Tại sao 2 đại dương gặp nhau

Khi nhìn vào bản đồ, nhiều người có thể cho rằng các vùng biển là một khối thống nhất. Chúng chỉ được phân thành các đại dương để đặt tên. Nhưng ít ai biết rằng, giữa các đại dương cũng có những ranh giới rất sống động.

Nếu đến vùng ranh giới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, bạn sẽ một phen "Ố á" vì hiện tượng thiên nhiên quá đỗi kỳ thú. Theo đó vùng nước giữa hai đại dương có đường ranh giới phân chia rõ rệt. Nhìn từ trên cao, du khách có thể thấy hai vùng nước không hòa lẫn vào nhau và có màu sắc khác biệt. 

Khoảnh khắc ấn tượng giữa hai đại dương nhìn từ trên cao.

Điều gì khiến nước giữa chúng không thể hoà làm một? 

Thực chất là do cấu tạo nước giữa hai đại dương khác nhau. Nước của Thái Bình Dương có độ mặn, thành phần, mật độ cũng như cấu trúc khác với Đại Tây Dương.

Phần đường ranh giới được gọi là vùng đệm của đại dương. Các chuyên gia gọi là Haloclin – hiện tượng làm ranh giới giữa các vùng nước có độ mặn khác nhau. Hiện tượng này xuất hiện giữa những dòng nước có độ mặn chênh nhau ít nhất 5 lần.

Vùng nước giao nhau giữa hai đại dương không chịu hòa lẫn.

Trước đó, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cousteau [1910-1997] từng lặn xuống eo biển Gibraltar [eo biển hẹp nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương] và phát hiện thấy các lớp nước có độ mặn khác nhau giống như được phân chia bởi một lớp màng trong suốt. Không chỉ vậy, mỗi lớp nước lại có một hệ động thực vật riêng.

Ngoài hai đại dương này, một số vùng nước khác cũng xuất hiện tình trạng tương tự. Có thể kể đến biển Skagerrak và Kattegat với màu nước khác nhau và hoàn toàn tách biệt.

Nơi nước của hai dòng sông không hòa lẫn, tạo nên cảnh tượng kỳ diệu.

Bên cạnh biển, có còn nước của hai dòng sông Negro và Amazon không hoà lẫn tạo nên hai mảng màu đen – nâu vàng riêng biệt. Hiện tượng không hợp lưu tạo ra cảnh tượng vô cùng kỳ diệu.

Nước tại điểm giao của hai con sông Negro và Amazon. 

Có thể nói việc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nước được tách làm đôi là do chênh lệch độ mặn. Trong khi Đại Tây Dương rất mặn thì nước ở Thái Bình Dương được pha loãng hơn, vì thế sẽ tạo nên ranh giới ở điểm giao nhau. Quả là kiệt tác từ thiên nhiên đúng không nào.

Bạn nghĩ sao về "kiệt tác" này? Chia sẻ với Thieunien.vn nhé!

Nơi hai biển gặp nhau nhưng dòng nước tách đôi không hòa trộn

Qua nhiều thế kỷ, hàng triệu du khách đã tới Skagen để chứng kiến cảnh tượng kỳ quan thiên nhiên kỳ lạ: hiện tượng hai biển. Ở đầu Skagen là bãi biển Grenen, nơi biển Skagerrak và Kattegat gặp nhau trong những đợt sóng vỗ liên tục, tạo nên hai màu nước khác nhau.

Hai dòng nước không hòa hợp khi nhìn từ trên cao

Kattegat chảy vào biển Baltic, trong khi đó Skagerrak chảy vào Biển Bắc. Hai biển này có sự hội tụ tại Grenen. Sự khác biệt về màu sắc của dòng nước do lượng muối và mật độ nước. Nếu như nước biển ở Skagerrak mặn hơn do gần với Đại Tây Dương, thì nước biển của Kattegat bị pha loãng bởi biển Baltic – nơi có độ mặn thấp hơn.

Hai biển Skagerrak và Kattegat hội tụ ở Grenen dài tới 60km, tạo nên cảnh tượng tự nhiên kỳ diệu với những đợt giao thoa sóng và di chuyển trầm tích. Một lượng lớn cát được vận chuyển dọc theo bờ biển phía tây và phía bắc về Grenen. Một phần của trầm tích này – tương đương với 1 triệu mét khối mỗi năm, lắng đọng trên bờ biển phía bắc, dần dần hình thành các đụn cát mới và vật liệu dưới đáy biển.

Nơi giao nhau của hai dòng nước biển

Sóng liên tục dồn từ hai phía, giao nhau ở điểm cuối của bán đảo tại Skaw Spit. Nơi này có rạn san hô cát kéo dài gần 2km hướng ra biển. Cũng ở vùng nước đặc biệt này, cá và những loài động vật có vú sống trong đại dương phát triển mạnh, bao gồm cá voi hay hải cẩu.

Hiện tượng hai dòng nước không hòa hợp không chỉ xuất xuất hiện ở nơi giao nhau của hai đại dương, còn có tại cửa sông. Du khách có thể tận mắt chứng kiến hai màu nước khác nhau của hai dòng sông không chịu hòa lẫn tại Brazil.

Hiện tượng hợp lưu không hợp dòng từng xảy ra tại nhiều con sông trên thế giới, nhưng ở Brazil, cảnh tượng này ấn tượng mạnh mẽ hơn cả.

Nơi nước của hai dòng sông không hòa lẫn, tạo nên cảnh tượng kỳ diệu

Sông Negro và Amazon hợp lưu kéo dài chừng 6km. Màu nước của chúng không hòa lẫn nên tạo ra hai mảng màu đen – nâu vàng riêng biệt. Màu đen của sông Negro như chảy song song cạnh màu nâu vàng của nước sông Amazon. Cảnh tượng này chiêm ngưỡng rất rõ khi nhìn từ trên cao.

Theo phân tích của các nhà khoa học, sở dĩ nước sông Negro có màu đen do mang nồng độ axit cao và ít phù sa. Trong khi đó, nước sông Amazon chứa nhiều bùn, cát nên có màu nâu vàng. Và một yếu tố khác nữa khiến hai dòng chảy của chúng không chịu hòa hợp đó là khác nhau về nhiệt độ nước và tốc độ dòng chảy. Tuy nhiên, đến khu vực phía hạ lưu, chúng cuối cùng cũng chịu hòa lẫn để hợp nhất trở thành sông Lower Amazon.

Nhờ hiện tượng tự nhiên độc đáo này, nơi này trở thành điểm thu hút đông đảo khách du lịch. Thời gian ghé thăm tốt nhất hàng năm từ giữa tháng 1 và tháng 7.

Huy Hoàng

Theo Wanderspots/skagen

Chủ Đề