So sánh sông hương với đây thôn vĩ dạ

_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

_ Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, chuyên về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

_ Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút ký xuất sắc viết tại Huế, năm 1981, in trong tập sách cùng tên.

_ Đoạn trích miêu tả thủy trình sông Hương đoạn chảy vào thành phố Huế là đoạn trích đặc sắc. Qua thủy trình đó, đoạn trích làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương, cảnh sắc thiên nhiên và con người xứ Huế.

Phân tích sông Hương khi vào thành phố Huế

* Bắt đầu đi vào thành phố- Sông Hương được so sánh với người tình vui tươi và duyên dáng:

_ Tâm trạng vui tươi của dòng sông từ khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ đến đây càng rõ hơn khi đã nhận ra những dấu hiệu của thành phố.

_ Người gái đẹp sông Hương làm dáng lần cuối cùng trước khi chảy vào giữa lòng thành phố thân yêu, trước khi đến với người tình nhân đích thực: uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, khiến dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.

* Trong lòng thành phố- Sông Hương được so sánh với điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế:

_ Nhà văn đã rất tinh tế khi nhận ra đặc điểm riêng của sông Hương là lưu tốc rất chậm “cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”, nhất là khi so sánh với con sông Nê-va băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua để ra bể Ban-tích.

_ Đặc điểm ấy được nhà văn lí giải từ nhiều góc nhìn khác nhau:

+ Từ đặc điểm địa lí tự nhiên: những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước

+ Từ lí lẽ của trái tim thì “điệu chảy lặng lờ”, “ngập ngừng muốn đi muốn ở” của sông Hương là do tình cảm dành riêng cho Huế, do quá yêu thành phố của mình, do muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân thương trước khi phải rời xa.

* Rời khỏi thành phố- Sông Hương được so sánh với người tình dịu dàng và chung thủy:

Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải chia li, dù lưu luyến, dùng dằng đến mấy thì các dòng sông cũng phải trở về với biển cả. Và sông Hương cũng không là ngoại lệ…

_ Theo đặc điểm địa lí tự nhiên: khi rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, nhưng rồi theo quy luật, nó lại phải chuyển dòng sang hướng tây đông. Vì thế mà nó lại đi qua một góc của thành phố Huế ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

_ Theo góc nhìn của người nghệ sĩ tài hoa khúc ngoặt ấy là biểu hiện của nỗi vương vấn, thậm chí có chút lẳng lơ kín đáo của người tình thủy chung.

Liên hệ với bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

*Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

_ Hàn Mặc Tử là cây bút nổi tiếng của phong trào thơ Mới. Ông là một tài năng thi ca độc đáo và có sức sáng tạo mãnh liệt nhất trong phòng trào Thơ mới.

_Đây thôn Vĩ Dạ [lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ] sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên, là một tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.

*Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Đây thôn Vĩ Dạ:

_ Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ buổi ban mai hiện lên với vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi, thơ mộng, bừng sáng và ngập tràn sức sống: Nắng hàng cau nắng mới lên, vườn ai mướt quá xanh như ngọc…

_Thiên nhiên gắn với cảnh sông nước mơ mộng và hình ảnh con người xứ Huế hiền hậu.

*Điểm tương đồng:

+ Nét tương đồng: Cả hai tác giả đều có phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa; có tâm hồn lãng mạn, tinh tế, nhạy cảm. Cả hai tác giả đều lấy những địa danh nổi tiếng của xứ Huế để làm điểm nhấn và khơi nguồn cảm hứng; cùng khắc họa được vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh sắc, con người xứ Huế. Qua đó bộc lộ tình yêu tha thiết, niềm tự hào đối với quê hương xứ sở.

+ Điểm khác biệt:

Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử. Nên vẻ đẹp thôn Vĩ được hiện lên từ cái nhìn của kí ức, của hoài niệm. Qua đó, độc giả thấy được niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, con người trong nỗi niềm đầy uẩn khúc, tiếc nuối, bất lực.

Về hình thức nghệ thuật: Sử dụng thể loại bút kí giàu chất trữ tình, huy động vốn kiến thức phong phú trên nhiều lĩnh vực; ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm; lối hành văn mê đắm, súc tích, hướng nội; sử dụng nhiều hình ảnh liên tưởng, so sánh độc đáo, bất ngờ, thú vị…

HƯỚNG DẪN

  1. NÉT KHÁI QUÁT VỀ HAI TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh sáng tác:

  1. Đây thôn Vĩ Dạ

- Xuất xứ: rút từ tập Thơ điên [1938]

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được khởi hứng từ bức bưu ảnh mà Hoàng Cúc

người thiếu nữ ở Vĩ Dạ, người tình trong mộng của nhà thơ - gửi tặng.

  1. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

- Là bài kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường được viết tại Huế ngày 4-1-1981.

- Bài bút kí có ba phần, đoạn trích trong SGK Ngữ văn 12, tập một là phần thứ nhất.

2. Khái quát chung:

  1. Đây thôn Vĩ Dạ: Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một người con tha thiết yêu đời, yêu người.
  1. Ai đã đặt tên dòng sông?: Là bút kí súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vôn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí, văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế.

II. NÉT CHUNG VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI TÁC PHẨM.

Qua hai tác phẩm, mỗi tác giả đều làm hiện lên được vẻ đẹp nổi bật, đặc trưng của xứ Huế. Tuy nhiên, giữa họ vừa có nét chung, vừa có sự khác biệt.

1. Nét chung:

- Cùng lấy những địa danh của xứ Huế làm điểm nhìn, điểm nhấn trọng tâm và khởi hứng cảm xúc: thôn Vĩ Dạ và sông Hương.

- Đều tái hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc, con người xứ Huế: rất riêng, rất thơ mộng, rất Huế.

- Đều mang những cảm xúc hết sức chân thực, sâu lắng.

Nguyên nhân:

+ Cả hai tác giả đều là người có tình cảm tha thiết đối với Huế.

+ Cả hai tác giả đều là những cây bút tài hoa, tinh tế, nhạy cảm trong văn chương, có tâm hồn hết sức lãng mạn, phong phú.

2. Sự khác biệt:

  1. Đây thôn Vĩ Dạ: Chọn điểm nhìn cảm xúc ở một không gian hẹp, thu nhỏ, đồng thời đó là cái nhìn được gợi hứng từ bức ảnh, cái nhìn của kí ức nên Hàn Mặc Tử đã làm nổi bật vẻ đẹp của xứ Huế qua những nét đặc trưng rất bình dị, gần gũi, quen thuộc và đầy chất lãng mạn: Đó là cảnh vườn tược, sông nước, con người xứ Huế trong vẻ đẹp sâu đậm của cảm xúc về tình đời, tình người.
  1. Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Chọn điểm nhìn là sông Hương. Đặt trong một không gian phóng khoáng, rộng lớn hơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường có cái nhìn bao quát, trải dài từ quá khứ cho đến hiện tại, từ đời sông cho đến văn hóa. Vì thế, vẻ đẹp của Huế hiện lên toàn diện hơn, hiện thực hơn bởi sông Hương chính là linh hồn của Huế, là nơi tích tụ những trầm tích văn hóa lâu đời của mảnh đất kinh thành cổ xưa.

Nguyên nhân:

+ Do hoàn cảnh, cảm xúc và phong cách văn chương khác nhau.

+ Do đặc điểm thể loại của thơ và bút kí. Thơ chủ yếu nghiêng về cảm xúc, bút kí đòi hỏi không chỉ cảm xúc mà ít nhiều còn có tính xác thực và khách quan của hiện thực phản ánh.

+ Đối với Hàn Mặc Tử, Huế chỉ là nơi tác giả gắn bó bằng kỉ niệm còn Hoàng Phủ Ngọc Tường lại chính là một người con của xứ Huế; chất Huế đã thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt nên ông hiểu Huế, yêu Huế như một lẽ rất tự nhiên, rất sâu đậm và giàu trải nghiệm

Chủ Đề