So sánh hiệp định nafta và mexico

Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ [NAFTA], được ký kết năm 1994 và đàm phán lại năm 2018, là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên trên thế giới có quy định về lao động. NAFTA yêu cầu các nước thành viên tham gia phải thực hiện các tiêu chuẩn lao động cao. Mexico là nước đang phát triển duy nhất trong NAFTA, có nhiều khó khăn so với các nước phát triển liên quan tới khía cạnh lao động. Để thực hiện NAFTA, Mexico đã phải sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động, thành lập các thể chế thực thi. Tuy nhiên, thực tế thực hiện các quy định của NAFTA về lao động ở Mexico nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu hiệp định và phải đối mặt với nhiều khiếu kiện.

[HNMO] - Các nhà đàm phán hàng đầu của Mỹ, Mexico và Canada vừa có cuộc họp ba bên hôm 27-11 tại Washington [Mỹ], nhằm nỗ lực đưa các quốc gia này tiến gần hơn việc thông qua Hiệp định Thương mại tự do Mỹ - Mexico - Canada [USMCA], phiên bản mới của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ [NAFTA] đã tồn tại hơn 2 thập kỷ.

Các quy định về tiêu chuẩn lao động là một trong những vướng mắc trong quá trình phê chuẩn USMCA.

Hiệp định USMCA được Mỹ, Canada và Mexico chính thức ký kết tháng 11-2018 nhằm thay thế Hiệp định NAFTA - vốn là nguồn quan trọng tạo tăng trưởng kinh tế cho 3 nước tham gia. Theo thống kê, hiệp định này giúp trao đổi thương mại nội khối tại thị trường 500 triệu dân đạt trên 1.200 tỷ USD trong năm 2017, trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cả Mexico và Canada.

Tuy nhiên, trong suốt chiến dịch tranh cử cũng như sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần cho rằng, NAFTA là một trong những hiệp định thương mại tệ nhất trong lịch sử, là nguyên nhân lấy đi hàng triệu việc làm của người lao động xứ Cờ hoa khi cho phép hai nước thành viên láng giềng hưởng nhiều lợi thế.

Đối với Tổng thống D.Trump, USMCA là một trong những “di sản” lớn trong nhiệm kỳ của ông khi Mỹ tiếp tục là quốc gia được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ NAFTA phiên bản mới, trong khi Canada và Mexico dự kiến sẽ phải chịu một số thiệt thòi, từ xuất khẩu, đầu tư đến phúc lợi kinh tế. Gần 3/4 lượng hàng xuất khẩu của Canada có điểm đến là Mỹ, trong khi Canada cũng là khách hàng quan trọng nhất của 32 tiểu bang của Mỹ.

Quốc hội Mexico đã phê chuẩn USMCA hồi tháng 6-2019 và là quốc gia đầu tiên trong 3 nước phê chuẩn hiệp định này. Trong khi đó, Quốc hội Canada và Thủ tướng Justin Trudeau cam kết nếu Washington phê chuẩn thì Ottawa cũng sẽ "nối gót".

Tuy vậy, tiến trình thông qua hiệp định này tại Quốc hội Mỹ không hề dễ dàng. Ngày 25-11 vừa qua, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nansy Pelosi cảnh báo, USMCA vẫn còn nhiều lỗ hổng khiến người dân nước này có nguy cơ bị mất việc làm trước các lao động Mexico, hay còn điều khoản khó chấp nhận về giá thuốc bán theo đơn và sự thiếu hụt các tiêu chuẩn chủ chốt về môi trường. Các hạ nghị sĩ của đảng Dân chủ cũng mong muốn có những quy định chặt chẽ hơn đối với tiêu chuẩn lao động trong USMCA. Do đó, Washington vẫn đang thúc đẩy một số điều chỉnh liên quan đến những vấn đề về lao động gây tranh cãi, để có thể đạt được đủ số phiếu ủng hộ tại Quốc hội.

Trong suốt quá trình đàm phán, các đại diện Canada và Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Mexico cải thiện tiêu chuẩn lao động để ngăn các công ty lợi dụng sự chênh lệch về giá cả nhân công trong quá trình sản xuất.

Cuộc họp ba bên kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ, bao gồm các nhà đàm phán kỳ cựu là Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Phó Thủ tướng Canada Chrystia Freeland và Thứ trưởng Ngoại giao Mexico Jesus Seade. Ngoài ra, quan chức Mỹ cũng đã có 2 cuộc gặp lần lượt với các nhà đàm phán Mexico và Canada.

Dù không tiết lộ chi tiết nội dung các cuộc thảo luận hay đưa ra dự đoán về thời điểm USMCA được thông qua, song quá trình đàm phán được đánh giá là đang đi đúng hướng với kỳ vọng thỏa thuận mới sẽ có nhiều cải thiện.

Trong thời gian tới, Mexico và Canada sẽ phải xem xét những đề xuất sửa đổi mới nhất của Mỹ để đưa ra quyết định cuối cùng. Trong khi Canada không thay đổi lập trường về văn kiện này thì Mexico vẫn còn băn khoăn ở một số đề xuất có thể gây ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia.

Dù còn một số vướng mắc cần xem xét và giải quyết, triển vọng thông qua hiệp định NAFTA phiên bản 2.0 giữa 3 quốc gia Bắc Mỹ đang ngày càng rõ nét. Việc các nước thành viên phê chuẩn hiệp định này càng cần thiết và có giá trị trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang có nguy cơ trỗi dậy, đe dọa tự do thương mại tại khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA – Thực tiễn Mexico và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Cuốn sách “Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA – Thực tiễn Mexico và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, do Nhà xuất bản Lao động phát hành năm 2020, tác giả Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn.

Cuốn sách phân tích việc thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico nhìn từ chiều cạnh kinh tế quốc tế và tình hình kinh tế - xã hội Mexico hiện nay sau hơn 25 năm thực hiện NAFTA. NAFTA [Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ] là FTA đầu tiên trên thế giới có quy định về lao động, được ký kết giữa một nước đang phát triển với các nước phát triển từ năm 1994, là trường hợp tốt để tham chiếu kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ đánh giá thực tiễn Mexico, so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Mexico, cuốn sách nêu ba bài học cho Việt Nam để thực hiện các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia là Hiệp định đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương [CPTPP] và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu [EVFTA] sao cho hiệu quả để phát triển bền vững:

Thứ nhất, bài học về thay đổi tư duy để phát triển liên quan tới thực hiện tiêu chuẩn lao động. Tư duy quyết định hành động. Việt Nam cần nhìn nhận lợi thế của tiêu chuẩn lao động cao cho phát triển kinh tế, và xem đây là cơ hội để phát triển cân bằng và bao trùm thay vì chỉ thực hiện các quy định để đáp ứng các yêu cầu của thương mại quốc tế…

Thứ hai, bài học về tính chủ động trong thực hiện cam kết lao động. Kinh nghiệm Mexico cho thấy việc thực hiện bị động và chỉ giải quyết vấn đề khi xuất hiện các khiếu nại sẽ tốn kém chi phí, đồng thời ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín và lợi ích quốc gia tham gia nền kinh tế toàn cầu…

Thứ ba, bài học về tính hệ thống trong giải quyết vấn đề. Khi đối mặt với các khiếu nại về tiêu chuẩn lao động, Việt Nam cần có cách tiếp cận tích cực, hệ thống, không chỉ giải quyết vụ việc, mà qua đó, cần điều chỉnh hoặc thay đổi quy trình, thể chế lao động theo hướng ngăn chặn các vi phạm lặp đi lặp lại về cùng vấn đề như nhau…

Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam rút kinh nghiệm từ Mexico khi tham gia các FTA để thực hiện tốt cam kết về lao động, bao gồm: Việt Nam cần nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về lợi ích của thực hiện tiêu chuẩn lao động cao thay vì tiếp tục cạnh tranh bằng tiêu chuẩn lao động thấp; có biện pháp bảo đảm doanh nghiệp tuân thủ nghiêm pháp luật lao động để ngăn chặn cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp tuân thủ với các doanh nghiệp không tuân thủ; đảm bảo vai trò hoàn toàn trung lập và không thiên vị của các cơ quan nhà nước trong xử lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động; đảm bảo các bên đều bình đẳng trước pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa và ổn định….

Kinh nghiệm Mexico là bài học cho Việt Nam để thực hiện tốt cam kết lao động trong các FTA theo hướng phát triển kinh tế đi liền với phát triển xã hội và thực hiện mục tiêu “Việt Nam là thành viên có trách nhiệm” trong CPTPP và EVFTA. Các quyết sách ngày hôm nay sẽ quyết định tương lai của Việt Nam. Đảm bảo quyền của của người lao động, đưa đến sự cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc phù hợp với trình độ phát triển kinh tế là sự lựa chọn cho mô hình phát triển toàn diện, cân bằng và bao trùm, đồng thời nâng cấp nguồn nhân lực để bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hướng tới sự phát triển vì hòa bình, ổn định và bền vững lâu dài của đất nước.

Nội dung của cuốn sách là chủ đề thời sự, một nguồn tư liệu tham khảo hữu ích, đóng góp tư duy cho việc hoạch định chính sách trong quá trình phát triển của Việt Nam.

Chủ Đề