Thế nào rồi cũng xong vi phạm phương châm gì

Câu hỏi:Phương châm lịch sự là gì?

Lời giải:

Khi giao tiếp nên nói tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Tùy từng người mà chúng ta chọn cách xưng hô sao cho phù hợp hay tùy nơi mà âm điệu to hay nhỏ nên điều chỉnh cho phù hợp.

Ví dụ: Lời nói không mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

→ Câu tục ngữ trên có nghĩa là trong giao tiếp nên chọn lời hay, ý đẹp làm vừa lòng người khác, không nên nói những lời thô tục.

Cùng Top lời giải ôn lại lý thuyết và luyện tập nhé!

1. Các loại phương châm hội thoại

Phương châm về lượng

- Phương châm về lượng là khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiếu.

-Nếu nói thiếu nội dung sẽ làm người nghe không hiểu, khó hiểu hoặc gây hiểu lầm.

-Nếu nói quá nhiều thì làm người nghe cảm thấy khó chịu, không tập trung nghe câu chuyện của người nói.

Phương châm về chất

Phương châm về chất là khi giao tiếp cần nói đúng sự thật, đừng nói những điều mình không tin là đúng, không có bằng chứng xác thực.

Phương châm quan hệ

Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp chính, tránh nói lạc đề hay đánh trống lảng.

Phương châm cách thức

Là khi giao tiếp cần nói rõ ràng, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

Phương châm lịch sự

Khi giao tiếp nên nói tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Tùy từng người mà chúng ta chọn cách xưng hô sao cho phù hợp hay tùy nơi mà âm điệu to hay nhỏ nên điều chỉnh cho phù hợp.

2. Luyện tập

1.Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong các trường hợp sau?

a] Việc này là tuyệt mật nhất đấy!

b] Hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ tôi.

c] Cửa hàng này bán nhiều hải sản biển ngon lắm.

d] – Bạn là học sinh trường nào?

-Tớ là học sinh trường trung học cơ sở.

2.Đọc truyện cười sau và cho biết câu nói được in đậm đã vi phạm phương châm hội thoại nào. Vì sao người nói lại vi phạm phương châm đó?

Trứng vịt muối

Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh:

– Cùng là trứng vịt mà sao quả này lại mặn nhỉ?

– Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo. – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.

– Thế trứng vịt muốiở đáu ra?

Người anh ra vẻ thông thạo, bảo:

– Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết.Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao.

[Theo Truyện cười dân gian Việt Nam]

3.Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi:

Ai tìm ra châu Mĩ?

Trong giờ học Địa lí, thầy giáo gọi Hà lên bảng chỉ bản đổ:

– Em hãy chỉ đâu là châu Mĩ.

– Thưa thầy đây ạ! – Hà chỉ trên bản đồ.

-Tốt lắm! Thê bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mĩ?

– Thưa thầy, bạn Hà ạ!

[Sưu tầm]

a] Trong truyện cười trên, phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm?

b] Nếu tuân thủ phương châm hội thoại thì trò Bi phải trả lời thầy giáo như thế nào? Hãy viết lại câu trả lời đó.

c] Tìm một câu thành ngữ để nhận xét về trường hợp hội thoại trên.

4.Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới.

Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

– Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Lão cười nhạt bảo:

– Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy… Thế nào rồi cũng xong.

[Nam Cao]

a] Câu nói Thế nào rồi cũng xong của lão Hạc đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

b] Vì sao lão Hạc lại vi phạm phương châm đó?

c] Nhận xét về cách nói đó của lão Hạc bằng một çâu thành ngữ.

5.Tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao có nội dung liên quan đến phương châm lịch sự trong giao tiếp.

Đáp án

1.Các trường hợp nêu trong đề bài đều vi phạm phương châm về lượng do sử dụng các từ ngữ trùng lặp, gây thừa thông tín [câu a, b, c] hoặc thiếu thông tin [câu d].

a] Thừa từ nhất vì từ tuyệt mật đã hàm chứa ý nhất, tuyệt đối.

b] Thừa từ ngày vì từ sinh nhật có nghĩa là ngày sinh.

c] Thừa từ biển vì từ hải sản có nghĩa là các sản vật lấy từ biển.

d] Câu trả lời thiếu thông tin: tên một trường trung học cơ sở cụ thể.

2.Vận dụng kiến thức về các phương châm hội thoại để xác định phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Câu nói của người anh đã không tuân thủ phương châm về chất. Do thiếu hiểu biết nên người anh đã trả lời như vậy và chính vì thế mà truyện gây cười.

3.a] Truyện cười Ai tìm ra châu Mĩ? đã vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại. Câu hỏi của thầy giáo đã được trò Bi hiểu theo một hướng hoàn toàn khác [thầy hỏi ai là người tìm ra châu Mĩ trong lịch sử địa lí thế giới; trò trả lời về người tìm và chỉ ra châu Mĩ trên bản đồ trong giờ học Địa lí].

b] Nếu tuân thủ phương châm hội thoại, trò Bi phải trả lời thầy giáo như sau:

Thưa thầy, Cô-lôm-bô là người đã có công tìm ra châu Mĩ ạ.

c] Gâu thành ngữ nói về trường hợp vi phạm phương châm quan hệ như trong truyện: ông nói gà, bà nói vịt.

