Take a gap year là gì

Các bạn trẻ đang bị bó buộc trong guồng quay của học tập, công việc, cuộc sống, một vòng lặp liên tục được diễn ra hằng ngày. Bạn bị mệt mỏi, muốn trốn chạy thực tại hay bạn muốn nghỉ ngơi, dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, hãy thử lựa chọn “Gap Year”. Vậy “Gap Year” là gì? Các hoạt động Gap Year phổ biến là gì? Cần chuẩn bị những gì để có thời gian Gap Year lý tưởng và đáng nhớ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Gap Year là gì?

Gap Year là một kỳ nghỉ phép từ 6 tháng đến 1 năm, thường được thực hiện trong khoảng thời gian chuyển từ cấp 3 lên đại học, sau khi tốt nghiệp đại học hay có thể là giữa các lần nhảy việc. Đối tượng Gap Year nhiều nhất là học sinh cuối cấp 3 chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học, cũng có thể là những bạn đang có ý định đi du học, Gap Year đại học và sinh viên đã tốt nghiệp đại học nhưng chưa đi làm. Mọi người thường tham gia nhiều loại hoạt động giáo dục và phát triển khác nhau để nâng cao nhận thức thực tế, học tập, nghề nghiệp của bản thân.

2. Có nên Gap Year không? Những lợi ích và bất lợi của Gap Year

“Có nên lựa chọn Gap Year không?” là thắc mắc mà phần lớn các bạn trẻ đều đặt ra cho mình. Bạn phân vân không biết những lợi ích mà Gap Year mang lại hay những ảnh hưởng, bất lợi của việc Gap Year là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

2.1. 6 lợi ích của việc Gap Year

Khoảng thời gian Gap Year đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn, có thể kể đến những lợi ích sau:

1 - Được trải nghiệm thêm nhiều điều mới mẻ

Gap Year là khoảng thời gian tuyệt vời để trải nghiệm, được làm những gì mình thích và khám phá được những điều mới mẻ từ những công việc mới, những hoạt động tình nguyện hay các chuyến du lịch xa. Những hoạt động này bạn sẽ khó có thể thực hiện được nếu cứ mãi loay hoay trong guồng quay của cuộc sống. Đây cũng chính là khoảng thời gian để bạn có thể khám phá ra những khía cạnh khác của bản thân mình.

Trong thời gian Gap Year, bạn có thể đi đến những nơi mình muốn, khám phá thêm nhiều điều mới mẻ, thú vị

2 - Trau dồi thêm các kỹ năng mềm, phát triển bản thân

Trau dồi nhận thức, phát triển bản thân là những gì bạn sẽ nhận được trong khoảng thời gian Gap Year. Được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người mới, học tập hay làm việc với lĩnh vực mới giúp bạn có thể rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, cách thích nghi với mọi hoàn cảnh, trau dồi thêm vốn ngoại ngữ,.. Những điều đó rất có ích cho việc tuyển dụng sau này, là một điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng.

Gap Year là khoảng thời gian rất tốt để trau dồi các kỹ năng mềm của bản thân

3 - Mở rộng mối quan hệ

Khoảng thời gian một năm Gap Year sẽ giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn vốn có của bản thân, có thêm nhiều mối quan hệ mới. Việc được giao lưu, tiếp xúc với nhiều người, cả trong nước lẫn quốc tế sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ, có thêm nhiều người bạn mới. Những người bạn đó cũng có thể trở thành những đối tác kinh doanh thân thiết của bạn trong tương lai.

Khoảng thời gian Gap Year giúp bạn có thêm nhiều người bạn mới, nhiều mối quan hệ mới

4 - Biết cách quản lý và chi tiêu tiền bạc hợp lý

Trong khoảng thời gian Gap Year, bạn phải tự xoay xở với tài chính của bản thân, bạn sẽ học được cách tiết kiệm, cách quản lý chi tiêu của bản thân hợp lý. Việc quản lý tài chính sẽ giúp bạn nắm rõ được các khoản tiền, dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định, từ đó có thể hoàn thành nhanh chóng kế hoạch đã đặt ra.

