Thái độ trong công việc là gì năm 2024

Bạn có biết vì sao, nhiều người thăng tiến rất nhanh trên con đường sự nghiệp trong khi những người khác cứ mãi “giậm chân tại chỗ”? Là do họ thông minh, tài năng hay vì “nhà mặt phố bố làm to? Ôi không đâu, vì 4 điều mà Chefjob sẽ tiết lộ dưới đây và bật mí một chút, thái độ làm việc tích cực giữ vị trí Quán quân đấy.

Thái độ làm việc tích cực giúp bạn tiến gần tới thành công hơn – Ảnh: Internet

Hầu hết chúng ta chỉ có mười mấy, hai mấy năm để được bố mẹ bảo bọc và chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ cũng như học tập mà chẳng cần lo lắng đến tiền bạc, sự nghiệp. Nhưng một khi đã đi làm rồi, bạn sẽ trở nên độc lập và tự có trách nhiệm với công việc cũng như cuộc sống của mình. Để có một tương lai tốt, nhất định phải có việc làm tốt. Để chạm đến vinh quang, nhất định phải có sự nghiệp rực rỡ. Muốn đạt được hết những điều mà Chefjob vừa nhắc để thành công, bạn nhất định phải có thái độ làm việc tích cực và 3 điều sau đây.

4 điều làm nên thành công

  • Thái độ làm việc tích cực.
  • Biết “tỏa sáng” đúng lúc – đúng chỗ, chứng minh năng lực, vai trò và tầm quan trọng không thể thiếu của bạn.
  • Linh hoạt trong công việc, mối quan hệ công việc và cá nhân.
  • Quản lý thời gian hiệu quả, chăm sóc tốt bản thân.

Vì sao thái độ làm việc tích cực lại giữ vị trí Quán quân? Bởi các chuyên gia đã chỉ ra rằng, thái độ làm việc quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc mà người đó tạo ra. Thái độ tích cực giúp công việc suôn sẻ hơn, dĩ nhiên kết quả đạt được đều thỏa mãn mọi người nên thăng tiến là chuyện một sớm một chiều. Nhưng thái độ tiêu cực thì mọi thứ sẽ chẳng đi đến đâu và lộ trình nghề nghiệp của bạn đứng yên một chỗ cũng là điều dễ hiểu.

Những người thành công luôn có thái độ sống và làm việc tích cực – Ảnh: Internet

Thái độ làm việc là gì?

Dựa trên mặt nguyên lý, thái độ là một yếu tố bên trong con người nên sẽ không định nghĩa và đo lường được. Tuy nhiên, dựa vào các giá trị thang đo liên quan đến nhận thức, hành vi, tính cách của con người mà người ta có thể dự đoán chính xác thái độ ai đó thông qua cách tiếp nhận thông tin và ứng xử của họ trước mọi vấn đề.

Nhiều người thường nhầm lẫn thái độ làm việc và tính cách nhưng thực sự không phải. Thái độ dựa trên nhiều yếu tố mà hình thành nên mà tính cách chỉ là một trong số đó. Phần lớn, khi làm việc trong môi trường tập thể, người ta thường bỏ qua cái tôi [tính cách] của mình để hòa nhập, đặt giá trị công việc lên ưu tiên.

6 chỉ số đo lường thái độ làm việc

  • Tuân thủ mệnh lệnh cấp trên: Điều này thể hiện qua sự tự giác và tập trung của nhân viên với quy định công ty và yêu cầu từ quản lý liên quan tới công việc.
  • Chủ động trong công việc.
  • Trung thực.
  • Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong công việc.
  • Học hỏi, tinh thần cầu tiến để phát triển.
  • Động lực làm việc và hoàn thành công việc.

Thái độ quyết định đến tác phong làm việc và kết quả của bạn – Ảnh: Internet

Làm thế nào để có được thái độ làm việc tích cực?

Thái độ làm việc tích cực là yếu tố quan trọng giúp bạn thay đổi cả vận mệnh sự nghiệp, song không phải ai cũng đam mê và yêu thích mãi một công việc. Đó là lý do tại sao bạn nên cải thiện tư duy lẫn thái độ làm việc của mình bằng các cách dưới đây để tinh thần luôn đạt ở mức tích cực:

1. Suy nghĩ rằng mọi thứ đều có thể: Bạn có thể làm tốt và sớm công việc được giao, bạn sẽ nhanh chóng tiến lên vị trí Trưởng bộ phận, Phó phòng,… hãy đề cao năng lực bản thân và mường tượng ra mình cũng sẽ làm tốt vị trí đó.

2. Hoàn thành mọi việc được giao, dù là nhỏ nhất: Chỉn chu và làm tốt mọi việc sẽ khiến bạn chuyên nghiệp hơn.

3. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người để đến khi bạn được đề bạt vào vị trí cao hơn, ai cũng ủng hộ và giúp đỡ bạn.

4. Làm việc bằng đam mê, nếu có lúc chán nản, hãy nhớ đến lý do mà bạn bắt đầu với công việc này.

5. Luôn trau dồi, nâng cao năng lực bản thân và tự tin thể hiện chúng.

6. Biết cách quản lý thời gian, có kỹ năng sắp xếp và quản lý công việc hiệu quả.

Thành công, hai từ này ai cũng mong muốn có được trong thời gian sớm nhất và Chefjob tin chắc bạn không ngoại lệ. Có được thành công không khó, quan trọng là bạn cần nỗ lực hết mình. Và trước tiên, hãy có thái độ làm việc tích cực từ những điều nhỏ nhất để từng bước tiến gần hơn tới thành công nhé.

Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ luôn là 3 yếu tố vô cùng quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng đối với một sinh viên mới ra trường khi đi xin việc làm. Vậy khi đi phỏng vấn điều khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy ấn tượng nhất là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về 3 yếu tố này trong cách nhìn của những nhà tuyển dụng nhé.

Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ

Kiến thức về chuyên môn là điều cần thiết và bắt buộc bạn phải có khi đi xin vào một vị trí mà bạn muốn làm việc. Những kiến thức liên quan tới chuyên ngành, ngoại ngữ là một trong những yếu tố giúp cho sinh viên dễ dàng có thể ứng tuyển hơn khi đi xin việc.

Kiến thức chuyên môn là yếu tố quan trọng

Theo một cuộc khảo sát được lấy ý kiến từ nhiều những doanh nghiệp lớn thì kiến thức chuyên môn sẽ chiếm khoảng tổng số điểm là 37,5% điểm số mà nhà tuyển dụng sẽ cho bạn, trong đó thì điểm tốt nghiệp sẽ chỉ là phần thứ yếu.

Điều quan trọng ở đây về phần nhà tuyển dụng không phải là những con số trên bảng điểm của bạn mà điều họ quan tâm là bạn có thể làm được gì và đem lại những gì cho doanh nghiệp của họ chứ không phải là những điểm số bạn đạt được tại trường.

Mặc dù, điểm số học tập của bạn rất tốt. Nhưng khi vào làm hầu hết các doanh nghiệp sẽ đào tạo lại bạn về các kiến thức liên quan tới lĩnh vực chuyên môn mà bạn sẽ làm tại đó. Thế nên, kiến thức chuyên môn chỉ là một điểm cộng đối với nhà tuyển dụng khi bạn đi xin việc.

2. Kỹ năng làm việc

Kỹ năng làm việc, đây là một trong những yếu tố chiếm con số khoảng 46.5% trong 3 yếu tố Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ của một sinh viên mới ra trường khi đi xin việc.

Kỹ năng làm việc cũng rất cần thiết

Khả năng bạn có thể hoàn thành những công việc được giao, tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề trong công việc, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thành thục công việc bạn đang muốn ứng tuyển,….Bạn có kỹ năng tốt, biến cách xử lý tình huống một cách hiệu quả. Đây sẽ là một trong những điểm nổi bật của bạn sẽ được nhà tuyển dụng xem xét ở bản.

Năng lực làm việc cũng được đánh giá cao hơn so với kiến thức chuyên môn, nhưng đây chưa phải là yếu tố để nhà tuyển dụng có thể nhận bạn vào làm việc cho công ty họ hay không.

