Thế giới có bao nhiêu nước 2023

Thế giới

  • Thứ năm, 22/6/2017 21:43 [GMT+7]
  • 21:43 22/6/2017

Điều tra thường niên của Liên Hợp Quốc nói dân số 7,6 tỉ người hiện nay của thế giới sẽ đạt mốc 8 tỉ vào năm 2023. Con số này sẽ tăng lên 9,8 tỉ vào giữa thế kỷ 21.

Hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc [1,4 tỉ người] và Ấn Độ [1,3 tỉ người] sẽ sớm hoán đổi vị trí cho nhau vào khoảng năm 2024. Các nước còn lại nằm trong top 5 quốc gia đông dân nhất thế giới bao gồm Nigeria, Mỹ và Indonesia.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc hôm 21/6 cũng chỉ ra khu vực có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất là tiểu vùng Sahara thuộc Châu Phi. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên tại khu vực này vượt xa phần còn lại của thế giới. Tới năm 2050, 7 trong số 20 quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ nằm ở Châu Phi.

20 quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2050. Số liệu: LHQ. 

Ngược lại, Châu Âu sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng già hóa dân số do tỷ lệ sinh tự nhiên không đạt được mức sinh thay thế [mức sinh đảm bảo sự thay thế của thế hệ sau cho thế hệ trước, khoảng 2,1 con/phụ nữ]. Tại Đông Âu, dân số các nước Ukraine, Ba Lan, Serbia, Bulgaria, Romania và vùng Baltic sẽ giảm 15%, báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy.

"Tại các quốc gia đang đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh thấp và già hóa dân số, người nhập cư sẽ là động lực chính cho gia tăng dân số và ngăn chặn sự thu nhỏ của quy mô dân số", giám đốc cơ quan dân số Liên Hợp Quốc John Wilmoth nói.

Đáng chú ý, tỷ lệ sinh tự nhiên thấp hơn mức sinh thay thế xảy ra ở 83 quốc gia, chiếm 46% dân số thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều này giúp làm chậm lại quá trình gia tăng dân số tại các quốc gia đang phát triển, nhưng đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng già hóa dân số tại các nước giàu.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc cũng cho thấy tình trạng nam giới nhiều hơn nữ giới phổ biến trên toàn cầu [102 nam trên 100 nữ]. Số người già trên 60 tuổi sẽ đạt 1 tỉ vào năm 2018 và cán mốc 2 tỉ năm 2050. Độ tuổi trung bình của dân số toàn cầu là 30 tuổi.

Cuộc sống "khó thở" vì quá tải dân số ở Trung Quốc Dân số quá tải tại Trung Quốc khiến cho cuộc sống trở nên vô cùng ngột ngạt

Duy Anh

Dân số thế giới đạt 8 tỷ người vào năm 2023 Liên Hợp Quốc Dân số thế giới 2023 8 tỷ người

Bạn có thể quan tâm

Du học sinh châu Á tại Úc - Ảnh: REUTERS

Úc: Tăng thời gian ở lại cho sinh viên

Theo SBS News, Chính phủ Úc đang cân nhắc tăng thời gian làm việc cho sinh viên quốc tế sau tốt nghiệp. Đầu tháng 9-2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Úc Jason Clare cho biết du học sinh có thể ở lại Úc thêm 2 năm so với quy định trước đây một khi chính sách mới được thông qua.

Theo đó, sinh viên có bằng cử nhân sẽ được ở lại làm việc 4 năm thay vì 2 năm, trong khi bậc thạc sĩ sẽ tăng lên 5 năm, tiến sĩ lên 6 năm.

Chưa kể quy định hiện có với các du học sinh ở những vùng regional [các địa điểm bên ngoài những thành phố lớn như Sydney, Melbourne, Brisbane], sẽ được tăng thêm 1-2 năm ở lại làm việc.

Sinh viên quốc tế từ nhiều nước đã hoan nghênh thông tin này, trong khi phần lớn đại học cho rằng quy định mới sẽ giúp giáo dục Úc có sức cạnh tranh giữa các thị trường du học lớn.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Clare O'Neil cho biết trong tháng 10 tới đây, chính phủ sẽ đưa ra danh sách những ngành nghề nào được ưu tiên áp dụng trong quy định mới. Một số lĩnh vực gần như chắc chắn có tên trong danh sách gồm y tá, kỹ sư, công nghệ thông tin - những ngành Úc đang cần nhân lực, đặc biệt ở trình độ cao.