Trong thời gian thực hiện Gap Year, bạn có thể học được cách quản lý chi tiêu hợp lý

5 - Mở rộng cơ hội tuyển dụng

Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những người có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế từ các dự án cá nhân, các sự kiện, những công việc tình nguyện,... cũng như đã có trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm cần thiết. Có những ứng viên này, công việc sẽ được đẩy nhanh tiến độ hơn, hiệu quả hơn. Mà tất cả những điều này bạn hoàn toàn có thể thực hiện được trong khoảng thời gian Gap Year.

6 - Có cơ hội khám phá bản thân

Gap Year là lựa chọn lý tưởng giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó khăn, phân vân khi không biết mình đang muốn gì. Đó cũng là cơ hội bạn được làm điều mình muốn, thử thách bản thân với những điều mới mẻ, giúp bạn định vị bản thân, nhanh chóng tìm ra con đường đi đúng đắn. Từ đó vạch rõ mục tiêu cho cuộc sống và sự nghiệp của bản thân và lên kế hoạch tối ưu nhất để thực hiện những mục tiêu đó.

2.2. 3 bất lợi của việc Gap Year

Tuy mang lại rất nhiều lợi ích nhưng Gap Year cũng có những điểm khó khăn, bất lợi nhất định. Phần lớn mọi người có thể nhận thấy rõ 3 điểm bất lợi sau đây.

1 - Áp lực từ nhiều phía

Thực tế hiện nay có rất nhiều bạn trẻ phân vân trước những lựa chọn, ngã rẽ của cuộc đời. Bạn mong muốn có những hướng đi tốt nhất cho bản thân vậy nên bạn lựa chọn Gap Year để có thể suy nghĩ kĩ hơn. Tuy vậy, bạn cũng sẽ phải chịu những áp lực “bị tụt lùi”, bắt đầu sự nghiệp muộn từ bạn bè đồng trang lứa, chịu áp lực từ sự nhòm ngó, soi xét của những người xung quanh như hàng xóm, họ hàng hay áp lực từ chính sự kỳ vọng, mong đợi của bố mẹ, người thân.

2 - Mất động lực

Khi bạn dành nhiều thời gian để trải nghiệm thực tế, thực hiện các dự án cá nhân, bạn sẽ không tập trung, mất động lực quay lại trường học, nơi làm việc. Điều cần làm bây giờ là bạn phải biết so sánh hiệu quả của hai hướng đi này, sau đó cần đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.

3 - Có thể khiến 1 số nhà tuyển dụng mất cảm tình

Bên cạnh việc các thành quả đạt được có thể làm nổi bật CV của bạn nhưng có thể 1 số nhà tuyển dụng không thích việc Gap Year, đặc biệt đối với các hồ sơ du học. Họ đang mong muốn tìm kiếm những người có thể làm việc lâu dài. Có lẽ họ cho rằng việc chọn Gap Year có nghĩa là bạn đã bỏ dở việc học, việc làm của mình để làm những điều mình thích vậy thì bạn cũng có thể sẽ tiếp tục từ bỏ công việc, việc học sắp tới.

Tìm hiểu thêm:

  • Du học với IDP: Theo đuổi nhóm ngành Tài chính?
  • Tham gia Chương trình học nghề: “tấm vé” giúp bạn theo đuổi công việc mơ ước và học tập cùng lúc

Tư vấn miễn phí

3. 4 hoạt động Gap Year phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều cách thực hiện Gap Year. Để Gap Year của bạn thêm ý nghĩa và không bị lãng phí thời gian, bạn có thể thực hiện một trong bốn hoạt động dưới đây:

3.1. Thử sức với lĩnh vực làm việc mới

Học sinh, sinh viên có thể thử sức với những công việc hay ngành nghề mà mình thích với mục đích trải nghiệm chứ không phải kiếm tiền. Từ đó, những người bạn trẻ này sẽ có cơ hội cọ xát với môi trường thực tế, tìm hiểu thêm về ngành nghề mà mình đang chọn.

