Soạn văn các phương châm hội thoại tiếp theo

Thành ngữ Ông nói gà, bà nói vịt chỉ một tình huống hội thoại mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau.

Nếu xuất hiện những tình huống như vậy thì người nói và người nghe sẽ không hiểu nhau và cuộc giao tiếp không thực hiện được.

Bài học về giao tiếp: Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

II. Phương châm cách thức

1.

- Hai thành ngữ chỉ cách nói:

+ Dây cà ra dây muống: nói năng rườm rà, dài dòng.

+ Lúng búng như ngậm hột thịt: nói năng ấp úng, không rành mạch, không thoát ý.

- Những cách nói đó không thể hiện được nội dung muốn truyền đạt và khiến người nghe không hiểu.

- Bài học: Khi giao tiếp cần phải nói rõ ràng, rành mạch.

2.

- Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy có nhiều cách hiểu như sau:Cụm từ của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định nhưng cũng có thể hiểu là cụm từ của ông ấy bổ nghĩa cho truyện ngắn.

- Có thể sửa:

+ Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

+ Tôi đồng ý với những nhận định đã có về truyện ngắn của ông ấy.

Như vậy, trong giao tiếp, không nên nói những câu mà người nghe cảm thấy mơ hồ, có thể hiểu theo nhiều cách.

III. Phương châm lịch sự

Người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó bởi: Cậu bé đã dành cho ông một tình cảm chân thành, một sự tôn trọng và cũng nhận được một lời cảm ơn sâu sắc.

Bài học: Khi giao tiếp, người nói và người nghe cần biết tôn trọng nhau.

IV. Luyện tập

Câu 1 [trang 23 sgk Văn 9 Tập 1]:

Các câu thành ngữ, tục ngữ khuyên dạy chúng ta khi giao tiếp cần lịch sự, tôn trọng người đối thoại.

Một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự:

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

- Đất tốt trồng cây rườm rà

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.

- Người thanh nói tiếng cũng thay

Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu.

Câu 2 [trang 23 sgk Văn 9 Tập 1]:

Phép tu từ nói giảm nói tránh có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự.

Ví dụ:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

[Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến]

Nguyễn Khuyến dùng từ "thôi" khi nghe tin bạn mất nhưng vẫn thể hiện được sự đau xót của tác giả khi người bạn qua đời.

Câu 3 [trang 23 sgk Văn 9 Tập 1]:

a, Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát.

b, Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt.

c, Mói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc.

d, Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.

e, Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.

Mỗi từ ngữ trên có liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự.

Câu 4 [trang 23 sgk Văn 9 Tập 1]:

a, Người nói muốn chuyển sang một đề tài khác nhưng không muốn người nghe hiểu lầm mình vi phạm phương châm quan hệ, đồng thời để người nghe chú ý vào vấn đề mình hỏi.

b, Cách diễn đạt này dùng khi nói điều khó nói, dễ gây mất lòng người nghe. Đây là cách nói đảm bảo phương châm lịch sự khi người nói buộc phải nói thẳng vào vấn đề gì đó để người nghe chấp nhận.

- Việc vận dụng các phương châm hội thoai cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. [Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?]

Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

II. Soạn bài

1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

- Chàng rể trong câu chuyện “Chào hỏi” có tuân thủ phương châm lịch sự nhưng không phù hợp vì nó gây phiền toái, nguy hiểm cho người khác khi đang lao động nặng nhọc.

- Bài học: Khi giao tiếp, chúng ta nên tuần thủ các câu hỏi sau:

+ Đối tượng giao tiếp: Nói với ai?

+ Hoàn cảnh giao tiếp: Nói ở đâu? Nói khi nào?

+ Mục đích giao tiếp: Nói để làm gì?

+ Cách thức giao tiếp: Nói như thế nào?

2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

Bài 1. Trong các tình huống đã học, chỉ có tình huống trong truyện “Người ăn xin” là tuân thủ phương châm lịch sự; các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.

Bài 2.

- Câu trả lời của Ba không đáp ứng yêu cầu thông tin đúng như An mong muốn.

→ Ba không tuân thủ phương châm về lượng [trả lời thiếu thông tin cần thiết].

- Ba không tuân thủ phương châm về lượng vì Ba không biết chính xác năm chế tạo chiếc máy bay đầu tiên và không muốn vi phạm phương châm về chất.

Bài 3.

- Khi bác sĩ nói với người bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó, phương châm về chất có thể không được tuân thủ. Vì bác sĩ muốn động viên người bệnh an tâm chữa bệnh.

- Một số tình huống khác: các chiến sĩ hoạt động bí mật; cần giữ thông tin bí mật của quốc gia, quân đội,…

Bài 4.

- Xét về nghĩa tường minh, câu nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” không cho người nghe biết thêm một thông tin nào. Tuy nhiên, xét về hàm ý, câu nói có nghĩa là tiền bạc không phải là tất cả.

III. Luyện tập

Bài 1.

- Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức.

- Câu nói: “Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”” kia kìa” của ông bố rất mơ hồ với đứa con mới chỉ 5 tuổi.

Bài 2.

- Thái độ bất hòa và những lời nói nặng nề: “không phải để hỏi thăm”, “trò chuyện gì với ông” của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự.

- Đặt trong nội dung câu chuyện “Chân, Tay, Mắt, Miệng”, sự giận dữ và nặng nề ấy là không có căn cứ.

Chủ Đề