Thuốc hạ sốt nên uống cách nhau mấy tiếng

Thuốc hạ sốt là cụm từ rất quen thuộc trong đời sống. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu? Thuốc có tác dụng trong bao lâu sau khi uống? Bài viết dưới đây cung cấp tới bạn toàn bộ thông tin hữu ích liên quan tới loại thuốc này, đừng bỏ lỡ nhé!

Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu?

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao [hay sốt] trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này người bệnh cần sử dụng thuốc hạ sốt để cơ thể trở về trạng thái khỏe mạnh. Vậy thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu để vừa hiệu quả, vừa không gây hại tới sức khỏe?

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt đúng thời gian

Thực tế có nhiều loại thuốc hạ sốt và thời gian sử dụng chúng cũng không giống nhau. Thời gian phát huy tác dụng của mỗi loại thuốc hạ sốt là khác nhau. Vì thế tùy theo loại thuốc hạ sốt bạn sử dụng, thời gian uống chúng có thể thay đổi theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thông tin trên bao bì dược phẩm.

Hướng dẫn uống các loại thuốc hạ sốt chi tiết như sau:

Acetaminophen [Paracetamol]

  • Lượng thuốc dùng cho người lớn và trẻ em: 10-15mg/kg cân nặng/lần.
  • Mỗi lần uống thuốc cách nhau 4 – 6 giờ.

Ibuprofen

  • Người lớn: Thuốc dùng mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Trẻ em: Thời gian giữa 2 lần dùng thuốc là 6 – 8 giờ.

Aspirin

  • Người lớn: Mỗi lần sử dụng thuốc cách nhau 4 giờ.
  • Trẻ em: Thuốc không được phép tự ý sử dụng cho trẻ nhỏ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu người bệnh bị sốt trong quá trình điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ thì tuyệt đối không được phép tự ý dùng thuốc hạ sốt. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.

Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

Rất nhiều người lầm tưởng việc uống thuốc hạ sốt sẽ giúp hạ nhiệt cơ thể ngay lập tức, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Thế nhưng đây lại là nhận định vô căn cứ và có phần không chính xác. Thuốc hạ sổ chỉ có thể giúp hạ nhiệt xuống, cơ thể sẽ không cảm thấy khó chịu nữa nhưng chưa thể làm dứt điểm cơn sốt. Do đó, kể cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần theo dõi nhiệt độ cơ thể sau đó.

Thường thì thuốc hạ sốt sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 20-30 phút và kéo dài trong khoảng 120 phút tiếp theo. Để tăng thêm hiệu quả sử dụng thuốc, bạn có thể kết hợp chườm mát để làm dịu nhiệt độ nhanh hơn.

Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không?

Bất kỳ loại thuốc nào dù tốt tới đâu và được đánh giá có độ an toàn cao thì vẫn có thể xảy ra những rủi ro nhất định khi sử dụng, trong đó bao gồm cả thuốc hạ sốt. Nếu khi sử dụng, người bệnh không đọc kỹ hướng dẫn hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc sẽ dẫn tới những hậu quả không mong muốn.

Thêm vào đó, sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại. Do đó không phải cứ lúc nào cơ thể bị sốt là bạn cần uống thuốc ngay. Các chuyên khuyến cáo rằng chỉ khi sốt trên 38 độ thì người bệnh mới nên sử dụng thuốc để tránh bị ngộ độc, đặc biệt là Paracetamol. Đây là loại thuốc chuyên dùng để hạ sốt, chữa cảm cúm và giảm đau. Khi dùng quá nhiều có thể khiến gan bị ngộ độc. Bởi vì khi thuốc chuyển hóa ở gan sẽ phá hủy các tế bào tại cơ quan này gây vàng da, rối loạn đông máu, xuất huyết,…

Nhìn chung, tùy theo từng độ tuổi và liều lượng dùng thuốc hạ sốt những triệu chứng ngộ độc, quá liều cũng sẽ khác nhau. Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc hạ sốt quá 5 ngày nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Riêng với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh không được phép cho bé uống quá 5 liều hạ sốt trong vòng 24 giờ.

Trẻ uống thuốc hạ sốt bị nôn có nên uống lại?

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất yếu, đồng thời khả năng nuốt của bé cũng hạn chế nên rất dễ gặp phải tình trạng trớ, sặc khi uống thuốc. Hơn nữa nếu thuốc hạ sốt có vị đắng càng khiến trẻ cảm thấy khó uống và gây buồn nôn.

Khi gặp trường hợp này, nhiều mẹ thắc mắc có nên cho trẻ uống lại thuốc không? Theo ý kiến của các bác sĩ, nếu bé nôn ít thì mẹ không cần cho bé dùng thuốc tiếp. Trường hợp bé nôn ra quá nhiều thì mẹ có thể đợi 30 – 40 phút sau và cho bé uống liều khác. Tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé, bạn có thể đặt viên hạ sốt tại hậu môn của bé, đây cũng là phương pháp hạ sốt hiệu quả.

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

  • Thuốc chỉ được phép sử dụng trong tình huống cần thiết và ngưng dùng ngay khi thân nhiệt của trẻ đã trở về trạng thái ban đầu. Lạm dụng thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm.
  • Bạn nên nhớ tuyệt đối không được tự ý phối hợp các loại thuốc hạ sốt vì sẽ dẫn tới quá liều, phản tác dụng.
  • Liều lượng sử dụng của một số loại thuốc tính theo cân nặng, không tính theo tuổi tác, nhất là Acetaminophen và Ibuprofen.
  • Không nên dùng Aspirin để hạ sốt cho bé vì có thể dẫn tới tình trạng sưng phù ở gan và não.
  • Nếu mẹ thấy bé sốt hơn 1 ngày, nhiệt độ cơ thể luôn ở ngưỡng 39 độ C trở lên và đã dùng thuốc không thuyên giảm thì bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Khi bé bị sốt, bạn có thể dùng khăn ẩm đắp lên trán bé để hỗ trợ hạ nhiệt độ cơ thể của trẻ xuống.

Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu rồi nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới hotline của chúng tôi để được giải đáp chi tiết. Hẹn gặp lại bạn trong những bài tin tiếp theo!

Tích trữ thuốc hạ sốt tại nhà dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độ thuốc gây nguy hiểm. Ảnh minh họa.

Phần lớn các cơn sốt là do nhiễm vi sinh vật, bao gồm nhiễm vi khuẩn, virus, nấm và nấm men, nhưng chúng cũng có thể là kết quả của phản ứng với một số tác nhân dược lý [còn được gọi là sốt do thuốc]. 

Mặc dù sốt thường có thể được kiểm soát bằng cách điều trị thích hợp, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh cơ bản nghiêm trọng cần phải được đánh giá và điều trị ngay lập tức.

Bao nhiêu độ thì được coi là sốt?

Nhiệt độ cơ thể con người là thước đo mức độ nhiệt hiện có trong cơ thể. Nó thể hiện sự cân bằng giữa sự sản sinh nhiệt trong các mô và sự mất nhiệt ra môi trường xung quanh. Mặc dù nhiệt độ cơ thể khác nhau giữa các cá thể và tùy thuộc vào môi trường, chúng sẽ duy trì trong một phạm vi cụ thể được gọi là nhiệt độ cơ thể bình thường. Phạm vi này thường từ 36,1 độ C đến 37,2 độ C, với nhiệt độ trung bình là 37 độ C.

Khi bị sốt, bệnh nhân nên sử dụng một nhiệt kế để đo nhiệt độ chính xác và tuân thủ các quy trình do nhà sản xuất khuyến nghị. Nhiệt độ có thể được đo ở miệng, vùng hạ vị, trực tràng, thái dương hoặc dưới cánh tay. 

Khi nào cần dùng thuốc hạ sốt?

Nếu sốt nhẹ, dưới 38 độ C, thường ít gây hại, nếu không thấy quá mệt mỏi, khó chịu nhiều thì không nên dùng thuốc hạ sốt. Vì dùng thuốc hạ sốt sẽ làm thay đổi diễn biến tự nhiên của bệnh, ảnh hưởng đến quá trình theo dõi kết quả của thuốc điều trị đặc hiệu. Trong trường hợp này chỉ cần điều trị loại trừ nguyên nhân gây sốt. Khi sốt cao trên 39 độ C thì cần phải hạ sốt. 

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, nhiệt độ quá 38 độ C cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt. Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi đưa trẻ đi khám ngay khi thân nhiệt trên 38 độ C. 

Ngoài ra, trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi cần nhập viện ngay lập tức nếu nhiệt độ của bé chạm mức 38 độ C. 

Để hạ sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol.

Giảm khó chịu và giảm nhiệt độ cơ thể xuống mức bình thường là cả hai mục tiêu trong điều trị sốt, nhưng điều quan trọng là phải xác định và điều trị nguyên nhân cơ bản của sốt. 

Điều trị sốt bao gồm việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt OTC [không kê đơn] khác nhau cũng như một loạt các biện pháp không dùng thuốc.

Các biện pháp không dùng thuốc để hạ nhiệt bao gồm: Chườm khăn ấm lên các cùng trán, nách, bẹn, cởi bớt quần áo cho thoáng và uống nước muối đẳng trương để làm mát người.

Các loại thuốc hạ sốt phổ biến

Thuốc hạ sốt OTC rất phổ biến, bao gồm acetaminophen hay còn gọi là paracetamol và thuốc chống viêm không steroid [aspirin, ibuprofen và naproxen].

Paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, ibuprofen chỉ được chấp thuận để hạ sốt cho bệnh nhân từ 6 tháng tuổi trở lên. Aspirin cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho người lớn, nhưng không nên dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi, vì nó có liên quan đến một tình trạng có khả năng gây tử vong được gọi là hội chứng Reye. 

Các sản phẩm này có sẵn dưới dạng các sản phẩm đơn lẻ hoặc kết hợp trong các phiên bản mở rộng và có nhiều dạng khác nhau, bao gồm viên nén, viên nang, viên nang gel, gel lỏng, bao tan trong ruột, chất lỏng, hỗn dịch và viên nén nhai cho bệnh nhân người lớn và trẻ em.

Tại sao khoảng cách giữa các lần dùng thuốc lại là 4-6 giờ?

Nguyên nhân làm cho thuốc không đạt hiệu quả và gây độc là do không giữ đúng khoảng cách giữa các lần và các đợt dùng thuốc. Mỗi loại thuốc hạ sốt có thời gian tác dụng khác nhau. Do vậy, tùy vào loại bạn đang dùng, thời gian nên uống thuốc hạ sốt cách nhau bao lâu có thể thay đổi.

 Thông thường, khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc là từ 4 đến 6 giờ. Không nên sử dụng liên tiếp các liều trong vòng 4 tiếng vì dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Đối với thuốc hạ sốt paracetamol liều lượng được quy định như sau:

Người lớn: Liều thông thường là 325 mg đến 650 mg. Uống 4 đến 6 giờ một lần, tối đa 4 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Liều tối đa có thể thay đổi từ 3.000 mg đến 4.000 mg, nhưng không được phép dùng quá 4.000 mg trong khoảng thời gian 24 giờ. Làm theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn.

Trẻ em: Các loại thuốc hạ sốt không kê đơn sẽ có nhãn "Thông tin về thuốc". Trên nhãn, bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn về tuổi hoặc cân nặng của con bạn, liều lượng cho phép và tần suất sử dụng. Nếu bạn cho em bé uống thuốc, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ hoặc dược sĩ về lượng thuốc cho trẻ. Không sử dụng thuốc nếu con bạn bị dị ứng với thuốc.

Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế là giải pháp an toàn nhất khi sử dụng thuốc hạ sốt trong đại dịch

Thuốc hạ sốt, giảm đau được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, nhưng cũng là một trong những hợp chất nguy hiểm nhất trong sử dụng y tế nếu sử dụng sai. Bởi tổn thương gan có thể xảy ra ngay cả ở liều lượng cho phép ở những người dùng khỏe mạnh.

Trong giai đoạn khủng hoảng đại dịch COVID-19, theo cảnh báo từ các trung tâm chống độc, thời gian qua, nhiều người có tâm lý tích trữ thuốc và tự tìm cách chữa COVID-19 tại nhà theo các hướng dẫn trên mạng xã hội không rõ nguồn gốc. Trong đó có hướng dẫn sử dụng liều tối đa thuốc paracetamol, rất dễ dẫn đến nguy cơ quá liều, gây ngộ độc, thậm chí tử vong.

Các triệu chứng khi quá liều paracetamol bao gồm: Buồn nôn, nôn, chán ăn, xanh xao và đau bụng thường xảy ra trong vòng 24 giờ. Tiếp đó là tình trạng tăng men gan nhanh chóng, có thể dẫn đến hoại tử hoàn toàn và không thể hồi phục, suy giảm chức năng tế bào gan, nhiễm toan chuyển hóa và hội chứng não - gan bao gồm cả tình trạng hôn mê và tử vong.

Vì vậy, cần đọc kỹ nhãn thông tin sử dụng trước khi dùng thuốc. Tuyệt đối không nên dùng nhiều hơn liều tối đa được khuyến cáo trên nhãn.

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào liên quan đến sức khỏe, tham khảo ý kiến chuyên gia y tế vẫn là giải pháp an toàn nhất. Cách tốt nhất để tránh bất kỳ nguy cơ bất lợi cho sức khỏe là được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Hãy cẩn thận khi uống thuốc không kê đơn và paracetamol cùng một lúc. Vì nhiều loại thuốc trong số này cũng đã chứa paracetamol. 

Paracetamol và ibuprofen là các sản phẩm khác nhau với các khuyến nghị về liều lượng khác nhau. Vì vậy, cần trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi chuyển đổi qua lại giữa các liều paracetamol và ibuprofen. Nếu chuyển đổi giữa hai loại thuốc, có khả năng bạn sẽ uống quá liều thuốc. Các nghiên cho thấy không có bất kỳ lợi ích bổ sung nào từ việc luân phiên sử dụng các loại thuốc này.

Theo khuyến cáo Bộ Y tế, khi có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở thay vì tự mua thuốc uống, người bệnh cần tự cách ly đồng thời gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế [số điện thoại 19009095] để được tư vấn.


DS. Vũ Thùy Dương

Video liên quan

Chủ Đề