Một số công việc bán thời gian để bạn có thể kiếm thêm thu nhập trong khoảng thời gian Gap Year như:

  • Viết lách
  • Dịch thuật [Content, biên dịch]
  • Travel / food blogger
  • Chuyên viên tín dụng part time
  • Trợ giảng, giáo viên part time
  • CTV bán hàng online, kinh doanh online
  • Nhân viên trực page
  • Nhân viên phục vụ,...

Ngoài ra, bạn có thể làm việc theo phương thức workstation [vừa làm việc, vừa du lịch]. Việc kết hợp này giúp bạn có thể linh động hơn, vừa có thể hoàn thành công việc, vừa có thể vui chơi, thư giãn mà vẫn đủ kinh phí để trang trải. Đây chắc chắn là xu hướng làm việc phổ biến trong tương lai.

3.2. Trở thành tình nguyện viên

Dành ra một năm để làm tình nguyện viên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng các mối quan hệ, trau dồi thêm kỹ năng sống, có thêm nhiều trải nghiệm, bổ sung và làm đẹp CV ứng tuyển sau này.

Công việc tình nguyện rất dễ tìm kiếm, có ở khắp mọi nơi. Điều bạn cần làm là tìm kiếm một công việc tình nguyện phù hợp với tính cách, kỹ năng và sở thích của bản thân.

Những công việc tình nguyện thường được kêu gọi, đăng tuyển bởi các tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ,… Tại đây, công việc mà các tình nguyện viên thường làm là tổ chức sự kiện, gây quỹ, hành chính, pháp lý, chơi đùa, giảng dạy, chăm sóc trẻ em, hiến máu nhân đạo, bảo tồn, thám hiểm,...

3.3. “Xách ba lô lên và đi”

Để có một kỳ Gap Year hoàn hảo và đáng nhớ, hãy đi đến những nơi bạn thích, bạn mong muốn được đặt chân đến từ lâu. Bạn có thể lựa chọn du lịch trong nước hoặc nước ngoài, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào ngân sách và sở thích của bạn.

Khoảng thời gian này giúp bạn lưu giữ và chia sẻ những khoảnh khắc tuyệt đẹp của bản thân, những nơi hay những gì được trải nghiệm. Thêm vào đó nó còn giúp bạn củng cố thêm nhiều kiến thức, hiểu biết về văn hóa, rèn kỹ năng sống, khả năng thích nghi hoàn cảnh, kỹ năng sinh tồn và mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới.

3.4. Học thêm

Đăng ký ngay một hoạt động, một môn học hay một khóa học mà bạn yêu thích để mở rộng, nâng cao các kỹ năng, kiến thức của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các kỳ thi và chương trình trao đổi học sinh, sinh viên với các quốc gia trên thế giới từ đó có thêm nhiều trải nghiệm thú vị hơn.

Ngoài ra, đây cũng là một khoảng thời gian phù hợp để bạn trau dồi thêm trình độ ngoại ngữ của mình hoặc ôn thi các chứng chỉ để đăng ký đi du học. Nếu bạn đang có ý định du học hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị du học, hãy liên hệ với IDP chúng tôi để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc của bạn nhé!

Học thêm những điều mình thích là lựa chọn lý tưởng trong thời gian Gap Year

4. Chi phí Gap Year và cách tích lũy tiền hiệu quả

Tiền bạc là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất để thực hiện kế hoạch Gap Year. Vậy chi phí Gap Year dao động trong khoảng bao nhiêu? Hay các cách tích lũy tiền hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu trong thời gian Gap Year là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Chi phí Gap Year dựa vào các yếu tố sau:

  • Chi cho ăn uống, sinh hoạt
  • Chi cho học tập
  • Chi cho nhu cầu đi lại
  • Chi cho việc bảo vệ sức khỏe
  • Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội
  • Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần

Cách để tích lũy tiền nhanh chóng, dễ dàng:

  • Xin hỗ trợ từ bố mẹ và người thân
  • Vay mượn từ ngân hàng
  • Đi làm trước tiết kiệm tiền trước khi Gap Year
  • Vừa Gap Year vừa làm

5. 6 điều cần chuẩn bị để có thời gian Gap Year hoàn hảo

Để thời gian Gap Year của bạn không bị lãng phí thời gian mà trở nên thật hoàn hảo và ý nghĩa, bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ những điều sau.