4.a] Câu nói của lão Hạc đã vi phạm phương châm cách thức.

b] Đây là trường hợp người nói cố tình vi phạm phương châm hội thoại bởi lão Hạc nói vậy chỉ cốt làm yên lòng ông giáo chứ không nêu rõ ràng, chính xác ý định, việc làm của lão cho ông giáo biết.

c] Nhận xét về cách nói của lão Hạc trong trường hợp này bằng một thành ngữ: nửa kín nửa hở..:

5.Ví dụ:

– Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

[Ca dao]

– Lời chào cao hơn mâm cỗ.

[Tục ngữ]

Học sinh

Thầy có thể dạy em làm bài này không ạ?

Gia sư QANDA - trantheann

a;Nói như vậy vi phạm phương châm về chất b;Vì lão muốn né tránh câu hỏi của ông giáo, lão muốn ông giáo yên lòng và giữ số tiền đó hộ lão

Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi [Ngữ văn - Lớp 9]

1 trả lời

Bài thơ được viết theo thể thơ nào [Ngữ văn - Lớp 9]

4 trả lời

“Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

Lão cười nhạt bảo:

[Nam Cao]

Câu in đậm trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm quan hệ

B. Phương châm lịch sự

C. Phương châm cách thức

D. Phương châm về lượng

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.

Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.

[Nam Cao, Lão Hạc]

a] Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.

b] Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?

c] Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?

Phương châm hội thoại nào đã không được các nhân vật trong đoạn trích dưới đây tuân thủ ? Sự vi phạm đó có chấp nhận được không? vì sao? 

  Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng . Đến nơi họ không chào hỏi gì cả , cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão :

- Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi , trò chuyện với ông, mà để nói cho ông biết : Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa . Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ , vất vả vì ông nhiều rồi. 

                            [Chân,Tay,Tai,Mắt,Miệng ]

Mn giúp mik nha , 15 phút nx mik pk nộp zùi =[[[[[

Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Qua đó em thấy Lão Hạc là người như thế nào?

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Ngữ văn Trắc nghiệm bài Các phương châm hội thoại [tiếp theo]

Câu thành ngữ nào dưới đây chỉ về cách nói của lão...

Câu hỏi: Câu thành ngữ nào dưới đây chỉ về cách nói của lão Hạc trong câu "Thế nào rồi cũng xong."

A. Điều nặng tiếng nhẹ

B. Nói úp úp mở mở

C. Đánh trống lảng

D. Nói hươu nói vượn

Đáp án

C

- Hướng dẫn giải

Câu thành ngữ chỉ về cách nói của lão Hạc trong câu "Thế nào rồi cũng xong" là: Đánh trống lảng

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Trắc nghiệm bài Các phương châm hội thoại [tiếp theo]

Lớp 9 Ngữ văn Lớp 9 - Ngữ văn

13/03/2022 19

Đáp án chính xác

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Các nhân vật trong truyện cười sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

MẮT TINH, TAI TINH

Có hai anh bạn gặp nhau, một anh nói:

- Mắt tớ không ai bằng! Kìa! Một con kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi phía trước mặt, tớ trông rõ mồn một đến cả từ sợi râu cho đến bước chân của nó.

Anh kia nói:

- Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu nó ngoáy trong không khí kêu vù vù và chân nó bước kêu sột soạt.

[Truyện cười dân gian Việt Nam]

Xem đáp án » 13/03/2022 14

Câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?

Biết thì thưa thớt/ Không biết thì dựa cột mà nghe.

Xem đáp án » 13/03/2022 13

Nhận định nào không phải nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?

Xem đáp án » 13/03/2022 12

Câu tục ngữ trên phù hợp với phương châm hội thoại nào?

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Xem đáp án » 13/03/2022 12

Câu in đậm trong đoạn trích trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

Xem đáp án » 13/03/2022 12

Trong giao tiếp, lời nói thiếu tế nhị và không tôn trọng người khác là vi phạm phương châm hội thoại nào?

Xem đáp án » 13/03/2022 12

Hai câu tục ngữ, ca dao sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?

1. Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi

Người khôn ai nơ nặng lời làm chi

2. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Xem đáp án » 13/03/2022 12

Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm lịch sự trong hội thoại?

Xem đáp án » 13/03/2022 11

Nói lan man, dây cà ra dây muống là vi phạm phương châm hội thoại nào?

Xem đáp án » 13/03/2022 11

“Nói giảm nói tránh” là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?

Xem đáp án » 13/03/2022 10

Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?

Xem đáp án » 13/03/2022 10

Câu "Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề" là định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây?

Xem đáp án » 13/03/2022 8

Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần làm gì?

Xem đáp án » 13/03/2022 8

Phương châm quan hệ nào được thể hiện trong đoạn trích sau:

- Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:

- Mất mấy con bò?

A Phủ trả lời tự nhiên:

- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.

Xem đáp án » 13/03/2022 4

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề