Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ mà không phụ thuộc vào việc định hình

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTLUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆGiảng viên: Thầy Châu Quốc AnĐỀ TÀI: BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌCNGHỆ THUẬT DÂN GIAN THEO PHÁPLUẬT QUỐC TẾTp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2016DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTQSHTTTPVHNTDGSHTTQuyền sở hữu trí tuệTác phẩm văn học nghệ thuật dân gianSở hữu trí tuệLỜI MỞ ĐẦUTác phẩm văn học nghệ thuật dân gian được xem là “món ăn” tinh thần trongcuộc sống hiện tại và tương lai. Vì vậy, các quốc gia cần bảo vệ, khuyến khíchviệc giữ gìn, phát huy những giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.Với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệcủa tác giả đối với chúng là vô cùng quan trọng.Trên thế giới, xã hội đã bắt đầu có một cách nhìn nghiêm túc và khoa họchơn về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả, cả về phía các tác giả,cơ quan bảohộ tác giả cũng như từ phía các công dân. Tuy nhiên, bảo hộ tác phẩm văn họcnghệ thuật dân gian là lĩnh vực mới và gây nhiều tranh cãi không chỉ ở ViệtNam mà còn trên phạm vi quốc tế. Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đốivới tácphẩm văn học nghệ thuật dân gian chưa được thực hiện một cách nghiêmchỉnh và đồng bộ.Bảo đảm thực hiện một cách nghiêm chỉnh, toàn diện và đồng bộ pháp luậtvề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân giantrên thế giới là một vấn đề tất yếu khách quan. Pháp luật quốc tế về quyền sởhữu trí tuệ đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cần được thực hiệnđầy đủ và đúng đắn để ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vivi phạm đã và đang diễn ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả,bảođảm môi trường xã hội và môi trường pháp lý thuận lợi cho cộng đồng được thụhưởng những giá trị tinh thần và nhân văn cao đẹp kết tinh trong các tác phẩmvăn học, nghệ thuật dân gian.Nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệthuật dân gian theo pháp luật quốc tế “ để nghiên cứu sâu hơn, rõ hơn nhằmgóp phần giải quyết những vấn đề hiện nay về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệđối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian hiện nay.Đề tài có mục đích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đếnviệc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian trên Thế giới hiện nay,những quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền tác giả tác phẩm vănhọc, nghệ thuật dân gian và thực tiễn trên thế giới và so sánh với thực tiễn ởViệt Nam hiện nay.Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ TÁCPHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ1.1.1 Khái niệm quyền tác giảTác giả, với tư cách là chủ thể sáng tạo ra tác phẩm có quyền được hưởngthành quả lao động sáng tạo của mình trong một khoảng thời gian nhất định.Bảo hộ quyền tác giả sẽ khuyến khích sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị phụcvụ công chúng và xã hội. Chính vì lẽ đó, Tiến sỹ Kamil Idris, Tổng giám đốc tổchức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã phát đi thông điệp nhân ngày Sở hữu trítuệ thế giới năm 2007 [26/4] với tựa đề “Khuyến khích sáng tạo - khích lệ cáctài năng sáng tạo và đổi mới đang tạo dựng thế giới và tương lai của chúng ta đó là mục đích cuối cùng mà sở hữu trí tuệ đang phụng sự”.Quyền tác giả hay tác quyền [tiếng Anh: copyright] là độc quyền của mộttác giả cho tác phẩm của người này. Đây được xem như là phần cốt lõi của phápluật nhằm trao cho các tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo sự bảo hộ cho nhữngsáng tạo về văn học và nghệ thuật của họ [cũng còn được gọi là tác phẩm]không bị vi phạm bản quyền. Ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học,sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyềnthanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giảtrong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữutrí tuệ [intellectual property] và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sởhữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gaygắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩmđược ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giảthông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công laocủa tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất.Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đã có từ rất lâu trên thế giới,bắt đầu từ các nước phương Tây. Lịch sử bản quyền gắn với việc phát minh rakỹ thuật in ấn. Sau khi Johannes Gutenberg phát minh ra kỹ thuật và máy in mới[khoảng giữa thế kỷ 15], các bản sao chép lại của một tác phẩm bắt đầu có thểđược sản xuất với số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nhưng để đi đến các quyđịnh có tính pháp lý về quyền tác giả vẫn còn một chặng đường dài. Mãi tớinăm 1710, trong một bộ luật tại nước Anh, với Statue of Anne, lần đầu tiênquyền độc quyền sao chép của tác giả mới được pháp luật công nhận. Tại ViệtNam, khái niệm quyền tác giả tuy rất mới mẻ, song quyền này đã được ghi rõtrong Hiến pháp: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phátminh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phêbình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảohộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”.Ở mỗi quốc gia, pháp luật về quyền tác giả trao cho các tác giả, nghệ sỹ vàcác nhà sáng tạo [chẳng hạn nhạc sỹ, nhà văn công bố tiểu thuyết, người viếtphần mềm, nhà thiết kế trang web và các tác giả sáng tạo khác] sự bảo hộ pháplý. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêmtối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phépnâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn.1.1.2 Điều kiện bảo hộ quyền tác giảCần lưu ý rằng việc bảo hộ quyền tác giả mang tính chất lãnh thổ. Tác phẩmchỉ được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn pháplý được quy định bởi pháp luật về quyền tác giả của nước muốn bảo hộ tácphẩm của mình. Vì vậy, mỗi nước có hệ thống bảo hộ quyền tác giả riêng biệt,dựa trên một hay nhiều đạo luật quy định.Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật quy định điềukiện để một tác phẩm được bảo hộ phải đảm bảo được định hình dưới một hìnhthức nhất định. Điều 3 Công ước quy định rõ các nước thành viên tham gia nếutheo luật pháp nước mình quy định "coi sự tuân thủ các thủ tục như lưu chiến,đăng kí, thông báo như là một điều kiện bảo hộ theo Công ước". Các tác phẩmđược bảo hộ không phụ thuộc vào việc công bố hay chưa công bố nếu như quốcgia có tác phẩm đó là thành viên của Công ước. Nếu là công dân hay cư dân củamột nước là thành viên Công ước Berne, hoặc đã công bố tác phẩm của mình tạimột trong số các nước thành viên của Công ước, thì tác phẩm sẽ tự động đượchưởng sự bảo hộ quyền tác giả theo quy định trong Công ước Berne.Theo pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ quyền tác giả được quy địnhtrong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2013 từ Điều 13 đến Điều 15. Theo đó, các tácphẩm để được bảo hộ quyền tác giả phải đáp ứng các yếu tố:Thứ nhất, tác phẩm phải là thành quả của quá trình lao động mang tính chấtsáng tạo và chủ thể của hoạt động sáng tạo này là các tác giả thông qua quátrình lao động trí óc, kinh nghiệm và các yếu tố hỗ trợ khác. Vì vậy tác phẩmhết sức phong phú vag đa dạng, chứa đựng những giá trị tinh thần và giá trị kinhtế.Thứ hai, tác phẩm được bảo hộ phải đảm bảo tính nguyên gốc, tức là phải dotác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từbất kì một tác phẩm nào khác.Mỗi quốc gia, ý nghĩa chính xác về tính nguyên gốc là khác nhau trong phápluaatjveef quyền tác giả. Việc xác định tác phẩm "gốc" trong từng lĩnh vực khoahọc, văn học, nghệ thuật dựa trên căn cứ thể hiện quá trình lao động sáng tạocủa tác giả.Thứ ba tác phẩm chỉ được bảo hộ hình thức thể hiện dưới dạng văn bản hayvật thể, chứ không bảo hộ nội dung ý tưởng.1.1.3 Nội dung quyền tác giảLiên minh châu Âu đã đưa ra nhiều chỉ thị để thống nhất quyền tác giả trongtoàn Liên minh châu Âu. Theo Chỉ thị phần mềm [91/259/EWG] ra đời vào năm1991 thì các chương trình máy tính được bảo vệ như là các tác phẩm văn họctheo ý nghĩa về quyền tác giả. Trong năm 1993, thông qua Chỉ thị về hòa hợpthời gian bảo vệ quyền tác giả và một số quyền bảo vệ có liên quan [còn gọi làChỉ thị về thời gian bảo vệ], thời gian bảo vệ của các tác phẩm văn học và nghệthuật được ấn định thống nhất là cho đến 70 năm sau khi tác giả qua đời. Cácquyền lợi của những nhà nghệ thuật biểu diễn chấm dứt 50 năm sau khi biểudiễn.Với Chỉ thị quyền tác giả của Liên minh châu Âu [Chỉ thị 2001/29/EG] các quyđịnh luật pháp châu Âu về quyền tác giả được nâng lên cùng với thời đại số vàcác định ước quốc tế được thực hiện thông qua các hiệp định của Tổ chức Sởhữu trí tuệ thế giới [WIPO].Theo quy định tại Điều 2 Công ước Berne về Bảo hộ quyền tác gải đối vớitác phẩm văn học, nghệ thuật, các đối tượng được bảo hộ bởi Công ước baogồm "tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳbiểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, sáchpample và các bài viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và cáctác phẩm cùng chủng loại; các tác phẩm kịch hay nhạc kịch, hoạt cảnh và kịchcâm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có cáctác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình điệnảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, thạch bản;các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiệnbằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứngdụng, minh họa, địa đồ, đồ án, phác họa và các tác phẩm thể hiện không gian bachiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học.Nội dung quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, nằm đanxen ở các quy định của Công ước. Theo Điều 6 của Công ước quyền nhân thânđộc lập với quyền kinh tế của tác giả và cả sau khi quyền này đã được chuyểnnhượng, tác giả vẫn giữ nguyên quyền được đòi thừa nhận mình là tác giả củatác phẩm và phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những viphạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tămcủa tác giả. Việc quy định những quyền trên phụ thuộc vào pháp luật của từngquốc gia thành viên.1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁCPHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN1.2.1 Lịch sử phát triển của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ở một sốnước trên thế giớiTác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảngtruyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng củacộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêuchuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.Mỗi một dân tộc trên thế giới đều chứa đựng những nét văn hóa vô cũngphong phú và đặc sắc, điển hình cho những nét văn hóa đó là các tác phẩm vănhọc nghệ thuật dân gian mà chúng ta từng nghe đến như: Sử thi dân gian Nga[Tráng sĩ ca], con vật tinh ranh của Châu Phi, thần thoại Hy Lạp...Qua các tácphẩm văn học nghệ thuật dân gian hiện lên hình ảnh của các cộng đồng dân tộc,phong tục tập quán, cách cư xử ứng xử...họ sống với nhau từ lâu đời và lưutruyền qua nhiều thế hệ, đồng thời phát triển những nét văn hóa đó và cũngthông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian bộc lộ rõ nét đặc trưng vănhóa của các nước trên thế giới, thể hiện tình yêu thiên nhiên yêu đất nước, tìnhyêu giữa người với người. Đây là một phần thiết yếu và không thể thiếu trongvăn hóa và cuộc sống loài người. Nó rất quen thuộc với mỗi chúng ta qua lời kểchuyện, những làn điều hay những tác phẩm nghệ thuật tranh vẽ hay điêukhắc...của ông bà, cha mẹ.Các nước phát triển trong đó có Việt Nam đã biết lợi dụng ưu thế của mìnhvề mặt văn hóa nghệ thuật để tác động vào sự phát triển kinh tế xã hội, đồngthời có nhiều đổi mới trong chính sách phát triển các tác phẩm văn hoc nghệthuật dân gian.Tác phẩm văn hoc nghệ thuật dân gian ra đời từ thời kì công xã nguyênthủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp,tiếp tục tồn tại cho đến thời đại ngày nay. Lịch sử phát triển của tác phẩm vănhoc nghệ thuật dân gian về cơ bản cũng chính là lịch sử sáng tạo nghệ thuật củanhân dân lao động. Trong quá trình sáng tạo đó, văn hoc nghệ thuật dân gian đãtích lũy được vô số kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật tạo nên một truyền thốngnghệ thuật phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của đông đảo quần chúng lao động.Chính trong sinh hoạt thường ngày cũng như nhu cầu sáng tạo nghệ thuật củanhân dân lao động đã làm nên những tác phẩm văn hoc nghệ thuật dân gian cógiá trị. Vì vậy cho tới ngày nay mỗi một tác phẩm văn hoc nghệ thuật dân giancó vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn hóa dân gian và trong hệ thống cácloại hình văn hoc nghệ thuật.Sự ra đời và phát triển của tác phẩm văn hoc nghệ thuật dân gian ở mỗinước có sự khác nhau nên có thể phân chia qua các giai đoạn sau:- Thời kì công xã nguyên thủy: giai đoạn này thành phần ngôn ngữ chưa pháttriển mà nếu có thì chỉ là yếu tố giao tiếp bằng hình thể như nhảy múa, âm nhạccủa người nguyên thủy. Sự ra đời của sáng tác truyền miệng đánh dấu sự ra đờicủa loại hình nghệ thuật như thần thoại, cổ tích, bài hát, câu đố...Thời kì nàynghệ thuật không tồn tại dưới dạng độc lập mà gắn bó với thực tiễn của loàingười.- Trong xã hội có giai cấp: nghệ thuật nói chung trở thành một lĩnh vực hoạtđộng độc lập và được phân ra thành hai hình thức đặc trưng: văn học thành vănvà văn học dân gian- Trong giai đoạn hiện nay: Những nước xóa bỏ sự đối kháng giai cấp đã tạo rađiều kiện cần thiết để đông đảo quần chúng nắm được những thành tựu cao nhấtcủa nghệ thuật toàn nhân loại. Bất cứ thành viên nào trong xã hội nếu muốn vàcó khả năng đều có thể trở thành nhà sáng tác nghệ thuật chuyên nghiệp.1.2.2 Khái niệm tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gianVăn học nghệ thuật dân gian là sáng tác nghệ thuật của các tầng lớp dânchúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sửcho tới ngày nay.Ở Việt Nam, 3 thuật ngữ sau đây được xem là tương đương: Văn học dângian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ [folkorevăn học]. Một số khái niệm xuất hiện trước những năm năm mươi như văn học[văn chương] bình dân , văn học [văn chương] truyền khẩu [truyền miệng],vănhọc [văn chương] đại chúng.Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William Thomsdùng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, ngày 22/8/1846, với ý nghĩa lànhững di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hoátinh thần như phong tục , đạo đức, tín ngưỡng , những baì dân ca, những câuchuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ nầy được hiểu với ngiềunghĩa rộng hẹp khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngànhkhoa học.Thuật ngữ này được dịch là văn hóa dân gian với những ý nghĩa sau : Nghĩarộng bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng sáng tạo [folkculture]. Theo cách hiểu nầy, văn hoá dân gian là đối tượng nghiên cứu củanhiều ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng thời nócũng là đối tượng nghiên cứu của văn hoá học. Nghĩa hẹp những sáng tạo củadân chúng mang tính nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, văn hóa dân gian gồm bathành tố : Nghệ thuật ngữ văn dân gian [tức văn học dân gian], nghệ thuật tạohình dân gian , nghệ thuật diễn xướng dân gian. Nghĩa chuyên biệt : folklore làvăn học dân gian, theo đó tác phẩm folklore là hình thức ngôn từ gắn với nhạc,vũ, kịch ...do tập thể dân chúng sáng tác.Cũng có thể dùng thuật ngữ folklorevăn học để chỉ văn học dân gian đồng thời phân biệt nó với các đối tượng kháccũng thuộc phạm trù folklore - văn hoá văn dân gian.1.2.3 Các đặc trưng cơ bản của quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,nghệ thuật dân gianTác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có 4 đặc trưng cơ bản: Tính nguyênhợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị bản.Tính nguyên hợp của văn họcdân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hộitrong các thể loại. Văn học, nghệ thuật dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từthuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật truyện cổ tích khácnhau, tồn taị dưới ba dạng: ẩn [tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian], cốđịnh [tồn tại bằng văn tự] và hiện [tồn tại thông qua diễn xướng]. Tính tập thểcủa tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thể hiện ở chỗ chúng là kết quả củasáng tác tập thể[ một người khởi xướng và tác phẩm hình thành, sau đó tập thểtiếp nhận và người khác lưu truyền và sáng tạo] . Tính truyền miệng của tácphẩm văn học, nghệ thuật dân gian do chúng được lưu truyền từ đời này qua đờikhác thông qua hình thức truyền miệng [kể chuyện]. Tính dị bản của tác phẩmvăn học, nghệ thuật dân gian là do sáng tác tập thể và nó không được cố địnhtrong một văn bản nên khi lưu truyền sang các vùng không gian khác nhau thìnó dần dà thay đổi. Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau tạo ra nétđặc trưng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mang trong mình những giá trị tolớn đối với con người: Giá trị thẩm mĩ, giá trị nhận thức và giá trị giáo dục. Mỗitác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành dựa trên kho mĩ từ củacác dân tộc trên thế giới, câu chữ đơn giản và dễ nhớ, rất nhiều các tác phẩmvăn học hiện đại đã sáng tác dựa trên các thể loại của tác phẩm văn học dângian, thể thơ Lục bát là một điển hình. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gianhình thành là nơi quy tụ những bài học kinh nghiệm sống của các dân tộc,những bài học rất gần gũi về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước,tình yêu giữa người với người,..do đó, nó chứa đựng một giá trị giáo dục và giátrị nhận thức vô cùng sâu sắc, mỗi tác phẩm là một bài học, một giá trị văn hóatinh túy của con người.Nhìn chung, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là những sáng tạo tậpthể của các tầng lớp dân chúng trong các xã hội, thể hiện đời sống văn hóa, tinhthần của các cộng đồng dân tộc trên thế giới. Chúng mang những đặc trưngkhác biệt và những giá trị to lớn như giá trị nhận thức, giá trị nghệ thuật và giátrị giáo dục. Mỗi một cá nhân trong cộng đồng cần chung tay để bảo vệ nhữngtinh hoa văn hóa nhân loại.1.3 CÔNG ƯỚC BERNE VÀ CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TÁCGIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIANCông ước Bern có nêu:"Trong trường hợp những tác phẩm không được xuấtbản và vô danh , nhưng tác giả là một dân tộc của một nước tham gia công ướcthì quốc gia đó có quyền chỉ định một cơ quan có thẩm quyền phù hợp để đạidiện bảo vệ và thực hiện các quyền của tác giả".Năm 1967 Hội nghị Stockholm cho sửa đổi của Công ước Berne đã thực hiệnmột nỗ lực để giới thiệu bảo hộ quyền tác giả văn học dân gian cũng ở cấp độquốc tế. Kết quả là, Điều 15 [4] của Stockholm [1967] và Paris [1971] Hành vicủa Công ước Berne có chứa quy định sau: [a] Trong trường hợp công trìnhchưa được công bố danh tính của tác giả không biết, nhưng nơi có cơ sở để chorằng tác giả là công dân của một quốc gia của Liên minh, nó sẽ là một vấn đềcho pháp luật tại nước đó để chỉ định cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đạidiện cho tác giả và được quyền bảo vệ và thực thi quyền của mình trong cácnước thành viên Liên Hiệp [b] các nước của Liên minh mà làm cho chỉ địnhtheo các điều khoản của quy định này phải thông báo cho Tổng Giám đốc củaWIPO bằng văn bản tuyên bố đưa ra thông tin đầy đủ liên quan đến cơ quanđược chỉ định do đó Tổng giám đốc tại một lần thông báo cho tất cả các nướckhác của Liên minh. "Vào thời điểm Hội nghị Stockholm tiến hành chỉnh lý Công ước Berne,tháng 6 năm 1967, có một sự chuyển biến quan trọng đầu tiên từ phía các nướcđang phát triển trong nhận thức về hoàn cảnh đặc biệt của mình. Kể từ năm1967 một số lượng lớn các quốc gia đang phát triển đã áp dụng Luật Bản Quyềnđể bảo vệ tác phẩm văn học dân gian[ điển hình là Châu Phi , nơi có hơn 30quốc gia sử dụng Luật Bản quyền và tỏ ra có hiệu quả]. Những nước đang pháttriển thực hiện các nỗ lực đầu tiên để điều chỉnh việc sử dụng các sáng tạo vănhóa dân gian đã cố gắng để cung cấp sự bảo vệ trong khuôn khổ của pháp luậtbản quyền của họ [Tunisia, 1967 và 1994, Bolivia, năm 1968 và năm 1992;Chile, năm 1970, Colombia, năm 1982 ; Congo, năm 1982, Madagascar, 1982,Rwanda, 1983; Benin, 1984: Burkina Faso, 1984; Cộng hòa Trung Phi, 1985,Ghana, năm 1985, Cộng hòa Dominican, 1986, Zaire, 1986, Indonesia năm1987, Nigeria, năm 1988 và 1992 , Panama, 1994].Trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị Stockholm, người ta đã đề xuất rằngcác vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển có thể được đưa vào một nghịđịnh thư riêng. Việc thiết lập một chế độ bảo hộ đối với tác phẩm dân gian làvấn đề được cân nhắc nhiều. Mặc dù Nghị định thư được thông qua một cáchmiễn cưỡng trong phiên họp cuối cùng của Hội nghị Stockholm, nhưng nó cũngđã không có hiệu lực bởi không đảm bảo số lượng phê chuẩn. Nghị định thưnày trở thành một Phụ lục của Công ước Paris, được thông qua bởi Hội nghịSửa đổi Công ước Paris năm 1971. Điều 9 Thỏa ước TRIPs buộc các quốc giathành viên WTO phải tuân thủ từ “Điều 1 đến Điều 21 Công ước Berne [1971]và Phụ lục đính kèm”. Tháng 4 năm 1973, Chính phủ Bolivia đã gửi một Bảnghi nhớ tới Tổng Giám đốc UNESCO yêu cầu tổ chức này xem xét soạn thảomột văn bản pháp lý quốc tế về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật dângian dưới hình thức một Nghị định thư kèm theo Công ước về quyền tác giả doUNESCO điều hành. Năm 1975, Ban thư ký UNESCO đã tiến hành khảo sátcác ý kiến mong muốn có được sự bảo hộ đối với các hình thức văn hóa củangười bản địa trên bình diện quốc tế. Năm 1977, Tổng Giám đốc UNESCO đãtriệu tập một hội đồng các chuyên gia về bảo hộ pháp lý đối với tác phẩm dângian. Trong báo cáo năm 1977, Hội đồng đã kết luận rằng vấn đề này đòi hỏiphải có sự khảo sát về xã hội học, tâm lý học, dân tộc học và lịch sử - chính trịtrên “cơ sở đa ngành trong khuôn khổ cách tiếp cận tổng thể và có tính lồngghép”. Theo nghị quyết được thông qua bởi Hội nghị toàn thể UNESCO tạiBelgrade, vào tháng 9 - tháng 10 năm 1980 và quyết định ban hành bởi Cơ quanlãnh đạo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới [WIPO] tháng 11 năm 1981, một Hộiđồng chuyên gia chính phủ về các khía cạnh sở hữu trí tuệ của việc bảo hộ tácphẩm dân gian đã được triệu tập. Sau một loạt các cuộc họp, Hội đồng này đãxây dựng nên Quy định mẫu của WIPO/UNESCO cho luật quốc gia về bảo hộtác phẩm dân gian chống lại việc khai thác bất hợp pháp và các hành vi gây tổnhại khác, được thông qua bởi hai tổ chức này vào năm 1985. Hội nghị toàn thểUNESCO trong phiên họp thứ 25 năm 1989 đã thông qua một Bản khuyến nghịvề bảo hộ văn hóa truyền thống và tác phẩm dân gian, đã đề xuất các biện phápcần triển khai ở cấp quốc gia nhằm xác định, gìn giữ, bảo hộ và truyền bá cáctác phẩm văn hóa của người bản địa.Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾVỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂNHỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN VÀ THỰC TIỄN2.1 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁCPHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN TRÊN THẾ GIỚI THEOPHÁP LUẬT QUỐC TẾBảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian của các quốc gia trên thế giớinhằm nhiều mục đích khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xãhội của mỗi quốc gia. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới khi bảo hộ tácphẩm văn học, nghệ thuật dân gian đều nhằm một số những mục đích cơ bản.Thứ nhất, sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian vì mục đíchchung, không chỉ vì các mục đích vật chất, mà còn là sự ghi nhận về tư liệu vàtranh ảnh của các xã hội truyền thống nhằm duy trì những giá trị, những nétđẹp truyền thống mà nó mang lại. Thứ hai, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triểnmột cách lành mạnh do lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển kinhtế và văn hoá nước ngoài tới sự toàn vẹn của tác phẩm văn học, nghệ thuật dângian. Thứ ba, vấn đề bồi thường cho sự chiếm đoạt và xâm hại văn hoá. Thứ tư,đặt ra vấn đề vật chất khi thu phí sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dângian. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các mục đích bảo hộ chúng trên thếgiới.Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nhằm duy trì những giá trịmà nó mang lại: Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian chứa đựng nhiều giá trịto lớn đối với con người: giá trị giáo dục, giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ.Tác phẩm văn học dân gian là một kho kiến thức đồ sộ của các dân tộc trên thếgiới, nhìn vào một tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ta dễ dàng nhận thấylối suy nghĩ, nét văn hóa của dân tộc đó đồng thời một tác phẩm văn học, nghệthuật dân gian còn có tác dụng giáo dục sâu sắc, hình thành tinh thần lạc quan,nhiều phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên, lòng vịtha...Một tác phẩm dân gian được hình thành chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuậtlớn lao, với văn phong dễ thuộc, dễ ghi nhớ, sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa,ẩn dụ làm cho tác phẩm càng thêm độc đáo, người nghe dễ cảm nhận những tácphẩm như những câu chuyện thần thoại Hy Lạp, các điệu múa, điệu hát của cácbộ lạc Châu Phi, Châu Mỹ,... Với những giá trị quý báu như thế nên tác phẩmvăn học, nghệ thuật dân gian cần được bảo hộ. Bên cạnh đó bảo hộ tác phẩmvăn học, nghệ thuật dân gian nhằm duy trì những nét đẹp truyền thống và tinhhoa của các dân tộc trên thế giới. Mỗi dân tộc trên thế giới có những nét văn hóađặc trưng khác nhau, chúng đươc lưu giữ trong các tác phẩm văn học, nghệthuật dân gian nói riêng và các hình thức khác nói chung, thông qua một tácphẩm văn học, nghệ thuật dân gian ta có thể thấy những phong tục, tập quán,cách sống của mỗi dân tộc. Phần lớn những nét văn hóa đó được bộc lộ qua tácphẩm văn học, nghệ thuật dân gian, nó là kết tinh của truyền thống văn hóa củacác dân tộc vì thế bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cũng là bảo hộtruyền thống văn hóa của các dân tộc. Chúng được thể hiện qua các trò chơi dângian, các phong tục tập quán, các nghi lễ truyền thống như phong tục cưới hỏi,nghi lễ đón năm mới, đón Giáng sinh trên thế giới,...Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nhằm bảo đảm sự phát triểnmột cách lành mạnh của chúng. Vì tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mangtính chất truyền miệng và dị bản, do đó phải bảo đảm chúng phát triển đúng vàduy trì được nét đẹp văn hóa mà chúng mang theo. Bảo hộ tác phẩm văn học,nghệ thuật dân gian để giúp việc phát triển các tác phẩm này một cách toàn vẹn,sao cho các hành động khai thác, chuyển thể các tác phẩm văn học dân giankhông làm ảnh hưởng, phương hại tới nét đẹp, bản sắc văn hóa mà nó mangtheo, nhưng cũng không được kìm hãm sự sáng tạo của bản thân những ngườiphát triển chúng.Khi bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nghĩa là có một cơ chếpháp luật để ngăn chặn các hành vi xâm phạm tới chúng. Ngày nay trước sứcmạnh của toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tạicủa các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian do đó cần có một cơ chế để bảovệ chúng, tránh bị làm phương hại và mai một dưới những luồng ảnh hưởng củakinh tế thị trường. Đồng thời thể hiện được sự quan tâm của chính quyền tới đờisống xã hội, đời sống văn hoá của người dân, góp phần ổn định trật tự xã hội.Việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian sẽ đề ra việc cấp phép sửdụng, số tiền thu được từ việc cấp phép đó sẽ góp một phần vào việc tu bổ, pháttriển tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Bảo hộ tác phẩm văn học dân giansẽ tạo ra lợi ích cho cộng đồng lưu giữ chúng, khi có ai muốn khai thác một tácphẩm văn học dân gian thì đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra một khoản phí đểsử dụng chúng góp phần vào sự duy trì sự tồn tại của tác phẩm văn học, nghệthuật dân gian nói riêng và văn hóa truyền thống nói chung.2.2 ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂNHỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIANTheo Điều 3 công ước Berne có ghi nhận:Điều 3Tiêu chuẩn bảo hộ: 1. Quốc tịch của tác giả; nơi công bố tác phẩm; 2. Nơithường trú của tác giả; 3. Tác phẩm đã công bố; 4.Tác phẩm công bố đồng thời.1. Được bảo hộ theo Công ước này:a. Các tác giả là công dân của một trong những nước là thành viên của LiênHiệp cho các tác phẩm của họ dù đã công bố hay chưa;b. Các tác giả không là công dân của một trong những nước là thành viên củaLiên Hiệp cho những tác phẩm họ công bố lần đầu tiên ở một trong những nướclà thành viên Liên Hiệp hay đồng thời công bố ở một nước trong và một nướcngoài Liên Hiệp.2. Các tác giả không là công dân của một nước thành viên Liên Hiệp nhưng cónơi cư trú thường xuyên ở một trong những nước trên, cũng sẽ được Công ướcnày coi như là tác giả công dân của nước thành viên đó.3. "Tác phẩm đã công bố " là những tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ýcủa tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là các bảnđó đủ để đáp ứng như cầu hợp lý của quần chúng, tuỳ theo bản chất của tácphẩm. Không được coi là công bố: sự trình diễn một tác phẩm sân khấu, nhạckịch hay điện ảnh, hoà tấu một tác phẩm nhạc, đọc trước công chúng một tácphẩm văn học, phát thanh hay truyền hình một tác phẩm văn học hay nghệthuật, triển lãm một tác phẩm nghệ thuật hay xây dựng một tác phẩm kiến trúc.4. Được xem là công bố đồng thời ở nhiều nước: những tác phẩm được công bốở hai hay nhiều nước trong thời gian 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên.Ngoài ra thì hiệp định TRIPS cũng thừa nhận tuân thủ các điều kiện nàytheo Công ước Berne về điều kiện bảo hộ cho tác phẩm của các tác giả.2.3 TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN - ĐỐI TƯỢNGBẢO HỘĐược ghi nhận ở Điều 2 công ước Berne:Điều 2[Tác phẩm được bảo hộ: 1. Tác phẩm văn học và nghệ thuật; 2. Khả năng yêucầu sự định hình; 3. Tác phẩm phái sinh; 4. Văn bản chính thức; 5. Sưu tập; 6.Nghĩa vụ bảo hộ, chủ thể hưởng sự bảo hộ; 7. Tác phẩm mĩ thuật ứng dụng vàkiểu dáng công nghiệp; 8. Tin tức.]1. Thuật ngữ "Các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao gồm tất cả các sảnphẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiệntheo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ vàcác bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩmcùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịchcâm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có cáctác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình điệnảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, thạch bản;các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiệnbằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứngdụng, minh họa, địa đồ, đồ án, bản phác họa và các tác phẩm thể hiện khônggian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học.2. Tuy nhiên, luật pháp Quốc gia thành viên của Liên hiệp có thẩm quyền quyếtđịnh không bảo hộ các tác phẩm nói chung hoặc những thể loại cụ thể nào đó,trừ phi các tác phẩm ấy đã được ấn định bằng một hình thái vật chất.3. Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từmột tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc màkhông phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.4. Luật pháp Quốc gia là thành viên Liên hiệp có thẩm quyền, quy định việc bảohộ đối với các văn bản chính thức của Nhà nước về lập pháp, hành pháp hay tưpháp cũng như các bản dịch chính thức của các văn kiện đó.5. Các tuyển tập các tác phẩm văn học nghệ thuật, chẳng hạn như các bộ báchkhoa từ điển và các hợp tuyển, nhờ phương pháp chọn lọc và kết cấu tư liệu màtạo thành một sáng tạo trí tuệ, cũng được bảo hộ như một tác phẩm mà khôngphương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp tuyển này.6. Các tác phẩm nói trong Điều 2 này được hưởng sự bảo hộ ở tất cả các nướcthành viên của Liên hiệp. Sự bảo hộ này dành cho tác giả và những người sởhữu quyền tác giả.7. Luật pháp Quốc gia là thành viên của Liên hiệp có quyền quy định lĩnh vựcáp dụng luật đối với các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, thiết kế công nghiệp vàcác mô hình công nghiệp; quyết định những điều kiện để các tác phẩm này đượcbảo hộ, miễn là phải phù hợp với Điều 7[4] của Công ước này. Những tác phẩmnào chỉ được bảo hộ như một thiết kế và mô hình công nghiệp ở Quốc gia gốc,thì cũng chỉ được hưởng quyền bảo hộ đặc biệt dành cho loại đó ở một Quốc giakhác trong Liên hiệp. Tuy nhiên, nếu Quốc gia này không có sự bảo hộ đặc biệtnói trên, thì các tác phẩm ấy sẽ được bảo hộ như những tác phẩm nghệ thuậtkhác.8. Việc bảo hộ theo Công ước này không áp dụng cho những tin tức thời sự haysự kiện, số liệu vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí.Công ước Berne liệt kê các tác phẩm được bảo hộ mang tính chất “mở” chocác thể loại tác phẩm mới trong tương lai bên cạnh các thể loại tác phẩm hiệncó.“mọi sản phẩm trong lĩnh vực vănhọc, khoa học và nghệ thuật, không phânbiệt phương thức và hình thức thể hiện”Đối tượng được bảo hộ quyền tác giảđược ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác nhau, các điều ước quốctế này có thể bổ sung cho nhau về loại đối tượng được bảo hộ.Về đối tượng được bảo hộ, theo ghi nhận tại Điều 9, Hiệp định TRIPs bảohộ tất cả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được vật chất hóa đã đượcliệt kê tại Điều 2 của Công ước Berne ví dụ như: như sách các bài giảng, bàiphát biểu, bài thuyết giáo; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạtcảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnhtrong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tươngtựquy trình điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc..., cóthể bảo hộ một số tác phẩm là công văn của Nhà nước về hành pháp, tư pháp,không bảo hộ đối với các tác phẩm mang tính chất thời sự thuần túy, mang tínhthông tin, báo chí và theo Điều 9.2của Hiệp định Trips, các ý tưởng, thủ tục vàphương thức điều hành hoặc khái niệm toán học khôngđược bảo hộ quyền tácgiả. Ngoài ra, Hiệp định TRIPS đã cóLuật SHTT Việt Nam lại quy định “đóng”đối với những tác phẩm được nhà nước thông qua việc liệt kê cứng nhắc các thểloại tác phẩm.Đối tượng được bảo hộ được quy định, liệt kê chính thức tại mộtvăn bản là luật SHTT 2009.Khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ [SHTT] quyđịnh: “Chương trình máy tính [CTMT] là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiệndưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vàomột phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thựchiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. CTMT được bảo hộnhư tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”,đồng thời khoản 2 điều 59 Luật SHTT quy định loại trừ cấp bằng độc quyềnsáng chế [patent] sự bổ sung tác phẩm được bảo hộ cho Công Ước Berne đốivới phần mềm máy tính dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy đều phải được bảohộ theo như tác phẩm văn học theo Công ước Berne [ Điều 10].2.4 XÁC LẬP QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆTHUẬT DÂN GIANTrong Tư pháp quốc tế Việt Nam, các tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm cóthể thực hiện quyền của mình tại nhiều quốc gia thành viên của điều ước trongcông ước Berne. Đồng thời cùng với việc đăng ký quyền tác giả, việc yêu cầuxử lý hành vi xâm phạm quyền lợi của tác giả có thể được tiến hành ở các cơquan nhà nước của nhiều quốc gia thành viên của Điều ước.Về các quyền của tác giả đối với tác phẩm. Theo quy định của Công ước tác giảđược bảo hộ sẽ có quyền đối với việc dịch, sao chép tác phẩm trừ một số trườnghợp ngoại lệ đặc biệt các tác phẩm có thể được phép sao chép, miễn sao khônglàm phương hại đến những quyền lợi hợp pháp của tác giả. Tác phẩm cũng cóthể được sử dụng tự do có mục đích một cách hợp pháp và phù hợp với thông lệđúng đắn như việc sử dụng tác phẩm để trích dẫn, minh họa phục vụ cho việcgiảng dạy. Các quy định này được ghi nhận cụ thể từ Điều 9 đến Điều 14 côngước Berne.2.5 NỘI DUNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂNHỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN TRÊN THẾ GIỚI THEO PHÁP LUẬTQUỐC TẾHiệp định TRIPs[1994] và Công ước BERNE [1886] là hai trong số cácđiều ước quốc tế đa phương có ghi nhận tổng thể nhất các điều khoản về vấn đềbảo hộ quyền tác giả, trong đó Công ước BERNE là văn bản mang tính nền tảngnhất về các vấn đề này còn Hiệp định TRIPs là một văn bản chuyên về nhómquyền về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.Các quyền cơ bản của tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gianđược Công ước Berne bảo hộ bao gồm :quyền về tinh thần [Moral Rights],quyền về kinh tế [Economics Rights] và quyền tiếp theo [Droit de suit]* Các quyền về tinh thần theo Điều 6bis Công ước Berne thì đó là các quyềnphát sinh trên cơ sở quyền đứng tên tác giả độc lập với quyền kinh tế của tác giảnhư: quyền phản đối bất kì sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những viphạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự, tiếng tăm củatác giả sau khi quyền này được chuyển nhượng. Việc bảo hộ quyền tinh thần saukhi tác giả chết được duy trì ít nhất cho đến khi chấm dứt các quyền về kinh tếtheo khoản 2 Điều này.* Các quyền về kinh tế theo công ước Berne bao gồm: quyền dịch thuật [Điều8], quyền về sao chép [Điều 9], quyền của tác giả đối với việc cho phép biểudiễn công cộng và truyền phát việc biểu diễn đó tới công chúng [Điều 11],quyềncủa tác giả cho phép phát sóng và truyền thông bằng phương tiện vô tuyến, ghiâm, ghi hình tác phẩm [Điều 11bis], quyền của tác giả đối với các tác phẩm vănhọc dân gian như: cho phép thuật lại, kể lại, truyền phát tới công chúng văn bảncủa tác phẩm nguyên tác cũng như bản dịch [Điều 11ter], quyền phóng tác, cảibiên, chuyển thể [Điều 12].* Ngoài ra Công ước Berne còn có quy định về quyền tiếp theo[Điều 14ter] ,theo đó thì Đối với bản gốc các tác phẩm nghệ thuật dân gian và bản thảo gốccủa nhà văn và nhà soạn nhạc thì tác giả hoặc sau khi tác giả chết, những cánhân hoặc đoàn thể được sở hữu quyền tác giả theo luật pháp quốc gia đượchưởng quyền không được chuyển nhượng đối với lợi nhuận khi bán các tácphẩm đó sau khi tác giả đã chuyển nhượng lần đầu. Trong pháp luật Việt Namchưa có quy định về quyền tiếp theo đối với các tác phẩm nghệ thuật dân gianvà bản thảo viết tay như trong Công ước Berne.Như đã nêu trên Hiệp định TRIPs là một văn bản chuyên về nhóm cácquyền về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ,Hiệp định TRIPs bảo hộ tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ, theo đó bảo hộquyền tác giả cũng thuộc phạm vi của Hiệp định. Hiệp định TRIPs bảo hộ tất cảcác quyền của tác giả trừ các quyền được cấp theo hoặc phát sinh trên các quyềntinh thần được quy đinh tại Điều 6bis Công ước Berne . Đây là điểm khác biệtvề nội dung bảo hộ quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dângian nói riêng và các tác phẩm văn học, nghệ thuật nói chung giữa Hiệp địnhTRIPs và Công ước Berne.Trong pháp luật Việt Nam quy định cụ thể hơn về nội dung bảo hộ quyền tácgiả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói riêng và các tác phẩm vănhọc, nghệ thuật nói chung, cụ thể là pháp luật Việt Nam phân chia quyền tác giảthành quyền nhân thân và quyền tài sản. Đồng thời trong cả Luật dân sự 2005và Luật sở hữu trí tuệ đều nêu rõ quyên nhân thân và quyền tài sản bao gồmnhững quyền gì. Quy định như vậy nhằm tạo điều kiện đề tác giả, chủ sỡ hữubảo vệ quyền lợi hớp pháp của mình.2.6 XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠMQuy định mẫu của WIPO/UNESCO có quy định có hai hành vi chủ yếu màcác hình thức thể hiện dân gian cần được bảo hộ chống lại hai hành vi đó chínhlà “khai thác bất hợp pháp” và “các hành vi gây tổn hại khác”.“Khai thác bất hợp pháp” được hiểu trong Quy định mẫu đó là bất kỳ việc sửdụng nào được thực hiện nhằm mục đích thu lợi ngoài phạm vi truyền thống haytập quán và không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền hoặc cộng đồngliên quan tới nó. Nghĩa là việc sử dụng kể cả nhằm mục đích thu lợi trong phạmvi truyền thống hoặc tập quán cũng không phải là đối trượng được phép. Mặtkhác, việc sử dụng, kể cả bởi các thành viên của cộng đồng nơi sự thể hiện dângian được phát triển và duy trì, cũng đòi hỏi phải được sự đồng ý nếu nó đượctiến hành ngoài phạm vi đó và với mục đích thu lợi nhuận.Tuy nhiên, có bốn trường hợp đặc biệt không cần xin phép, kể cả khi việckhai thác hình thức thể hiện dân gian được thực hiện để lấy tiền và ngoài phạmvi truyền thống hay tập quán, đó là: sử dụng khai thác nhằm mục đich giáo dục;sử dụng bằng cách minh họa trong bất kỳ tác phẩm gốc nào của một tác giả, vớiđiều kiện việc sử dụng đó thích hợp với thực tiễn hợp lý như được hiểu ở quốcgia liên quan; vay mượn hình thức dân gian để sáng tạo nên tác phẩm gốc củamột tác giả; “ sử dụng ngẫu nhiên” bao gồm việc sử dụng để làm báo cáo về cácsự kiện hiện tại và sử dụng các hình ảnh nơi hình thức thể hiện dân gian đượcđặt cố định tại một địa điểm công cộng.Ngoài ra các hành vi sau đây theo quy định mẫu cũng cấu thành hành vixâm phạm: không tuân thủ yêu cần chỉ dẫn về nguồn; sử dụng không xin phépcác hình thức thể dân gian bắt buộc phải xin phép, tức là bao gồm cả việc sửdụng vượt quá giới hạn hoặc trái với các điều kiện đã được cấp phép, sử dụngnhằm mục đích công làm méo mó hình thức thể hiện dân gian với bất kỳ hìnhthức trực tiếp hay gián tiếp nào gây tổn hại đến các lợi ích của công đồng liênquan.Bên cạnh đó, việc lừa gạt công chúng bằng cách tạo ra ấn tượng rằng mộtvật nào đó là hình thức thể hiện dân gian của một cộng đồng nhưng trên thực tếlà không phải cũng sẽ bị phạt. Tất cả hành vi xâm phạm này với điều kiện phảilà hành động cố ý.2.7 THỰC THI BẢO HỘ VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ QUYỀN TÁCGIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN2.7.1 Thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuậtdân gianTheo Công ước Berne thì các tác giả và chủ sở hữu của tác phẩm văn học,nghệ thuật dân gian thuộc quốc gia thành viên của Điều ước có thể thực hiệnquyền của mình tại nhiều quốc gia thành viên của Điều ước. Đồng thời cùng vớiviệc đăng kí quyền tác giả thì việc xử lý hành vi xâm phạm quyền lợi của tác giảcó thể được tiến hành ở các cơ quan nhà nước của nhiều quốc gia thành viên củaĐiều ước.2.7.2 Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học,nghệ thuật dân gianQuy định mẫu không khuyến nghị bất kỳ hình thức phạt đặc biệt nào đối vớicác hành vi vi phạm đặc biệt mà chỉ giới hạn ở yêu cầu phải có biện pháp hìnhsự, dành cho luật quốc gia việc xác định hình thức và mức phạt. Có hai hìnhthức phạt chủ yếu là phạt tiền và phạt tù.Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dâncòn được quy định tại khoản 3 Điều 13 và Điều 16 Công ước Berne. Ngoài ratại Điều 15 Công ước này cũng có quy định về quyền thực thi quyền bảo hộ.2.8 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚITÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở MỘT SỐ NƯỚCTRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM2.8.1 Thực hiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn họcnghệ thuật dân gian ở một số nướcPháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dângian ở các nước Anh, Mỹ, Úc, Nhật bản đều xác định hành vi vi phạm quyền tácgiả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là hành bị khai thác bất hợppháp bao gồm bất kỳ việc sử dụng nào được thực hiện nhằm mục đích thu lợinhuận, ngoài phạm vi truyền thống hay tập quán và không được sự đồng ý củacơ quan có thẩm quyền hoặc cộng đồng liên quan tới nó. Ở các nước này thựchiện pháp luật về quyền sở hữu trí truệ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dângian thực chất là bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.2.8.2 Một số bài học kinh nghiệmThứ nhất, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là tài sản quý báu và là nétriêng biệt của một quốc gia, cần được phát triển hơn nữa, chính vì thế khi xâydựng hoàn thiện các quy định hệ thống văn bản pháp luật về quyền sở hữu trítuệ trong đó có chế định quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học, nghệthuật dân gian.Thứ hai, cần nội luật hóa các Điều ước quốc tế liên quan đến vàn hóa nghệthuật dân gian để có thể áp dụng các điều ước quốc tế một cách linh hoạt và phùhợp với điều kiện của quốc gia.Thứ ba, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vức quyền sỡ hữu trí tuếnói chung và quyền sỡ hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân giannói riêng.Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀNTÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬTDÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY3.1 NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆTNAM HIỆN NAYCác văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt về QSHTT, quyền tác giả đượcngày càng được hoàn thiện chứng tỏ Nhà nước ngày càng quan tâm hơn về QSHTTnói chung và QSHTT đối với TPVHNTDG nói riêng. Bằng chứng là vào năm1986, Chính phủ ban hành Nghị định 142/CP. Năm 2005, Quốc hội ban hành LuậtSHTT. Phần thứ năm của lyaajt này qui định về bảo vệ QSHTT, quyền tác giả vàquyền liên quan. Năm 2009, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điềuLuật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Việt Nam cũng ký một số hiệp định song phương vềvấn đề bảo hộ quyền tác giả và trở thành thành viên của một số công ước quốc tếvề quyền liên quan.Nguyên tắc hiến định về bảo hộ QSHTT nói chung và QSHTT đối với cácTPVHNTDG đã được xác định ngày càng rõ hơn. Hiến pháp hiện hành đã khẳngđịnh một cách rất rõ ràng sự tôn trọng, bảo đảm thực hiện và bảo vệ QSHTT đốivới TPVHNTDG nói chung và TPVHNTDG nói riêng. Theo đó, tất cả mọi người[công dân Việt Nam và nước ngoài] có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị vănhóa, tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, dân tộc, có quyền sáng tạoTPVHNTDG và được thụ hưởng và tiếp cận các lợi ích vật chất và tinh thần từ cáchoạt động sáng tạo đó. Đây là bước phát triển thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của cácnguyên tắc Hiến pháp Việt Nam về QSHTT đối với TPVHNTDG. Những nguyêntắc này chính là nền tảng pháp lý vững chắc cho việc tiếp tục cụ thể hóa các quyđịnh liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG một cách rõ ràng .Các qui định về QSHTT đối với TPVHNTDG được qui định chi tiết và rõ rànghơn.Về đối tượng của về QSHTT đối với TPVHNTDG: Điều 14 và Điều 23 LuậtSHTT năm 2005 đã có qui định về đối tượng và các hình thức thể hiệnTPVHNTDG được bảo hộ bao gồm 4 đối tượng cơ bản.*Về việc sử dụng TPVHNTDG: Pháp luật hiện hành về về QSHTT đối vớiTPVHNTDG đã qui định về việc sử dụng TPVHNTDG: mục đích sử dụng, tố*chức, cá nhân sử dụng và việc sử dụng có ra ngoài khuôn khổ truyền thống vàphong tục hay không…Luật SHTT cũng qui định khá cụ thể về các trường hợp sử dụngTPVHNTDG không phải trả tiền và phải trả tiền.- Luật SHTT qui định các hành vi bị xem là bất hợp pháp : sao chép , khaithác lợi ích kinh tế bất hợp pháp và xâm hạo giá trị đích thực của TPVHNTDG .- Về vấn đề cấp giấy phép TPVHNTDG: pháp luật qui định việc cấp phép,chỉ định cơ quan có thẩm quyền hoặc do cộng đồng có liên quan thực hiện việc thụlý hồ sơ, xem xét cấp giấy bản quyền.Từ đó, ta có thể thấy pháp luật Việt Nam đã khẳng định ngày càng sâu sắc tinhthần tôn trọng và quyết tâm xây dựng, bảo vệ, duy trì các giá trị văn hóa truyềnthống tốt đẹp của dân tộc. Cụ thể là gần đây chính phủ đã ban hành Nghị định62/CP về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú” tronglĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể .3.2 MỘT SỐ BẤT CẬP, HẠN CHẾ TRONG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁCGIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆTNAM HIỆN NAYTuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục nhưmột số mâu thuẫn giữa các qui định về QSHTT đối với TPVHNTDG Luật SHTThiện hành còn một số mâu thuẫn giữa các điều : Điều 14, Điều 23 và Điều 41 khiđề cập về bảo hộ TPVHNTDG.Trong phần nói về chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan , Luật SHTT khôngđề cập đến cộng đồng , nghệ nhân , người sưu tầm là những chủ sở hữu quyền tácgiả.Nhiều vấn đề liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG chưa được qui định.Trong các văn bản qui phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG còn thiếuqui định về người lưu trữ TPVHNTDG , về mối quan hệ giữa các tác giả gốc và tácgiả phái sinh… Luật không đề cập đến cộng đồng nghệ nhân , người sưu tầm lànhững chủ sở hữu quyền tác giả , chỉ đề cập đến các chủ sở hữu quyền tác giả vàquyền liên quan khác.

Video liên quan

Chủ Đề