Thư viện nào được coi là lớn nhất thế giới

Thư viện Quốc hội Mỹ [Library of Congress-LC] gồm 3 tòa nhà có mặt sàn sử dụng rộng tới 29 ha, tọa lạc trên đồi Capitol ở Washinton DC [Thủ đô nước Mỹ]. Thư viện Quốc hội Mỹ đơn giản là cơ quan văn hóa liên bang lâu đời nhất Hoa Kỳ được xây dựng với mục đích ban đầu là phục vụ nhu cầu nghiên cứu của Quốc hội.

Thư viện Quốc hội Mỹ ra đời vào ngày 24/04/1800, khi tổng thống John Adams ký quyết định rời Chính phủ từ Philadelphia về thủ đô mới Washington DC. Chi phí ban đầu cho thư viện là 5000 USD, nhằm mục đích “ mua sách báo, tài liệu cần thiết cho công việc của Quốc hội… và xây dựng nơi lưu giữ chúng”. Ban đầu, thư viện chỉ có một căn phòng với 3000 đơn vị bảo quản, nằm trong trụ sở Quốc hội Mỹ. Tháng 1/1814, nó bị quân Anh thêu rụi. Một năm sau, Tổng thống Thomas Jefferson khi hết nhiệm kỳ đã đề nghị nhượng lại thư viện cá nhân với 6.478 đầu sách của mình cho quốc hội [Tổng thống Thomas Jefferson cũng là một nhà khoa học, luật sư và kiến trúc sư tài ba]. Đây là kho tài liệu quý giá về khoa học, văn học, triết học và đặc biệt có nhiều bản chép tay mà ngày nay được xếp vào loại “ tuyệt mật”. Thư viện mới được tái thiết trên nền tảng đó.

Năm 1897, do vốn sách báo tăng nhanh, thư viện chuyển tới tòa nhà Tho-mas Jefferson - khởi công năm 1892, được hơn 50 nhà điêu khắc, họa sĩ, nghệ nhân chạm khắc đảm nhận phần trang trí nội thất- là một trong 10 tòa kiến trúc đẹp nhất nước Mỹ thế kỷ 19. Năm 1938, tòa nhà John Adams chính thức hoạt động và đến năm 1981, tòa nhà tưởng niệm Jame Madison-lớn nhất, hiện đại nhất được đưa vào sự dụng. Nếu đi thăm quan hết thư viện mà chỉ dừng chân mỗi nơi một chốc lát thì cũng mất tới 3 ngày mới đặt chân hết các bộ phận trong thư viện.

Thư viện với những bộ sưu tập độc nhất vô nhị

Người Mỹ tự hào rằng họ đang sở hữu trong tay bộ sưu tập kiến thức vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Điều đó hoàn toàn có cơ sở. Năm 1900, Thư viện Quốc hội Mỹ mới có 1 triệu đơn vị bảo quản, đến năm 1954 là 33 triệu, năm 1975 là 74 triệu, năm 1992 là 100 triệu và hiện nay đã lên tới con số 130 triệu, bao gồm sách báo, tạp chí, bản đồ, bản thảo chép tay, tranh ảnh, đĩa LP [đĩa than], CD, băng cassette, băng video, DVD, microfilm, microfiche…

Tiêu chí bổ sung cho kho tư liệu của thư viện hết sức rõ ràng: mua tài liệu nghiên cứu quan trọng được xuất bản ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Trung bình một ngày, thư viện tiếp nhận khoảng 22.000 vật phẩm trong nước và Quốc tế, tối đa 7000 trong số đó được đưa vào kho lưu trữ, với bản quyền đã được xác định rõ ràng. Nhưng thư viện cũng không giữ lại tất cả những gì đã chọn vào. Một số sau khi hết giá trị sử dụng sẽ được dùng vào các mục đích khác, ví dụ như trao đổi với các thư viện trong và ngoài nước, làm từ thiện… Các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới thường đến đây tìm tài liệu nếu không thề tìm thấy tài liệu ở bất kỳ nơi nào.

Trong 130 triệu đơn vị bảo quản ở thư viện Quốc hội Mỹ, có khoảng 29 triệu cuốn sách và các ấn phẩm đủ loại khác, 13 triệu tấm ảnh, 4,8 triệu bản đồ, 2,7 triệu băng cassette, băng video, microfilm. DVD các loại, 5 triệu vật phẩm âm nhạc và đặc biệt nhất là 58 triệu bản thảo chép tay mà rất nhiều trong số đó là độc nhất vô nhị.

