chỉ giữ vững chất lượng hoàn hảo cho hàng hóa xuất khẩu mà còn tập trung tạo dựng niềm tin từ thị trường nước ngoài đến với Quý công ty.

Top Cargo hy vọng bài viết này có thể giúp quý khách hàng giải đáp mọi thắc mắc về thủ tục tư vấn xuất khẩu ván ép. Nếu còn điều gì thắc mắc, các anh/chị có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:

  • Hotline tư vấn: 0333 802 027
  • Email liên hệ:
  • Fanpage: Top Cargo

Hãy để Top Cargo đem đến cho doanh nghiệp một giải pháp xuất khẩu an tâm và trọn gói để hỗ trợ thương hiệu vươn đến thị trường thế giới dễ dàng hơn.

Topcargo

Video liên quan

Chủ Đề