Soạn văn 6 tập làm thơ 5 chữ năm 2024

Đến với soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ hôm nay, các em sẽ được trải nghiệm một hoạt động học tập vô cùng thú vị, đó là tập làm thơ năm chữ. Các em hãy cùng tham khảo bài soạn để có thêm những nội dung hay về phương pháp, cách làm thơ năm chữ sao cho hay và đúng quy tắc nhé.

HOT Soạn văn lớp 6 đầy đủ, chi tiết

Cùng với thể thơ 4 chữ và các thể loại thơ khác, thơ năm chữ cũng là kiểu thơ phổ biến trong văn học, đây là thể thơ gồm 5 chữ ở mỗi dòng, không giới hạn về số câu, vần thơ có thể linh hoạt, không nhất thiết phải là vần liên tiếp. Nếu nắm được những kiến thức này, các em sẽ rất dễ dàng tham gia vào phần soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ. Trong tài liệu soạn văn lớp 6 dưới đây, chúng tôi đã cung cấp cho các em nội dung kiến thức lý thuyết về thể thơ này và hướng dẫn các em chuẩn bị bài học ở trang 103 SGK Ngữ văn 6 tập 2, các em cùng đón đọc để soạn bài tốt hơn.

1. Soạn bài: Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ, ngắn 1

I. Chuẩn bị ở nhà

Câu 1:

a.Qua các đoạn thơ trên, em rút ra được đặc điểm của thể thơ năm chữ:

-Số lượng câu thơ là 5

-Số lượng câu trong bài không giới hạn

-Nhịp thơ 3/2 hoặc 2/3

-Về vần thơ, các âm kết hợp giữa vần chân, vần lưng và luật bằng, trắc

b.Có các bài thơ năm chứ khác như: Ông Đồ [ Vũ Đình Liên]; Tiếng gà trưa [ Xuân Quỳnh]

Câu 2:

Khu vườn đầy sắc màu

Hương thơm toả ngào ngạt

Sương treo đầu ngọn cỏ

Vút bay tận trời xanh

II. Hoạt động trên lớp

2. Soạn bài: Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ, ngắn 2

--HẾT--

Sau bài soạn này, chúng tôi tiếp tục hướng dẫn các em soạn bài Lòng yêu nước, mời các em cùng đón đọc. Ngoài ra, Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2, Văn kể chuyện là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

//thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-6-hoat-dong-ngu-van-thi-lam-tho-nam-chu-31674n.aspx

Từ khoá liên quan:

soan bai hoat dong ngu van thi lam tho nam chu ngu van lop 6

, soan bai thi lam tho nam chu trang 103 sgk van 6, soan bai ngu van lop 6 hoat dong ngu van thi lam tho nam chu,

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Thi làm thơ năm chữ lớp 6 được biên soạn chi tiết giúp em thấy được ưu điểm và nhược điểm trong bài [đoạn] thơ năm chữ của mình hoặc của bạn, từ đó cải thiện và nâng cao kĩ năng làm thơ năm chữ.

Cùng tham khảo...

Kiến thức cần nắm vững

- Khái niệm: Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng năm chữ mà ta còn gọi là thơ ngũ ngôn, có nhịp 2/3 hoặc 3/2.

- Đặc điểm của thể thơ 5 chữ:

+ Vần thơ trong thơ năm chữ thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp

+ Số câu cũng không có hạn định.

+ Bài thơ năm chữ thường chia khổ, mỗi khổ thường có 4 câu những cũng có khi chỉ có 2 câu hoặc không chia khổ.

Hướng dẫn soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ

I. Chuẩn bị ở nhà

1 - Trang 103 SGK

Đọc ba đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Đoạn 1:

Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.

Rồi bác đi dém chǎn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng…

[Minh Huệ]

Đoạn 2:

Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu…

[Vũ Đình Liên]

Đoạn 3:

Em đi như chiều đi Gọi chim vườn bay hết Em về tựa mai về Rừng non xanh lộc biếc Em ở trời mưa ở Nắng sáng màu xanh che.

[Chế Lan Viên]

Câu hỏi:

  1. Các em đã được học về thể thơ bốn chữ ở Bài 24. Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra đặc điểm của thơ năm chữ [khổ thơ, vần, cách ngắt nhịp,…].
  1. Ngoài các đoạn thơ trên, em còn biết bài thơ, đoạn thơ năm chữ nào khác không? Hãy chép các bài thơ, đoạn thơ đó ra và nhận xét về đặc điểm của chúng.

Trả lời:

  1. Thơ năm chữ:
  • Là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là ngũ ngôn.
  • Có nhịp 3/2 hoặc 2/3
  • Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần liền tiếp.
  • Số câu cũng không hạn định
  • Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ.
  1. Chép thơ năm chữ:

[1] Tiếng thu – Lưu trọng Lư

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

[2] Ánh trăng - Nguyễn Duy

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

[3] Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

[4] Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe – Phùng Quán

Thơ ai như thơ ông Lặng im mà gầm thét Trang trang đều xé lòng Câu câu đều đẫm huyết Thơ ai như thơ ông Mỗi chữ đều như rác Từ xương thịt cuộc đời Từ bi thương phẫn uất Thơ ai như thơ ông Kể chuyện mái nhà tốc Vác củi làm chuồng gà Đọc lên trào nước mắt!

Nhận xét:

– Vần:

– Vần liền đoạn [5]

+ Vần cách các đoạn [1], [4], [6]

+ Vừa vần ôm, vừa vần cách đoạn [3]

– Nhịp thơ:

+ Nhịp 2 – 3 đoạn [1] đoạn [3] [dòng 4, 5]; đoạn [6] [dòng 1 – dòng 6] và [dòng 9 – dòng 12].

+ Nhịp thơ 3 – 2 đoạn [3] [dòng 1, 2, 3]; đoạn [6] [dòng 7, 8].

+ Nhịp biến đổi đặc biệt: Đoạn [5] [dòng 3].

2 - Trang 105 SGK

Dựa vào những hiểu biết về thơ năm chữ:

  1. Hãy mô phỏng [bắt chước] tập làm một đoạn thơ năm chữ theo vần và nhịp đoạn thơ sau:

Mặt trời càng lên tỏ

Bông lúa chín thêm vàng

Sương treo đầu ngọn cỏ

Sương lại càng long lanh

Bay vút tận trời xanh

Chiền chiện cao tiếng hót.

[Trần Hữu Thung]

  1. Hãy làm một bài thơ hoặc một đoạn thơ năm chữ theo nội dung và vần, nhịp tự chọn để dự thi trên lớp.

Trả lời:

a]

“Trăng ơi … từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà”

– Ngắt nhịp 2/3

– Vần gián cách: xa – nhà

b]

“Tao đi học về nhà

Là mày chạy xồ ra

Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi rung râu

Rồi mày nhín chân sau

Chân trước chồm mày bắt.”

– Đoạn thơ trên không chia khổ

– Ngắt nhịp 3/2

– Vần liên tiếp – vần chân.

II. Làm tại lớp

1. Nhắc lại đặc điểm của thể thơ năm chữ [khổ, vần, nhịp] đã chuẩn bị ở nhà

- Thơ năm chữ, hay thơ ngũ ngôn, là một trong những thể thơ được sử dụng phổ biến và vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Số tiếng trong mỗi câu thơ luôn gồm năm tiếng phối hợp với vần, nhịp mang đến sự gần gũi và dễ đọc, dễ làm đối với trẻ thơ.

- Về nhịp thơ:

Thơ năm chữ còn có thể đọc theo nhịp, phổ biến là nhịp 3/2. Nhưng thơ năm chữ cũng có thể theo nhịp 2/3, hay thậm chí là 1/4, 4/1…

Ví dụ:

Trầu ơi, / hãy tỉnh lại [2/3]

Mở mắt xanh ra / nào! [4/1]

Lá nào / muốn cho tao [2/3]

Thì mày chia ra / nhé! [4/1]

[Trần Đăng Khoa]

- Về khổ: Một bài thơ năm chữ có thể gồm nhiều khổ thơ, có thể từ 1 đến 4, 5 hoặc nhiều khổ. Mỗi khổ thơ thường có bốn câu [bốn dòng thơ].

- Về vần thơ: Cũng giống thể thơ bốn chữ đã đề cập ở bài viết trước, thơ năm chữ sử dụng các vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách.

+ Vần lưng

+ Vần chân, vần liền

+ Vần chân, vần cách

2. Trao đổi theo nhóm [tổ về các bài thơ năm chữ làm ở nhà để xác định bài sẽ giới thiệu trước lớp của nhóm [tổ.

3. Mỗi nhóm [tổ] cử đại diện đọc và bình bài thơ

của nhóm [tổ] mình trước lớp.

4. Cả lớp tham gia cùng thầy, cô giáo nhận xét, đánh giá và xếp loại.

Trên đây là nội dung chi tiết hướng dẫn soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ do Học Tốt tổng hợp và biên soạn, các em có thể tham khảo những bài thơ trước đã học trong phần soạn văn 6 để đưa ra những đặc điểm của thể thơ cũng như tự làm một bài thơ theo chủ đề mình thích.

Chủ Đề