Thu nhập bao nhiêu là giàu

Tổng cục Thống kê cho biết nhóm hộ giàu nhất tại Việt Nam có thu nhập bình quân năm 2020 gần 9,2 triệu đồng/người/tháng, cao gấp hơn 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất [nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất] với mức thu nhập đạt hơn 1,14 triệu đồng.

Nhóm hộ gia đình giàu nhất tại Việt Nam có thu nhập bình quân bao nhiêu?

Tổng cục Thống kê vừa công bố kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2020. Theo đó, báo cáo cho thấy thu nhập bình quân 1 người/tháng chung cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt gần 4,25 triệu đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2019. Trong đó, thu nhập bình quân/người/tháng ở khu vực thành thị đạt gần 5,6 triệu đồng, cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn với thu nhập gần 3,5 triệu đồng.

Ở nhóm hộ giàu nhất gồm 20% dân số giàu nhất có thu nhập bình quân năm 2020 gần 9,2 triệu đồng/người/tháng, cao gấp hơn 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất [nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất] với mức thu nhập đạt hơn 1,14 triệu đồng/người/tháng.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho biết khu vực vùng Đông Nam Bộ là nơi có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên cả nước với hơn 6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, nơi có thu nhập bình quân thấp nhất trên cả nước là 2,74 triệu đồng/người/tháng ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Kết quả báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2020 bình quân/người/tháng đạt 2,89 triệu đồng, tăng 13% so với 2018. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước với mức chi tiêu bình quân đầu người cao nhất là hơn 3,93 triệu đồng/người/tháng; vùng Trung du và miền núi phía bắc có mức chi thấp nhất, gần 2,1 triệu đồng/người/tháng.

Mức chi tiêu đời sống bình quân đầu người giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất chênh lệch tới 5,7 lần. Cụ thể, chi tiêu của nhóm hộ gia đình giàu nhất là hơn 5,67 triệu đồng/người/tháng, trong khi chi tiêu của nhóm hộ gia đình nghèo nhất chỉ hơn 1 triệu đồng/người/tháng].

Cũng theo báo cáo, khối lượng tiêu dùng lương thực, thực phẩm theo kết quả khảo sát cho thấy xu hướng rõ ràng là các hộ gia đình giảm dần việc tiêu thụ tinh bột như: lượng gạo tiêu thụ bình quân một người một tháng giảm dần qua các năm, từ 9,7 kg/người/tháng năm 2010 xuống còn 8,1 kg/người/tháng năm 2018 và chỉ còn 7,6 kg/người/tháng năm 2020. Những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo nhất có lượng gạo tiêu thụ cao hơn so với những hộ gia đình thuộc nhóm giàu nhất [9,1 so với 6,5 kg/người/tháng]...

Ngưỡng tài sản cần để gia nhập nhóm người giàu nhất tại Monaco cao gấp hơn 200 lần so với ngưỡng chỉ 57.000 USD để gia nhập tầng lớp tương tự ở Philippines...

Bồn tắm nước nóng trên boong của một siêu du thuyền sang trọng ở Monaco - Ảnh: Bloomberg

Nếu muốn lọt vào top 1% giàu nhất tại Monaco, một người sẽ cần có tài sản ở mức 8 con số, cụ thể là 12,4 triệu USD, theo một nghiên cứu mới công bố nằm trong báo cáo Wealth Report 2023 của Knight Frank. Đây là con số lớn nhất trong số 25 quốc gia được Knight Frank khảo sát.

Đứng thứ hai và thứ ba về số tài sản một người cần có để lọt vào top 1% giàu nhất Thụy Sỹ và Australia, với lần lượt 6,6 triệu USD và 5,5 triệu USD. Tại Mỹ, cần có tối thiểu 5,1 triệu USD để lọt vào top giàu.

Nghiên cứu của Knight Frank cho thấy đại dịch Covid-19 và chi phí sinh hoạt leo thang đang làm gia tăng chênh lệch giữa các quốc gia giàu và nghèo. Ngưỡng tài sản cần để gia nhập nhóm người giàu nhất tại Monaco cao gấp hơn 200 lần so với ngưỡng chỉ 57.000 USD để gia nhập tầng lớp tương tự ở Philippines. Quốc gia Đông Nam Á là một trong những nước nằm ở vị trí thấp nhất trong số 25 quốc gia được Knight Frank khảo sát.

Theo Ngân hàng Thế giới [WB], trên khắp toàn cầu, các hộ gia đình thu nhập thấp đang chịu gánh nặng lạm phát, buộc họ phải trích một phần lớn hơn từ thu nhập để chi tiêu cho thực phẩm và nhà ở. Trong khi đó, 500 người giàu nhất thế giới đã “bỏ túi” thêm gần 600 tỷ USD vào tổng tài sản của họ trong năm nay, theo Bloomberg Billionaires Index. Trong đó, người đồng sáng lập Meta Platforms, ông Mark Zuckerberg, kiếm nhiều nhất.

“Sự bất bình đẳng ngày càng tăng lên trên toàn cầu có thể thu hút sự chú ý nhiều hơn đối với nhóm người này [nhóm siêu giàu]. Đặc biệt, họ rơi vào tầm ngắm của các chính sách tăng thuế tài sản và thậm chí thuế liên quan tới khí thải”, bà Flora Harley thuộc nhóm nghiên cứu của Knight Frank nói trong một thông cáo.