Canada: Coi chừng mất quyền lợi ở một số trường tư

Theo Đài CBC [Canada], từ năm 2023, sinh viên quốc tế theo học tại những trường tư nhân không được chính quyền một số tỉnh bang bảo lãnh có thể không đủ điều kiện cấp giấy phép làm việc sau tốt nghiệp.

Điển hình cho quy định du học mới này là tại tỉnh bang Quebec dự kiến từ ngày 1-9-2023 chỉ cho phép sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở tư nhân được tỉnh bang bảo lãnh mới có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp.

Theo đại diện tỉnh bang Quebec, thời gian qua ghi nhận nhiều cơ sở giáo dục tư nhân không nằm trong danh sách bảo lãnh của chính quyền có nhiều vi phạm khi tuyển sinh du học sinh.

Phần lớn các trường này thu lợi từ những lỗ hổng từ các quy định nhập cư hiện tại. Vì vậy, Bộ trưởng Di trú và Người tị nạn của Canada Sean Fraser cho rằng việc siết lại quy định cấp phép ở lại làm việc cho sinh viên các trường tư không được chính quyền bảo lãnh là cần thiết, sẽ bảo đảm chất lượng của chương trình.

Sinh viên quốc tế tại Canda - Ảnh: GETTY IMAGES

Mỹ: Thay đổi bài thi SAT

SAT - bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ - sẽ có nhiều thay đổi trong năm học tới. Từ năm 2023, College Board - đơn vị tổ chức và quản lý SAT - cho biết thí sinh sẽ chuyển từ làm bài trên giấy sang làm bài trên laptop, máy tính bảng.

Thí sinh sẽ không được thực hiện bài kiểm tra này tại nhà. Các bài thi vẫn sẽ có sự giám sát của giám thị ở những trung tâm khảo thí.

Thời gian cũng giảm từ 3 tiếng xuống còn 2 tiếng. Nội dung trong các bài thi sẽ cô đọng. Các đoạn văn trong phần đọc hiểu sẽ được rút ngắn, nhưng các chủ đề được dự báo sẽ rộng hơn.

Trong bài thi toán, thí sinh cũng được phép dùng máy tính bỏ túi toàn thời gian thay vì có những phần không cho phép dùng máy tính như trước.

Anh: Thêm ưu tiên cho sinh viên tốt nghiệp các trường top

Các sinh viên quốc tế tại Anh - Ảnh: REUTERS

Từ 30-5-2022, Vương quốc Anh áp dụng visa cá nhân có tiềm năng cao [HPI]. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp ở bất cứ đâu - Mỹ, Đức, Úc, Trung Quốc hay Singapore… - miễn là đại học thuộc top 50 thế giới sẽ có thể đến Anh làm việc trong 2 năm.

Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính Anh hy vọng chương trình này sẽ thu hút những tài năng sáng giá nhất tới đây để phát triển giai đoạn đầu sự nghiệp.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng quy định mới sẽ ảnh hưởng đến giáo dục đại học của Anh. Trước đây, chính phủ nước này từng yêu cầu các ứng viên phải tốt nghiệp từ những trường ở Anh mới được phép ở lại làm việc.

Thời hạn được phép tìm việc sau tốt nghiệp ở Anh hiện là 2 năm cho bậc cử nhân và tăng lên 3 năm hoàn thành chương trình tiến sĩ.

Thành phố nào là điểm đến du học tốt nhất năm 2023?

Mới đây, QS - tổ chức uy tín của Anh thường xếp hạng chất lượng các trường đại học - đã đưa ra đánh giá về các thành phố là điểm đến du học tốt nhất trên thế giới.

Bảng thống kê được dựa trên một số tiêu chí về nguyện vọng, khả năng chi trả và ý kiến của du học sinh.

Theo đó, danh hiệu điểm đến du học tốt nhất tiếp tục thuộc về London [Anh], nơi tập trung nhiều trường đại học nổi tiếng của thế giới với cộng đồng sinh viên đa dạng và các hoạt động tuyển dụng sôi nổi.

Đồng hạng 2 là Seoul [Hàn Quốc] và Munich [Đức]. Nhìn chung top 3 vị trí dẫn đầu không thay đổi so với bảng xếp hạng năm 2022.

Xếp các vị trí tiếp theo lần lượt là các thành phố Zurich [Thụy Sĩ], Melbourne [Úc], Berlin [Đức], Tokyo [Nhật], Paris [Pháp], Sydney [Úc]…

Chủ Đề