Thuốc chẹn beta trong điều trị suy tim

như: cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, đau nửa đầu, tăng nhãn áp... Các thuốc chẹn beta là những thuốc kê đơn và thường gây ra nhiều tác dụng phụ, nên cần phải hết sức lưu ý khi sử dụng!

Tìm hiểu về nhóm thuốc chẹn beta

Hiện nay sự ra đời của nhóm thuốc chẹn beta và các ứng dụng của nó, được đánh giá là một trong những thành tựu của nền y học thế giới vào thế kỷ 20.

Nhóm thuốc chẹn beta [beta blocker] là những thuốc có tác dụng giãn mạch, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý tim mạch:

- Cao huyết áp.

- Rối loạn nhịp tim.

- Đau thắt ngực.

- Nhồi máu cơ tim.

- Suy tim.

Ngoài ra, nhóm thuốc chẹn beta còn được chỉ định điều trị một số bệnh lý khác:

- Đau nửa đầu.

- Tăng nhãn áp.

- Cường giáp.

- Chứng lo lắng…

Sau đây là một số loại thuốc thuộc nhóm chẹn beta:

- Acebutolol [Sectral].

- Atenolol [Tenormin].

- Metoprolol [Loppressor].

- Bisoprolol [Concor].

- Nadolol [Corgard]…

Được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý tim mạch

Cơ chế tác dụng:

Nhóm thuốc chẹn beta ức chế sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh adrenaline và noradrenaline, ngăn chặn các chất này gắn vào các thụ thể 1 và 2 của tế bào thần kinh giao cảm, nên có tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn các mạch máu, gây co thắt phế quản…

- Thụ thể 1 có ở tim, mắt, thận…

- Thụ thể 2 có ở phổi, đường tiêu hóa, tử cung, mạch máu, cơ vân…

Tùy theo vị trí tác động lên thụ thể nào, các thuốc chẹn beta sẽ có tác dụng tương ứng:

- Propanolol tác động lên cả hai thụ thể 1 và 2 nên có tác dụng lên tim, mạch máu, phế quản…

- Metoprolol ở liều thông thường tác động chủ yếu lên thụ thể 1 nên chỉ có tác dụng trên tim.

- Nadolol tác động lên thụ thể 2 nên không có tác động trên tim.

Tác dụng phụ:

Khi sử dụng trong một thời gian dài, các thuốc chẹn beta có thể gây ra một số tác dụng phụ:

- Ù tai, chóng mặt.

- Rối loạn giấc ngủ.

- Chân tay lạnh.

- Nhịp tim chậm.

- Hạ huyết áp.

- Liệt dương.

- Trầm cảm…

Những lưu ý khi sử dụng

Không được ngừng sử dụng nhóm thuốc chẹn beta một cách đột ngột mà phải giảm liều từ từ, vì sẽ gây ra tác dụng ngược làm gia tăng huyết áp hay làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực.

Cần lưu ý khi phối hợp thuốc chẹn beta với các thuốc hạ huyết áp, thuốc đau thắt ngực hay thuốc chống trầm cảm…  do gây ra các tương tác thuốc làm gia tăng tác dụng của các thuốc này.

Thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc chẹn beta cho người mắc bệnh đái tháo đường. Các thuốc này thường che giấu các triệu chứng cảnh báo như tim đập nhanh ở người bị hạ đường huyết. Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết khi sử dụng nhóm thuốc chẹn beta cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Nhóm thuốc chẹn beta có tác dụng gây co thắt phế quản, nên không được sử dụng cho người mắc bệnh viêm phế quản, bệnh hen và phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nhóm thuốc chẹn beta có tác dụng làm chậm nhịp tim, nên không được sử dụng nhóm thuốc này cho người mắc bệnh nhịp tim chậm.

Đa số các thuốc chẹn beta không được sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú [ngoại trừ labetalol được sử dụng trong trường hợp nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai bị cao huyết áp].

Nhóm thuốc chẹn beta nằm trong danh mục các chất doping nên lưu ý không được sử dụng trong quá trình thi đấu và tập luyện của các vận động viên.

Các thuốc chẹn beta là những thuốc kê đơn, người bệnh không được tự ý sử dụng, phải được sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa.


Khi dùng thuốc này người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Thuốc chẹn bêta đã được sử dụng hơn 50 năm nay. Thuốc chẹn bêta đầu tiên trên thế giới là propranolol, được nhà dược lý học James Black, người Scotland phát hiện ra năm 1964. Nhờ phát hiện này mà James Black đã được giải Nobel về Sinh lý và Y học. Đến nay, thuốc được cho là hòn đá tảng trong điều trị các bệnh lý tim mạch. Nếu như cách đây 20 năm việc sử dụng thuốc chẹn bêta còn hạn chế với nhiều e ngại thì nay số bệnh nhân được kê thuốc này ở nước ta khá lớn.

Thuốc chẹn bêta có hai loại chính: Loại đặc hiệu lên tim và loại không đặc hiệu có thể tác động lên các cơ quan khác ngoài tim. Các thuốc thường hay gặp trên thị trường Việt Nam là propranolol [inderal], atenolol [tenormin], metoprolol [betaloc], bisoprolol [concor], nebivolol [nebilets], carvedilol [dilatrend].

