Thiết bị đo lường điện Công nghệ 8

Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng

Tóm tắt lý thuyết

  • Nghề điện dân dụng rất đa dạng: điện năng phục vụ cho đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất
  • Người thợ điện có mặt ở hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường,… để làm công tác về điện
  • Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đối tượng lao động của nghề gồm:

  • Thiết bị bảo vệ đóng cắt và lấy điện
  • Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V
  • Thiết bị đo lường điện
  • Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện
  • Các loại đồ dùng điện

2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng

  • Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
  • Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
  • Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện

3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng

Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường: Làm việc ngoài trời, thường phải đi lưu động, làm việc trong nhà, nguy hiểm vì gần khu vực có điện, làm việc trên cao,...

4. Yêu cầu của nghề điện đối với người lao động

  • Kiến thức: Hiểu biết những kiến thức cơ bản về kĩ  thuật điện và một số quy trình kĩ thuật trong nghề điện.
  • Kĩ năng: có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.
  • Thái độ: yêu thích công việc, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động; làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.
  • Sức khoẻ: có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp…

5. Triển vọng của nghề

  • Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
  • Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở
  • Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn miền núi
  • Do sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật → nhiều thiết bị mới có tính năng hiện đại

6. Những nơi đào tạo nghề

  • Các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học kĩ thuật
  • Các Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
  • Các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện và tư nhân

7. Những nơi hoạt động nghề

  • Những công việc của nghề điện ở các hộ gia đình, trong các xí nghiệp, cơ quan, nông trại, đơn vị kinh doanh
  • Những cơ sở lắp đặt, sửa chữa về điện

Bài tập minh họa

Em hãy trình bày điều kiện lao động và yêu cầu của nghề điện dân dụng?

Gợi ý trả lời:

  • Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng: Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường: Làm việc ngoài trời, thường phải đi lưu động, làm việc trong nhà, nguy hiểm vì gần khu vực có điện, làm việc trên cao,...
  • Yêu cầu của nghề điện dân dụng:
    • Kiến thức: Hiểu biết những kiến thức cơ bản về kĩ  thuật điện và một số quy trình kĩ thuật trong nghề điện.
    • Kĩ năng: có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.
    • Thái độ: yêu thích công việc, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động; làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.
    • Sức khoẻ: có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp…

Câu 2

Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng?

Gợi ý trả lời:

Nội dung lao động của nghề điện dân dụng

  • Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
  • Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
  • Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện

Câu 3

Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng bao gồm những gì?

Gợi ý trả lời:

Đối tượng lao động của nghề gồm:

  • Thiết bị bảo vệ đóng cắt và lấy điện
  • Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V
  • Thiết bị đo lường điện
  • Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện
  • Các loại đồ dùng điện

Lời kết

Sau khi học xong bài Giới thiệu nghề điện dân dụng, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và trong đời sống

  • Đặc điểm và yêu cầu của nghề:

    • Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng

    • Nội dung lao động của nghề điện dân dụng

    • Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng

    • Yêu cầu của nghề điện đối với người lao động

    • Triển vọng của nghề

    • Những nơi đào tạo nghề

    • Những nơi hoạt động nghề

Điện năng là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Điện năng là gì?

  • I. Điện năng là gì? Các khái niệm liên quan
    • 1. Điện năng là gì?
    • 2. Điện năng tiêu thụ là gì?
    • 3. Điện sản xuất là gì?
    • 4. Công tơ điện là gì?
    • 5. Công của dòng điện là gì?
  • II. Công thức tính điện năng tiêu thụ
    • 1. Cách tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch điện
    • 2. Công thức điện năng tiêu thụ của thiết bị
  • III. Công thức tính công suất tiêu thụ điện năng
  • IV. Vai trò của điện năng trong cuộc sống hiện nay

I. Điện năng là gì? Các khái niệm liên quan

1. Điện năng là gì?

Điện năng là khái niệm được sử dụng để biểu thị năng lượng của dòng điện. Nói cách khác thì đó là công năng do dòng điện sinh ra. Điện năng giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động của máy móc và thiết bị điện, giúp các thiết bị hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Đơn vị đo điện năng là W hoặc kW.

2. Điện năng tiêu thụ là gì?

Điện năng tiêu thụ là số năng lượng tiêu hao cho thiết bị máy móc hoạt động. Điện năng tiêu thụ có đơn vị đo là Watt giờ hoặc kilowatt giờ. Ở Việt Nam, đơn vị điện năng tiêu thụ là “số điện”, 1 số điện bằng 1Kwh và bằng 1000Wh.

3. Điện sản xuất là gì?

Điện sản xuất là lượng điện được sản sinh từ hoạt động của các nguồn cung cấp như gió, nước, than đá hay điện hạt nhân. Ở Việt Nam, nguồn điện sản xuất chủ yếu từ tại các hồ thủy điện, lấy năng lượng từ nước.

