Thể chế hóa và phi thể chế hóa là gì

Trải qua quá trình lịch sử, các thể chế được thiết kế bởi con người để tạo nên trật tự và giảm thiểu sự bất trắc trong trao đổi thông qua các tương tác kinh tế, chính trị và xã hội. Theo Douglass North - nhà kinh tế học nhận giải thưởng Nobel năm 1993, thể chế bao gồm các ràng buộc phi chính thức như như sự công nhận, điều cấm kỵ, thói quen, truyền thống, và bộ quy tắc ứng xử và các quy tắc chính thức của hệ thống pháp luật như hiến pháp, luật, quyền tài sản. Bên cạnh các ràng buộc chuẩn tắc sử dụng trong kinh tế học, các ràng buộc xác định tập hợp lựa chọn và vì thế xác định chi phí giao dịch và chi phí sản xuất, để từ đó quyết định khả năng có lợi nhuận và tính khả thì trong thực hiện hoạt động kinh tế. Các thể chế tiến hóa từ từ, kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Các kết quả trong lịch sử phần lớn là câu chuyện tiến hóa của thể chế mà tại đó hoạt động của nền kinh tế chỉ có thể được hiểu như một phần của câu chuyện liên tục. Các thể chế cung cấp cấu trúc khuyến khích [incentive structure] cho một nền kinh tế khi cấu trúc khuyến khích tiến hóa, nó định hình thay đổi kinh tế hướng về tăng trưởng, sự đình đốn hay suy giảm".

Theo định nghĩa trên, có 3 đặc điểm quan trọng của thể chế. Thứ nhất, thể chế được con người tạo ra, điều này trái ngược với các nhân tố khác như vị trí địa lý nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người. Thứ hai, thể chế là “quy tắc của cuộc chơi” được tạo nên để ràng buộc hành vi của con người. Thứ ba, tác động chính của thể chế lên sự phát triển của một quốc gia là thông qua các cơ chế khuyến khích.

Trong thể chế kinh tế, hai thành phần đóng vai trò quan trọng nhất là quyền tài sản và thực thi hợp đồng. Bảo vệ tốt quyền sở hữu tài sản [hữu hình và vô hình] và thực thi hữu hiệu hợp đồng giữa các tác nhân trong nền kinh tế sẽ khuyến khích tiết kiệm, đầu tư [vào tài sản vật chất, vốn con người, R&D], thúc đẩy cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Ngược lại, quốc gia nào có thể chế không bảo vệ tốt quyền tài sản và thực thi hợp đồng hiệu quả sẽ không khuyến khích cạnh tranh, tiết kiệm và đầu tư, vì thế tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đó sẽ ở mức thấp. Thậm chí, các quốc gia với đặc điểm thể chế này thường tạo ra cơ hội cho tham nhũng đầu cơ và trục lợi.

Thể chế đóng vai trò quyết định đến thịnh vượng hay suy thoái của một quốc gia. Hiểu được các nhân tố có thể tác động làm thay đổi thể chế sẽ góp phần vào quá trình đưa ra các quyết sách để thay đổi thể chế theo hướng đem lại lợi ích cho tăng trưởng và sự thịnh vương của đất nước. Có 4 lý thuyết có thể giải thích sự thay đổi và khác biệt về thể chế giữa các quốc gia và theo thời gian.

Thứ nhất, thể chế có sự khác biệt giữa các quốc gia là do yếu tố địa lý. Chẳng hạn, các nước ở xứ nhiệt đới có khí hậu nóng, ảnh hưởng đến năng suất lao động của người dân, nhất là người dân khi phải làm việc ngoài trời. Hơn nữa, khí hậu nóng là nơi phát sinh mầm bệnh và các loại virus gây bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, ảnh hưởng đến năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế của các nước nhiệt đới.

Thứ hai, thể chế có sự khác biệt là do yếu tố văn hóa. Các nước có nền văn hóa [niềm tin, thái độ, tín ngưỡng, sở thích...] khác nhau có thể tạo ra các thể chế khác nhau. Chẳng hạn, các nước có phần lớn người dân theo đạo Tin Lành luôn có xu hướng chi tiêu dè sẻn, vì thế làm tăng tỷ lệ tiết kiệm, dẫn đến đầu tư tăng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, thể chế là do con người tạo ra để thúc đẩy hoạt động sản xuất và trao đổi; nghĩa là thể chế được tạo ra nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí giao dịch, vì thế thể chế không phù hợp và tạo ra chi phí giao dịch cao sẽ bị loại bỏ

Thứ tư, một dòng lý thuyết khác cũng cho rằng thể chế là do con người tạo ra; tuy nhiên, không giống như lý thuyết giải thích thể chế hiệu quả, thể chế không hiệu quả có thể tồn tại lâu dài vì nhóm quyết định sự tồn tại hay biến mất của thể chế đang nắm quyền lực. Vì thế, cho dù thể chế đang hiện hữu tạo nên bất lợi cho tăng trưởng và phát triển; nhóm khác lên có thể sẽ loại bỏ thể chế thiếu hiệu quả đang tồn tại để dựng lên thể chế thiếu hiệu quả khác cho xã hội nhưng đem lại lợi ích cho nhóm mới lên nắm quyền lực.

Lý thuyết thứ nhất và thứ hai không thể giải thích được một số hiện tượng như trường hợp của Cộng hòa dân chủ Đức và Cộng hòa liên bang Đức trước đây; Triều Tiên và Hàn Quốc hiện nay. Các cặp nước này có chung khu vực địa lý, chung văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, nhưng theo các thể chế khác nhau đã tạo ra mức độ thịnh vương khác nhau. Trong khi Cộng hòa liên bang Đức và Hàn Quốc có thể chế dung hợp gồm các nội dung như thể chế kinh tế thị trường, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, thực thi hợp đồng hiệu quả... đem lại sự thịnh vượng cho đất nước và mức sống cao cho người dân thì Cộng hòa dân chủ Đức và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên có thể chế khai thác - thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung dẫn đến kết quả kinh tế tồi tệ và người dân có mức sống rất thấp.

Lý thuyết thứ ba không lý giải được tại sao những thể chế thiếu hiệu quả có thể tồn tại trong nhiều năm trong khi đó lý thuyết thứ tư giải thích sự khác biệt của thể chế có thể phân tích rất rõ ràng nhiều hiện tượng thể chế khác nhau.

Acemoglu và Robinson cho rằng, thể chế thay đổi khi có những thay đổi liên quan đến cơ cấu nhóm lợi ích. Tuy nhiên, các nhóm lợi ích mới thay thế cho nhóm lợi ích cũ chưa chắc đã thay đổi cấu trúc thể chế theo hướng hỗ trợ tăng trưởng. Điều này giải thích tại sao tại nhiều quốc gia, các cuộc lật đổ chính phủ diễn ra thường xuyên nhưng thể chế được nhóm lật đổ xây dựng tiếp tục mang tính khai thác, bóc lột không kém gì thể chế của các chính phủ trước đó.

Lý thuyết giải thích sự thay đổi thể chế của Acemoglu và Robinson được coi “đại diện cho quan điểm ảm đạm” vì “nếu các thể chế chính trị không được điều chỉnh thì các quốc gia không thể thực sự phát triển, nhưng đâu dễ gì chỉnh sửa các thể chế”. Trong công trình nghiên cứu của Banerjee và Duflo có chỉ ra rằng, cho dù thể chế chính trị không điều chỉnh, các chính sách thay đổi hay phương thức hoặc cách tiếp cận giải quyết các vấn đề của nền kinh tế thay đổi có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. Ví dụ, tuyên truyền cho người dân hiểu lợi ích của việc sinh đẻ có kế hoạch hay tuyên truyền cho người dân hiểu lợi ích của việc tiêm chủng mở rộng sẽ tăng hiệu quả của chính sách công.

Như vậy, thể chế chính trị có thể không có sự thay đổi triệt để nhưng nếu có những thay đổi trong chính sách, thể chế kinh tế có thể đem lại tác động tích cực cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống cũng như điều kiện sống của người dân.

North, 1991; Stiglitz, 1999; Burki và Perry, 1998; Fischer và Sahay, 2004

Acemoglu và Robinson, 2008

Trước khi bức tường Belin sụp đổ vào đầu những năm 1990.

Xem thêm những lập luận, phân tích và những bằng chứng lịch sử phong phú trong cuốn sách của Acemoglu và Robinson [2013] để hiểu rõ hơn lý thuyết thứ tư

Thể chế phi chính thức là gì?

Thể chế phi chính thức là các dư luận xã hội, góp phần hình thành đạo đức, lối sống, phẩm giá con người. Thể chế phi chính thức thuộc phạm trù "đức trị". Thể chế phi chính thức gồm vô tận các quy tắc bất thành văn, quy phạm, những điều cấm kỵ được tuân thủ trong quan hệ giữa nhóm người.

Thể chế là gì ví dụ?

Thể chế là hệ thống gồm các nguyên tắc, quy định, các luật lệ,... Thể chế được sử dụng để định hướng sự phát triển của một tổ chức hay một nhà nước, ở những lĩnh vực nhất định trong xã hội. Thể chế là sản phẩm của một chế độ xã hội, thể hiện bản chất và chức năng của Nhà nước lãnh đạo.

Thể chế kinh tế là gì?

Thể chế kinh tế là một hệ thống tổ chức, quy tắc và chính sách mà hỗ trợ, điều chỉnh và điều hành hoạt động kinh tế trong một quốc gia hoặc khu vực. Nó bao gồm các thành phần như các cơ quan quản lý, cơ sở hạ tầng, các quy tắc pháp luật và cơ chế thị trường.

Thiết chế thể chế là gì?

Thiết chế xã hội, thể chế xã hội hay ngắn gọn là thể chế, là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng. đây là khái niệm quan trọng và được dùng rộng rãi trong xã hội học.

Chủ Đề