Cần theo dõi nhịp tim khi dùng thuốc chẹn beta.

Khi nào nên dùng thuốc chẹn bêta?

Thuốc chẹn bêta ức chế sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh adrenalin và noradrenalin trong hệ thần kinh giao cảm của chúng ta. Hệ thần kinh giao cảm là một phần của hệ thống thần kinh tự động. Adrenalin quá nhiều có thể dẫn đến nhịp tim, huyết áp tăng cao, gia tăng toát mồ hôi, mệt mỏi và cảm giác tim đập nhanh. Chặn giải phóng những hormon này sẽ làm giảm nhu cầu oxy và giảm stress cho tim. Chẹn bêta cũng làm giảm sản xuất angiotensin II, một hormon được tạo ra từ thận của bạn. Hormon này giảm sẽ làm giãn các mạch máu, làm cho dòng máu chảy trong mạch máu dễ dàng. Chẹn bêta làm giảm tần số tim.

Thuốc chẹn bêta có thể được dùng để điều trị tăng huyết áp. Thuốc có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp, nhưng thường hay dùng phối hợp với chẹn kênh canxi để điều trị những trường hợp huyết áp quá cao. Chẹn bêta cũng được dùng có hiệu quả để điều trị suy tim. Tuy nhiên, các thuốc chẹn bêta điều trị suy tim có kết quả khác nhau và chỉ có 4 thuốc đến nay có bằng chứng dùng trong điều trị suy tim là metoprolol, bisoprolol, carvedilol và nebivolol.

Thuốc chẹn bêta được dùng để điều trị các cơn tim nhanh, khống chế tần số trong cơn rung nhĩ, làm giảm cơn đau thắt ngực cũng như làm giảm tử vong trong nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, chẹn bêta còn được dùng cho một số bệnh lý ngoài tim như đau nửa đầu migrain, cường giáp, glaucoma...

Dùng thuốc chẹn bêta như thế nào?

Thuốc chẹn bêta nên được uống vào buổi sáng trong bữa ăn hoặc lúc đi ngủ và thường dùng với bữa ăn nhẹ buổi đêm. Lý do dùng với bữa ăn là để hấp thụ thuốc chậm lại làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Số lần dùng và liều dùng phụ thuộc vào loại thuốc và chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn lỡ quên liều thuốc cần hỏi lại bác sĩ của bạn ngay.

Nếu bệnh nhân có huyết áp quá thấp hoặc nhịp tim quá chậm thì không nên sử dụng thuốc chẹn bêta. Các trường hợp hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng không dùng thuốc chẹn bêta vì thuốc có thể làm cho các triệu chứng của những bệnh này nặng nề hơn. Trường hợp bị suy tim mà có ứ trệ ở phổi, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc lợi tiểu để tình trạng ứ trệ này giảm hẳn trước khi kê thuốc chẹn bêta.

Khi dùng thuốc chẹn bêta, bạn nên theo dõi nhịp tim của mình hàng ngày. Nếu nhịp tim quá thấp, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của mình. Không nên dừng thuốc chẹn bêta mà không hỏi ý kiến bác sĩ, bởi ngừng thuốc đột ngột có thể làm cho các bệnh lý tim mạch nặng nề hơn.

Những lưu ý khi dùng thuốc

Tác dụng phụ của thuốc: Ngoài những tác dụng phụ như ảnh hưởng lên tần số tim và làm nặng tình trạng bệnh của bệnh nhân hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thuốc chẹn bêta có thể có những tác dụng phụ như gây mệt mỏi, đau đầu, lạnh tay, rối loạn tiêu hóa, choáng váng, khó thở, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm. Một số thuốc chẹn bêta có thể gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa đường máu và suy giảm chức năng tình dục. Các thuốc chẹn bêta thế hệ thứ ba như nebivolol có thể hạn chế được các tác dụng phụ này.

Các trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi dùng thuốc:

Đối với phụ nữ có thai và nuôi con bú: Dùng thuốc chẹn bêta cho phụ nữ có thai có thể ảnh hưởng đến phát triển thai nhi qua làm chậm tần số tim, làm thấp huyết áp và nồng độ đường máu của thai nhi. Thuốc chẹn bêta cũng đi qua đường sữa, nên có thể làm trẻ bú mẹ bị huyết áp thấp, khó thở và nhịp tim chậm. Vì vậy cần thông báo với bác sĩ của bạn khi bạn đang có thai hoặc nuôi con bú.

Đối với trẻ em: Thuốc chẹn bêta có thể dùng ở trẻ em trong một số bệnh lý sau như suy tim, tăng huyết áp, nhịp tim không đều và đau nửa đầu migrain.

Với người lớn tuổi: Khi dùng nên cho giảm liều thuốc chẹn bêta.


Các thuốc điều trị suy tim là những thuốc làm tăng cung lượng tim bằng cách tác động vào các yếu tố ảnh hưởng.