Thông thường, các tài liệu được lưu trữ ở dạng bản gốc làm hiện vật lịch sử và chúng được sao chép ra microfilm, đĩa mềm hoặc CD-Rom để giúp cho các nhà nghiên cứu tra cứu theo chủ đề hoặc theo tác giả một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nếu xếp thẳng hàng tất cả các giá lưu trữ trong thư viện, chúng ta sẽ có một con số kinh hoàng 900 km, bằng hơn nửa chiều dài của Việt Nam. Số tài liệu sử dụng tiếng Anh trong 130 triệu đơn vị bảo quản chỉ chiếm một nửa, phần còn lại thuộc về 470 ngôn ngữ khác mà một số trong đó ngày nay đã được coi là “ tử ngữ” hoặc chỉ tồn tại ở những vùng hết sức xa xôi, hẻo lãnh của thế giới. Không chỉ có vậy, những tài liệu bằng tiếng Trung Quốc , Nhật Bản, Triều Tiên, Nga, Ba Lan, Ai Cập tàng trữ ở đây được coi là kho sách lớn nhất nằm ngoài các quốc gia này. Bên cạnh đó, thư viện cũng là nơi lưu giữ những bộ sưu tập về Tây Tạng và Luso-Hispanic [ thuộc về Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha] lớn nhất thế giới. Bộ sưu tập incu-nubula – tức sách ra đời trước 1500 ở phương Tây, bao gồm 5.600 ấn phẩm đều thuộc loại cổ xưa nhất. Đây là bộ sưu tập lớn và hoàn chỉnh nhất.

Ngoài ra, Thư viện Quốc hội Mỹ còn là kho tàng về kiến thức luật đầy đủ nhất thế giới với 2,5 triệu ấn phẩm, từ những bộ sưu tập sách luật cổ xưa nhất cho đến đương đại, những tập công báo bằng tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Riêng về dòng sách hiếm, thư viện còn giữ được những văn bản viết theo lối tượng hình của người Ba Tư từ năm 2040 Tr.CN, một trong ba bản đặc biệt cuốn kinh thánh Gutenberg in trên giấy da mịn, the Bay Psalm Book-cuốn sách đầu tiên ở Bắc Mỹ. Đặc biệt hơn cả là 36 triệu trang bản thảo chép tay về mọi mặt đời sống và văn hóa Mỹ, từ ngày những người Anh đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này. Đây là tư liệu lịch sử quý giá, độc nhất, trong đó bao gồm gần như toàn bộ giấy tờ, văn kiện từ thời tổng thống đầu tiên George Washington.

Báo chí cũng là một thế mạnh của thư viện. Bộ sưu tập báo ở đây được coi là rộng rãi nhất trên thế giới. Các nhân viên thư viện nhập vào đây toàn bộ các loại báo chí xuất bản ở Mỹ hàng ngày và những tờ báo nổi tiếng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tờ báo cổ nhất ở đây là Mercurius publicas Comprising the Sun of Forraign Intelli-gence, ra đời ngày 29/12/1959. Rất nhiều bộ sưu tập báo chí cũ của Việt Nam cũng có thể tìm thấy ở đây như Nông cổ mín đàm, Phụ nữ tân văn, Tao đàn, Tiểu thuyết thứ bảy… cho tới nhân dân, lao động…từ số đầu tiên. Không chỉ vậy, trong phần về Việt Nam, thư viện còn lưu giữ được những bản in cuốn truyện Kiều cổ nhất, nhiều tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tài liệu, bài viết về người và các nhân vật lịch sử khác và một ngăn hơn 400 cuốn phim tư liệu hết sức quý giá về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, thư viện còn sở hữu những bộ sưu tập truyện tranh [5000 đầu sách, 100.000 cuốn], văn hóa dân gian Mỹ và đặc biệt là danh bạ điện thoại. Mỗi năm thư viện phải nhập vào 8.000 cuốn danh bạ điện thoại, trong đó có 1.500 cuốn từ hơn 100 quốc gia khác. Như vậy, có thể nói luôn rằng đây cũng là bộ sưu tập tên họ và địa chỉ lớn nhất thế giới. Ngoài ra còn bộ sưu tập rất đồ sộ sách hướng dẫn, tìm hiểu về thành phố ở tất cả các nước.

Thư viện mang trí thức đến cho tất cả mọi người

Hệ thống phân loại của Thư viện Quốc hội Mỹ [The library of Congress Classification] – hiện đang được sử dụng rộng rãi ở hầu hết thư viện trên toàn nước Mỹ và nhiều nước khác] được đánh giá là khoa học và dễ sử dụng nhất hiện nay. Nó sử dụng bảng chữ cái để phân loại chủ đề, ví dụ như A: Tài liệu phổ cập, B: Triết học, tâm lý, tôn giáo, H: khoa học xã hội… ở Mỹ, tài liệu riêng về y học và nông nghiệp được lưu trữ ở Thư viện Y khoa quốc gia và Thư viện Nông nghiệp quốc gia nhưng kể từ năm1967, Thư viện Quốc hội Mỹ đã thành lập những tổ đặc biệt của 3 thư viện nhằm phối hợp công tác tự động hóa và các hoạt động khác nhằm phục vụ người đọc tốt hơn. Không dừng lại ở đó, thư viện còn tiến hành chương trình số hóa Thư viện quốc gia [National Digital Library - NDL] nhằm mở rộng hơn nữa quy mô của việc mang lại tri thức đến cho mọi người. Với kinh phí lên đến 45 triệu USD, cho tới nay, đã có hàng chục triệu vật phẩm của thư viện Quốc hội Mỹ được số hóa và đưa lên mạng internet, phục vụ miễn phí cho tất cả những ai có nhu cầu tìm hiểu.

Nhiệm vụ đầu tiên của Thư viện Quốc hội Mỹ là phục vụ cho công việc nghiên cứu của các thượng nghị sĩ. Tổng cộng đội ngũ nhân viên của thư viện ở tất cả các bộ phận lên đến 4000 người, trong đó có khoảng 800 người chuyên trả lời tra cứu chỉ dẫn. Mỗi ngày bộ phận này nhận được trung bình hơn 1000 yêu cầu của các nghị sĩ, còn trong các cuộc nhóm họp, con số đó lên tới 2000 và người ta ví bộ phận này như là bộ óc thứ 2 của nước Mỹ. Người giữ chức Giám đốc Thư viện Quốc hội Mỹ phải đích thân do tổng thống chỉ định và thông qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Thượng viện, kể cả người đương nhiệm là ông James H. Billington, chính thức nhậm chức từ ngày 14/09/1987.

Tuy là nơi lưu giữ nhiều thứ quý giá và phải đảm trách nhiệm vụ quan trong đến vậy, Thư viện Quốc hội Mỹ vẫn mở rộng cửa phục vụ tất cả mọi người. Chỉ cần qua tuổi 18, không cần lệ phí và bất kỳ một loại giấy phép đặc biệt nào, người ta đã có thể đàng hoàng làm thủ tục nhận thẻ [Reader Indentification Card] ở phòng LM140, tòa nhà James Madison để vào trau dồi kiến thức ở kho tài liệu vĩ đại nhất thế giới rồi. Không chỉ có vậy, từ gần 20 năm qua, thư viện còn mở rộng hoạt động, lập ra những ban riêng phục vụ người tàn tật, người mù và cả các tù nhân trong trại giam theo đúng tiêu chí “ mang tri thức tới tất cả mọi người”. Những người lần đầu bước chân vào thư viện có thể tìm kiếm thông tin về những thứ mình muốn tra cứu tại các máy tính sử dụng màn hình cảm ứng tại quầy cung cấp thông tin [Information Desk] trong tòa nhà Jefferson. Trên nguyên tắc, chỉ cần có thẻ đọc, người ta đã có thể tìm đọc tất cả các tài liệu có trong thư viên. Tuy nhiên, một số vật phẩm quý giá chỉ có thể xem bản sao, còn nếu muốn nhìn tận mắt bản gốc thì phải chiêm ngưỡng lại phòng trưng bày tài liệu quý hiếm [Treasure gallery]. Các tài liệu, vật phẩm trưng bày được sẽ được thay đổi hàng tuần, thu hút sự chú ý nhất vẫn là kinh thánh gutenberg, bản thảo chép tay về đời sống Mỹ, Bộ sưu tập Tây Tạng… Mặc dù cũng phải tuân thủ các thủ tục nghiêm ngặt về bảo quản vật phẩm và tôn trọng bầu không khí chung của khu vực đọc nhưng thư viện không yêu cầu khắt khe về cách ăn mặc, thái độ phục vụ rất nhiệt tình và mọi yêu cầu đều được đáp ứng tối đa. Đồng thời thư viện cũng mở cửa phục vụ khách tham quan, không cấm chụp ảnh, quay phim với điều kiện chỉ được dùng vào mục đích cá nhân. Trung bình một năm, thư viện phục vụ hơn 1 triệu lượt bạn đọc và khách tham quan.

Thư viện lớn nhất thế giới có bao nhiêu sách?

Thư viện Alexandria
Tài liệu sưu tập Nhiều thể loại sách
Trữ lượng Ước tính khác nhau, từ 40.000 đến 400.000 cuộn, tương đương khoảng 100.000 cuốn sách
Hành chính
Nhân viên Ước tính có 100 học giả trong thời kỳ cao điểm

Thư viện Alexandria – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Thư_viện_Alexandrianull

Thư viện lớn nhất thế giới ở đâu?

Thư viện Quốc hội Mỹ là thư viện lớn nhất thế giới. Nó được xây dựng ở thủ đô Washington tại một nơi tao nhã, phong cảnh rất đẹp. Thư viện này được sáng lập năm 1800.

Thư viện Quốc hội Mỹ ở đâu?

Thư viện Quốc hội là cơ quan văn hóa liên bang lâu đời nhất nước Mỹ, đồng thời là thư viện lớn nhất thế giới với khoảng 170 triệu tài liệu. Thư viện Quốc hội Mỹ [Library of Congress - LC] được đặt trong 3 tòa nhà trên đồi Capitol ở Washington, D.C và có một trung tâm bảo tồn ở Culpeper, Virginia.

Thư viện lớn nhất Việt Nam ở đâu?

Thư viện Tạ Quang Bửu là thư viện lớn nhất Đông Nam Á với không gian đọc sang trọng, hiện đại, thu hút sinh viên và giảng viên của trường. Được coi là nơi thu hút khách du lịch tìm đến mỗi khi đặt chân đến vùng đất này. Thư viện Tạ Quang Bửu là thư viện hiện đại nhất trong hệ thống các trường đại học trong nước.

Chủ Đề