3. Thái độ ứng xử

Thái độ ứng xử đây là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng cần nhiều nhất ở một bạn sinh viên. Thái độ có thể chiếm tới 93% trong việc quyết định đến tỷ lệ thành công của bạn.

Thái độ làm việc là yếu tố quan trọng hơn cả

Việc bạn có thể là chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có định hướng công việc rõ ràng, một con người biết cầu thị, có thái độ làm việc tích cực, biết cách ứng xử trong một hoặc nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Mặc dù, bạn không giỏi về kiến thức chuyên môn nhưng thái độ làm việc của bạn tích cực thì đây đã được coi là một điểm cộng rất lớn đối với bạn, việc chiếm được thiện cảm từ nhà tuyển dụng thì bạn từ chính thái độ làm việc của bạn thì đó là thành công của bạn rồi.

Ngoài ra, bạn cần phải có tinh thần làm việc năng động, ham học hỏi, thái độ làm việc cầu tiến, nhiệt huyết, chăm chỉ thì bạn không phải lo lắng bạn không qua được vòng thử việc.

Vì sao nhà tuyển dụng lại quan tâm nhiều tới thái độ ứng xử?

Thái độ quan trọng hơn trình độ

Kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc bạn đều có thể trau dồi thêm trong quá trình làm việc của mình.

Các công ty không cần phải những người quá giỏi, chỉ cần những người có tâm với chính công việc của mình đang làm. Không một công ty nào muốn nhận một người có tài năng nhưng lại không biết cách sử dụng tài năng của mình và không có cái tâm với công việc của mình đang làm.

Đối với đồng nghiệp xung quanh của mình cũng vậy, không ai muốn khi đến công ty thấy đồng nghiệp của mình uể oải, lười biếng, chán nản, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc.

Thái độ cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng công việc. Nếu bạn trong một tập thể công ty có một thái độ làm việc tích cực thì sẽ đều lấy được thiện cảm từ những người đồng nghiệp xung quanh mình.

Bạn hãy luôn ghi nhớ rằng trong 3 yếu tố kiến thức – kỹ năng – thái độ thì cả 3 yếu tố đều rất quan trọng nhưng yếu tố quan trọng hơn cả đối với nhà tuyển dụng đó chính là thái độ của bạn. Thái độ của bạn trong công việc, thái độ của bạn đối với những đồng nghiệp xung quanh sẽ giúp bạn đi xa hơn trong sự nghiệp của mình.

Hãy cố gắng tích lũy cho mình cả 3 yếu tố, đặc biệt là thái độ là điều bạn thực sự cần phải đặt lên hàng đầu để bạn có thể vững bước trên con đường chinh phục đam mê và sự nghiệp của mình.

Tại sao thái độ quan trọng trọng công việc?

Thái độ trong công việc là một yếu tố quan trọng để chúng ta có thể tiến bộ và làm tốt tại nơi công sở. Một người có thái độ làm việc tích cực sẽ không ngừng tìm tòi, học hỏi từ những thành công và cả thất bại. Hơn nữa, thái độ tích cực còn đến từ cách ứng xử, sự kết hợp nhuần nhuyễn với các đồng nghiệp khác.

Tinh thần thái độ là gì?

Trong tâm lý học, thái độ là một khái niệm tâm lý, là một tình cảm và quan điểm tinh thần tồn tại hoặc đặc trưng cho một người, đối với cách họ tiếp cận một vấn đề hoặc quan điểm cá nhân về nó. Thái độ bao gồm tư duy, quan điểm và cảm xúc của người đó.

Thái độ hợp tác trọng công việc là gì?

Thái độ hợp tác tốt với mọi người của mỗi cá nhân là thái độ sống tích cực, cùng liên kết giúp đỡ nhau trong công việc nhằm đạt hiệu quả cao vì lợi ích chung. - Thái độ hợp tác tốt là biết lắng nghe ý kiến của mọi người, chia sẻ những thuận lợi và cả những khó khăn vướng mắc trong công việc.

Kiến thức chiếm bao nhiêu phần trăm?

Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp. Trong đó kiến thức chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26 %, thái độ chiếm 70%.

Chủ Đề