Các thuốc điều trị suy tim là những thuốc làm tăng cung lượng tim bằng cách tác động vào các yếu tố ảnh hưởng. Phác đồ kinh điển trong điều trị suy tim như dùng các chế phẩm của digitalis [để tăng sức co bóp cơ tim], thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi niệu [để giảm ứ muối, ứ nước], thuốc giãn mạch [giảm tiền gánh, hậu gánh]. Ngày nay, người ta thường phối hợp thêm một số thuốc chẹn beta giao cảm trong điều trị suy tim mạn tính.

Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu ôxy cho cơ thể trong các trạng thái sinh hoạt của người bệnh. Một trong những thông số biểu hiện hoạt động của tim là cung lượng tim. Cung lượng tim phụ thuộc vào 4 yếu tố: tiền gánh, hậu gánh, sức co bóp và tần số tim. Trong suy tim, vấn đề cơ bản là cung lượng tim không đảm bảo cung cấp máu cho nhu cầu cơ thể, khi đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cơ chế bù trừ như: tại tim, hệ thần kinh giao cảm được kích thích để làm tăng sức co bóp của cơ tim, tăng tần số tim nhằm làm tăng cung lượng tim. Ngoài tim, sự hoạt hóa của nhiều hệ thống thần kinh thể dịch đảm bảo tưới máu cho những nội tạng cần thiết, đồng thời các nội tạng ít quan trọng sẽ nhận được ít máu hơn. Các hệ thống ngoài tim làm tăng hoạt tính của hệ giao cảm ngoại biên, hệ rennin-angotensin-aldosteron [RAA], làm tăng giải phóng arginin-vasopressin để duy trì cung lượng tim.

Cơ chế tác động của thuốc

Các thuốc chẹn beta giao cảm thường dùng trong điều trị suy tim mạn như propranolop, alprenolop, oxprenolop, acebutolop, practolop... Qua các nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng của noradrenalin lâu dài sẽ dẫn đến giảm lưu lượng máu qua động mạch vành gây thiếu ôxy mô cơ tim. Khi dùng các thuốc chẹn beta giao cảm sẽ làm giảm các catecholamine, các thụ thể sẽ được bảo vệ. Vì thế, vai trò của thuốc chẹn beta giao cảm trong điều trị suy tim mạn là giảm trương lực giao cảm, giảm hậu quả xấu của noradrenalin, làm giảm thiếu máu cục bộ cơ tim. Ngoài ra, thuốc có tác dụng cải thiện chức năng thất trái.

Trên các bệnh nhân có tăng huyết áp, thuốc làm giảm tính tự động của nút xoang và các ổ chủ nhịp tiềm tàng khác nên giảm các đáp ứng giao cảm của cơ thể khi gắng sức hoặc bị stress. Do vậy, huyết áp sẽ không bị tăng đột ngột.

Một số thuốc như propranolop, alprenolop, oxprenolop làm ổn định màng tế bào nên làm giảm tính tự động, giảm dẫn truyền, tăng tính trơ của tế bào cơ tim. Các thuốc acebutolop, practolop ức chế chọn lọc beta 1 adrenergic của tim, không có tác dụng trên beta 2 adrenergic nên không gây co thắt khí phế quản, không gây co mạch.

Và lưu ý khi sử dụng

Các thuốc chẹn beta giao cảm đều được hấp thu qua đường uống gần như hoàn toàn. Các thuốc hòa tan nhiều trong nước như nadolop, atenolop, sotalop được đào thải gần như hoàn toàn qua thận, vì vậy những bệnh nhân bị suy thận khi dùng thuốc dễ bị ứ đọng. Các thuốc tan trong lipid như: propranolop, penbutolop, labetalop được đào thải gần hoàn toàn qua mật, do vậy độ thanh thải của thuốc giảm khi dùng ở bệnh nhân suy gan.

Khi sử dụng các thuốc chẹn beta giao cảm trong điều trị suy tim cần một số lưu ý như: dùng cho bệnh nhân suy tim nhẹ và vừa, chỉ dùng khi bệnh nhân đã được điều trị nền bằng thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, digitalis và không còn các dấu hiệu ứ dịch [phù, gan to, tràn dịch các màng]. Không dùng cho các trường hợp hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD], nhịp chậm, suy nút xoang.

Dùng liều nhỏ, từ từ tăng dần liều, không dùng thuốc chẹn beta giao cảm cho bệnh nhân có nhịp chậm [dưới 60 lần/phút] và huyết áp tối đa dưới 90mmHg, block nhĩ thất độ 2, 3, hen phế quản. Ngoài ra, thuốc có kích thích trên đường tiêu hóa nên không dùng cho bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng.

Do thuốc có tác dụng kéo dài thời gian trơ có hiệu lực của nút nhĩ thất nên các thuốc chẹn beta giao cảm có tác dụng chống loạn nhịp. Do vậy, khi dùng cùng với các thuốc chống loạn nhịp khác sẽ làm giảm sức co bóp cơ tim, giảm tính dẫn truyền và giảm nhịp tim.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ Đề