Kiếm được nhiều tiền hơn có thể giúp bạn thanh toán hóa đơn dễ dàng hơn, đầu tư cho các mục tiêu tài chính và chi tiêu cho các sở thích hoặc thú vui của bản thân.

Nhưng thu nhập bao nhiêu mới được coi là giàu có? Câu trả lời có thể phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm nơi bạn sinh sống, loại công việc bạn làm, số tiền bạn tiết kiệm hoặc đầu tư và cách bạn tiêu tiền.

Theo Yahoo Finance, có một số yếu tố để được coi là một người "giàu" ở Mỹ.

Thu nhập bao nhiêu được coi là giàu ở Mỹ?

Rất khó để xác định mức thu nhập chính xác để xác định một người có giàu hay không, và có rất nhiều nghiên cứu và khảo sát cố gắng đo lường mức thu nhập đó. Để đơn giản hóa, có thể xét tới tiêu chuẩn mà Sở Thuế vụ [IRS] Mỹ áp dụng cho 1% người có thu nhập cao nhất.

Theo dữ liệu gần đây nhất cho năm tài chính 2019, thu nhập 540.009 USD mỗi năm [khoảng hơn 12 tỉ đồng] sẽ giúp một người Mỹ vào danh mục 1% có thu nhập cao nhất.

Dựa trên con số đó, thu nhập hàng năm từ 500.000 USD trở lên mỗi năm có thể giúp bạn lọt vào danh sách những người "giàu có" ở Mỹ. Viện Chính sách Kinh tế sử dụng một tiêu chuẩn khác để xác định ai chiếm 1% và 5% top thu nhập. Đối với năm 2021, bạn sẽ nằm trong top 1% nếu kiếm được 819.324 USD trở lên mỗi năm.

Để đạt được mức thu nhập đó, bạn có thể cần phải làm một điều gì đó hơn là công việc 8 tiếng mỗi ngày. Ví dụ về những người có thu nhập hàng tháng trong ngưỡng này có thể bao gồm chủ doanh nghiệp thành công, người nổi tiếng, vận động viên, các KOL hoặc người sáng tạo nội dung.

Thu nhập cao và nhiều tài sản

Thu nhập cao là một chuyện, nhưng giàu về tài sản lại có thể có ý nghĩa hoàn toàn khác. Một người thu nhập cao có thể có sẵn tiền mặt để chi tiêu cho hàng xa xỉ hoặc đi những chuyến nghỉ dưỡng đắt tiền. Mặt khác, một người giàu về tài sản có thể tập trung hơn vào việc tăng giá trị ròng của họ và tạo ra một di sản tài chính lâu dài.

Do đó, ngưỡng để được coi là giàu có là gì? Theo các chuyên gia, điều này mang tính chủ quan và có rất nhiều con số khác nhau có thể được đưa ra để đánh giá.

Chẳng hạn, một người có tài sản lưu động trị giá 1 triệu USD thường được coi là cá nhân có giá trị tài sản ròng cao [HNW]. Bạn có thể cần từ 5 triệu đến 10 triệu USD để đủ điều kiện trở thành người có giá trị tài sản ròng rất cao trong khi có thể cần từ 30 triệu USD trở lên để được coi là có giá trị tài sản ròng cực cao.

Đó là cách mà các cố vấn tài chính thường nhìn nhận về sự giàu có. Mặt khác, một người Mỹ bình thường coi 774.000 USD [khoảng 18 tỉ đồng] là giá trị tài sản ròng đủ để thoải mái về tài chính và giá trị ròng 2,2 triệu USD [hơn 50 tỉ đồng] có thể được coi là giàu có.

Bên cạnh đó, để lọt vào top 1% người có tổng tài sản ròng cao nhất nước Mỹ, bạn cần có ít nhất gần 11 triệu USD [hơn 250 tỉ đồng]. Đây là con số "trong mơ" đối với đa số người dân trên thế giới.

Trong khi đó, theo dữ liệu được thu thập từ Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới, năm 2021, top 1% người giàu nhất Việt Nam chiếm tới 26,5% tài sản của cả nước, trong khi top 10% những người giàu nhất chiếm tới 59%. Trái lại, 50% những người nghèo nhất chỉ chiếm 5,6% tài sản.

Để lọt vào top 1% dân số có tài sản lớn nhất Việt Nam, bạn cần có tài sản tối thiểu là 259.149 USD [gần 6 tỷ VND], và để lọt vào top 10% thì bạn cần có tài sản tối thiểu 61.313 USD [gần 1,4 tỷ VND]. So sánh nhanh, có thể thấy top 1% người giàu Mỹ có tài sản gấp 44 lần top 1% người giàu nhất Việt Nam.

Tuy nhiên, những con số này có thể sẽ chưa hoàn toàn bao quát hết mọi khía cạnh, trong bối cảnh tài sản của rất nhiều người Việt Nam tồn tại chủ yếu dưới dạng bất động sản.

Theo Tất Đạt

Theo Nhịp sống thị trường Copy link

Link bài gốc Lấy link! //markettimes.vn/bat-ngo-voi-tai-san-cua-top-1-nguoi-giau-o-my-gap-bao-nhieu-lan-so-voi-top-1-nguoi-giau-nhat-viet-nam-14386.html

Chủ Đề