1 - Tìm hiểu kỹ chế độ bảo lưu/nghỉ phép của trường/công ty

Nếu đã là sinh viên muốn Gap Year đại học, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ chế độ bảo lưu kết quả học tập hoặc nghỉ phép của trường/công ty, xác định được thời gian bảo lưu là bao lâu sau đó cần lập một kế hoạch phù hợp và cân đối. Điều này sẽ nhắc nhở bạn không quên hoặc bỏ lỡ ngày trở lại trường học tập.

2 - Trao đổi trước với bố mẹ - người thân

Bạn cần lên kế hoạch trao đổi trước với bố mẹ và gia đình về việc Gap Year của mình để họ có thể hiểu, thông cảm, tin tưởng và yên tâm hơn vì một kỳ Gap Year đối với họ có thể là rất dài.

3 - Lên kế hoạch nghiêm túc - rõ ràng

Bạn cần lên kế hoạch Gap Year rõ ràng và nghiêm túc để khoảng thời gian Gap Year không bị lãng phí và vô ích. Bạn cần lập một danh sách những câu hỏi như “Bạn muốn đi đâu/ làm gì? Tại sao bạn muốn đi/ làm điều đó? Ưu, nhược điểm của những điều đó? Giá trị của những việc đó đem lại?”. Tiếp theo, hãy sắp xếp lại danh sách theo mong muốn của bạn. Cuối cùng là lên kế hoạch cho từng phần việc cụ thể rồi hoàn thành nó một cách tốt nhất.

4 - Tiết kiệm tiền, tạo ngân sách dự phòng

Bạn sẽ có một khoảng thời gian trống để làm những gì mình muốn. Đó là lý do lập ngân sách ước tính chi phí là việc rất quan trọng. Sau khi đã có ngân sách tổng, dự phòng dựa theo bảng kế hoạch, bạn cần phải xem xét phương án cụ thể, tối ưu nhất để tiết kiệm hoặc kiếm thêm thu nhập.

Cần lập ngân sách ước tính chi phí và một khoản dự phòng khi cần thiết

5 - Chuẩn bị hành lý và các giấy tờ cần thiết

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để không phải lo lắng trong khi thực hiện kế hoạch Gap Year của mình. Ví dụ như khi đi nước ngoài thì cần chuẩn bị những gì, đi làm, đi học thì cần chuẩn bị những gì,... Hành lý cũng cần chuẩn bị đầy đủ, bạn cần mang những vật dụng thiết yếu cho những chuyến đi xa.

6 - Lường trước những rủi ro

Điều cuối cùng mà bạn phải chú ý đó là cần lường trước những rủi ro có thể xảy ra và cần có những phương án, kế hoạch thay thế hợp lý. Bạn cần có ít nhất là 2 kế hoạch dự phòng để dễ dàng thay đổi trong trường hợp cần thiết.

6. Giới thiệu 5 chương trình Gap Year lý tưởng nhất cho bạn!

Hiện nay, đã xuất hiện rất nhiều chương trình đặc sắc dành cho những người đang có mong muốn trải nghiệm 1 năm Gap Year tuyệt vời. Bạn có thể tham khảo 1 số trải nghiệm Gap Year thú vị mà không tốn nhiều tiền dưới đây.

1 - Working Holiday tại Úc và New Zealand

"Working Holiday" là dạng du lịch kết hợp với làm việc tại nước ngoài, bạn được đến thăm một đất nước khác trong thời gian dài hơn so với du lịch bình thường. Tuy nhiên cũng có điều kiện là bạn phải có khả năng đảm nhận công việc ngắn hạn để hỗ trợ cho chuyến đi.

"Working Holiday" là dạng du lịch kết hợp với làm việc tại nước ngoài

2 - Đi Aupair ở châu Âu

Aupair là một chương trình giao lưu văn hóa quốc tế. Khi bạn tham gia chương trình này, bạn sẽ được đến một đất nước khác và sống cùng với một gia đình bản xứ trong vòng một năm. Ở đó, bạn được khám phá đất nước mới, học ngôn ngữ mới, thậm chí còn được hỗ trợ phí sinh hoạt, tiền bảo hiểm, tiền xe bus… Để nhận được những đãi ngộ đó, bạn phải dành thời gian để vui chơi và chăm sóc trẻ em trong gia đình bản xứ đó.ài

3 - Đi làm ở 1 số nước châu Á

Các thị trường lớn trong khu vực Châu Á như Thái Lan, Philippines, Malaysia,... có xu hướng tuyển thực tập sinh đến từ Việt Nam để hỗ trợ, giúp đỡ cho các hành khách người Việt. Tiếng Anh là yêu cầu thiết yếu để làm những công việc này. Ngoài ra, những bạn có kinh nghiệm còn có thể được ưu tiên hơn. Các công ty Philippines thường tuyển vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, Malaysia hay tuyển về mảng marketing còn Thái thì cần phần lớn nhân viên bên mảng du lịch vì khách du lịch Việt Nam qua Thái khá là nhiều.

4 - Đi tình nguyện WWOOF, Workaway

WWOOF [World Wide Opportunities on Organic Farms] liên kết các trang trại hữu cơ ở hơn 100 quốc gia lại với nhau, kết nối tình nguyện viên ở khắp mọi nơi trên thế giới với các trang trại này để chia sẻ một cách sống bền vững và giao lưu văn hóa.

Đến với WWOOF, bạn sẽ được học làm nông, làm tất cả các công việc của người nông dân từ việc nhẹ như làm vườn, gieo hạt chăm sóc cây cối, thu hoạch đến những công việc nặng hơn một chút như cho gia súc ăn, vắt sữa, đóng gói nông sản, sản xuất rượu nho,...

Còn Workaway thì làm các công việc như làm nông trại, dạy học cho các bạn nhỏ hay dọn phòng trong nhà khách tới lễ tân.

5 - Gap Year ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Gap Year có lẽ chưa được phổ biến lắm. Tuy nhiên cũng vẫn có một số trang trại và khu nghỉ dưỡng ở Đà Lạt, Tây Nguyên tuyển các tình nguyện viên đến làm nông trại. Công việc tuy có phần mệt mỏi, vất vả nhưng bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, làm cho không khí thêm xanh - sạch - đẹp và có lúc bạn còn được gặp gỡ, tiếp xúc, làm chung với người nước ngoài nữa đó.

Nếu bạn thắc mắc không biết Gap Year là gì? Gap Year đem lại lợi ích hay bất lợi gì? thì bài viết trên đã giải đáp được phần nào những thắc mắc của bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ có được hành trang vững chắc để sẵn sàng bước vào hành trình Gap Year đầy hy vọng sắp tới.

Take a gap year nghĩa là gì?

Gap year có thể hiểu là thời gian “nghỉ giữa hiệp” kéo dài 6 tháng đến một năm, được hiểu là cơ hội để bạn trẻ rời bỏ sách vở, rời bỏ giảng đường quen thuộc để có thể thỏa trải nghiệm những điều bản thân mong ước.

Lợi ích của gap year là gì?

Về lợi ích của Gap year, cũng theo nghiên cứu này thì đều tích cực giúp phát triển cả nhân [98%], tăng sự tự tin cá nhân [96%], tăng khả năng giao tiếp, hoà đồng xã hội [93%] và hầu hết đều có nhận xét là trải nghiệm từ Gap year giúp nâng cao khả năng thành công nghề nghiệp, hiểu biết về văn hoá và nhận thức bản thân ...

Tại sao phải gap year?

Gap year là cơ hội để bạn “nghỉ ngơi giữa hiệp” sau những chuỗi thời gian học tập vất vả. Thoát khỏi những hoạt động lặp đi lặp lại thường ngày. Khoảng thời gian này sẽ bạn tái tạo lại năng lượng để tiếp tục hoặc chuẩn bị cho một hành trình mới. Bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, các dự án mới mẻ.

Nghỉ 1 năm đại học gọi là gì?

Một năm gap year cũng mang tới cho bạn những trải nghiệm cuộc sống [quốc tế] cần thiết khi ghi danh vào một trường đại học hay xin việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Chủ Đề