4. Công tơ điện là gì?

Đây là một thiết bị quen thuộc, còn có tên gọi khác là đồng hồ điện hay điện năng kế. Chức năng chính của thiết bị này là dùng để đo lượng điện tiêu thụ khi các thiết bị máy móc vận hành.

Công tơ điện được dùng để đo lường lượng điện tiêu thụ của phụ tải điện. Trong công nghiệp, có một số loại công tơ điện còn có khả năng truyền thông tin, gửi dữ liệu lên hệ thống trung tâm quản lý, đo lường các chỉ số điện của một hệ thống máy móc hay cả phân xưởng sản xuất.

5. Công của dòng điện là gì?

Trong bài 6 vật lý 9 điện năng công của dòng điện có định nghĩa, công của dòng điện sẽ sản sinh trong một đoạn mạch, là số đo lượng điện mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng khác.

Công của dòng điện có đơn vị là kWh.

Ngoài ra còn có rất nhiều khái niệm liên quan khác như Công năng là gì? Động năng là gì?….Để được giải đáp thêm quý khách hàng hãy liên hệ tới hotline ruaxetudong, đội ngũ nhân viên sẵn sàng tư vấn bạn mọi lúc mọi nơi.

II. Công thức tính điện năng tiêu thụ

Có hai công thức tính điện năng tiêu thụ đó là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch và điện năng tiêu thụ của thiết bị điện. Chi tiết hai công thức tính điện năng này như sau:

1. Cách tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch điện

Trước khi đi vào chi tiết công thức tính chúng ta cần phải hiểu được điện năng tiêu thụ của đoạn mạch điện là gì?

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch là khái niệm được dùng để chỉ số năng lượng điện được biến đổi thành công năng nhằm tạo ra sự dịch chuyển của các điện tích trong mạch với thời gian xác định. Do đó chúng ta có công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch như sau:

A = U.I.t = U|q|

Trong đó:

  • A là ký hiệu cho điện năng tiêu thụ của đoạn mạch.
  • I là ký hiệu của cường độ dòng điện của đoạn mạch A [mỗi một đoạn mạch điện sẽ có chỉ số cường độ dòng điện riêng, đây là chỉ số biểu thị độ mạnh của dòng điện trong đoạn mạch].
  • t là ký hiệu của khoảng thời gian dịch chuyển của các điện tích.
  • U là ký hiệu của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
  • Q là ký hiệu của lượng điện dịch chuyển bên trong của đoạn mạch.

2. Công thức điện năng tiêu thụ của thiết bị

Điện năng tiêu thụ của thiết bị được tính bằng công thức sau:

A = P.t

Trong đó:

  • A là điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện.
  • P là ký hiệu của công suất định mức.
  • t là khoảng thời gian mà thiết bị sử dụng điện.

III. Công thức tính công suất tiêu thụ điện năng

Một công thức liên quan đến điện năng mà chúng ta không thể bỏ qua đó chính là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng.

Công suất tiêu thụ điện năng chính là chỉ số dùng để biểu thị cho tốc độ công năng của máy móc, thiết bị điện. Nó được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó. Công thức để xác định công suất tiêu thụ điện năng cụ thể như sau:

P = A/t

Trong đó:

  • P là ký hiệu của công suất tiêu thụ điện năng
  • A biểu thị cho công thực hiện có đơn vị là Jun và Newton mét [N.m]
  • t là ký hiệu của khoảng thời gian thực hiện công .

Hiện nay, các trang thiết bị máy móc phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong hoạt động sản xuất công nghiệp đều có ghi chỉ số này. Điều này giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng chọn lựa được thiết bị có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

IV. Vai trò của điện năng trong cuộc sống hiện nay

Điện năng giữ vai trò quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người hiện nay. Vai trò của điện năng đó là:

Đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người

- Cung cấp điện giúp cho các thiết bị máy móc như tivi, tủ lạnh, điều hòa,…vận hành

- Khi điện năng bị cắt, các thiết bị này sẽ bị ngừng hoạt động

=> Sử dụng điện năng là nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống sinh hoạt của con người hiện nay.

Đối với sự phát triển hệ thống tự động hóa và sản xuất công nghiệp

- Giúp cho hệ thống máy móc sản xuất hoạt động ổn định, mang lại hiệu quả năng suất cao, giảm bớt sức lao động và thời gian.

- Giúp cho hệ thống tự động hóa trong nhà máy vận hành ổn định.

Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Cung cấp năng lượng cho hoạt động tưới tiêu, giảm bớt sức lao động của người.

- Tạo tiền đề để mở rộng hoạt động sản xuất nông nghiệp, đem tới nguồn lợi nhuận lớn cho người nông dân.

Không những thế, vai trò của điện còn được thể hiện rõ trong nhiều lĩnh vực khác như y tế, giáo dục,…

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Điện năng là gì? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề