Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy thủy sản

Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản tiên tiến, có quy trình đạt chuẩn là một thiết bị rất quan trọng, đặc biệt là với Việt Nam. Nước ta có mạng lưới sông ngòi chằng chịt và đường bờ biển dài đến 3200km, tạo điều kiện cho phát triển ngành thủy hải sản.

Xử lý nước thải chế biến thủy sản

Nước thải chế biến thủy sản là loại nước thải phát sinh trong quá trình nuôi trồng, đánh bắt và chế biến, bao gồm chế biến đông lạnh hoặc chế biến các sản phẩm ăn liền. Ngoài ra, giai đoạn phân loại, làm sạch, chế biến thành phẩm và vệ sinh thiết bị cũng gây ra nước thải.

Việc xử lý nước thải hải sản là điều rất cần thiết bởi nó có nhiều ưu điểm:

  • Tránh ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh, bao gồm cả đất, nước, không khí.
  • Loại bỏ mùi hôi tanh của lượng nước thải chế biến thủy hải sản gây ra.
  • Bảo vệ sức khỏe con người trước các nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, tiêu hóa, giảm hiệu suất công việc

Hệ thống xử lý nước thải chế biến thuỷ sản phù hợp có quản lý vận hành đơn giản trong khi hiệu quả xử lý cao, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thủy sản chủ yếu là công nghệ sinh học, phù hợp khắc phục nước có hàm lượng chất hữu cơ cao, khả năng phân hủy sinh học lớn.

Dưới đây là quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản cơ bản:

Song chắn rác

Giúp loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn, tránh làm tắc nghẽn đường ống thải, ảnh hưởng đến quy trình xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh tiếp theo trong doanh nghiệp. Nước thải đi qua song chắn rác được chuyển đến hầm tiếp nhận.

Bể tuyển nổi

Bể tuyển nổi có tác dụng tách dầu mỡ có trong dòng thải, theo đó, thiết bị sục khí sẽ đưa các bọt khí hòa tan nổi lên mặt nước kéo theo các chất bẩn bám trong bọt khí ra khỏi dòng thải.

Bể điều hòa

Nước ra khỏi bể tuyển nổi được dẫn vào bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ các chất bẩn có trong nước thải. Thiết bị sục khí cũng được đặt dưới bể điều hòa để ngăn hiện tượng lắng đọng chất thải, phòng ngừa quá trình phân hủy yếm khí xảy ra dưới đáy bể.

Bể sinh học kỵ khí [bể anoxic]

Bể có chứa các vi sinh vật kị khí, giúp phân giải các chất hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản, sinh ra khí Biogas.

Bể sinh học hiếu khí [bể Aerotank]

Bể có chứa các vi sinh vật hiếu khí, phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường có oxi.

Lắng bùn

Nước thải từ bể Aerotank chảy qua bể lắng sinh học để lắng bùn, một phần bùn lắng đọng sẽ được đưa qua bể chứa để xử lý, còn phần bùn cặn sẽ được tuần hoàn trở về bể Anoxic.

Khử trùng

Sau khi ra khỏi bể lắng, nước thải được đưa đi khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại trong bể trước khi thải ra môi trường.

Trên đây là những thông tin về tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản. Với những chia sẻ của công ty Toàn Á, hy vọng đã giúp các doanh nghiệp trong việc thiết kế, xây dựng an toàn, hiệu quả nhất. Từ đó, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn về nước thải thủy hải sản của bộ tài nguyên môi trường.

Nếu bạn đang cần được hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0913.543.469 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Ngành chế biến thủy sản có lượng nước thải thải ra ngoài rất lớn. Và còn chứa nhiều chất hữu cơ, thịt tôm cá… gây ảnh hưởng về mùi và ô nhiễm nặng cho môi trường xung quanh. Môi trường HANA với nhiều năm kinh nghiệm về xử lý nước thải chế biến thủy sản, tự tin có thể đem lại sự hài lòng cho Quý khách hàng.

Tổng quan về nước thải chế biến thủy sản

Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, với đường bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam khoảng 3200 km cùng hàng ngàn đảo lớn nhỏ thuận lợi cho phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và chế biến thủy sản. Sản lượng thủy sản khai thác được khoảng 1 triệu tấn/năm. Sản lượng sản phẩm chế biến khoảng 700 – 800 nghìn tấn. Phần lớn lượng hải sản khác thác được chủ yếu chế biến đông lạnh, hoặc chế biến các sản phẩm ăn liền… Việc chế biến thủy sản thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy nước thải chế biến thủy sản cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Mail:

Chế biến thủy sản bao gồm các ngành nghề như:

  • Sơ chế, phi lê cá, tôm, cua và các loại thủy sản khác
  • Chế biến thủy sản, chế biến tôm đông lạnh, cá…
  • Sản xuất bột cá…
  • Và một vài ngành nghề khác

QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Tùy vào loại nguyên liệu đầu vào như tôm, cá… mà công nghệ có nhiều điểm riêng biệt. Trong quy trình chế biến thủy sản nước thải phát sinh ở các giai đoạn phân loại, làm sạch, chế biến thành phẩm, các quá trình vệ sinh thiết bị,… .

Đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là các chất hữu cơ, các hợp chất lơ lửng, nito, photpho…. Trong nước thải chế biến thủy sản các chất hữu cơ chủ yếu là để phân hủy. Các hợp chất này khi thải ra môi trường sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, gây hại đến các sinh vật trong nước. Các chất lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu… gây tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng đến cảnh quan….

Các hợp chất nitơ, photpho trong nước thải khi thải ra môi trường làm tăng sự phát triển của tảo gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa… Tất cả các hiện tượng trên gây tác động tiêu cực đến môi trường. Ảnh hưởng đến chất lượng nước, hệ sinh vật thủy sinh, cảnh quan….

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Mail:

THÀNH PHẦN ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Nước thải chế biến thủy sản bao gồm nước thải trong quá trình sản xuất và quá trình sinh hoạt.

Đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản trong quá trình sản xuất có chứa các chất hữu cơ, chất lơ lững, cặn bã, dầu mỡ và vi sinh vật. Nước thải chế biến thủy sản sinh hoạt sinh ra tại các khu vực vệ sinh, nhà ăn…. Có chứa các chất lơ lửng, chất hữu cơ, cặn lơ lửng…. Tùy theo quy trình công nghệ, công suất và nguyên liệu đầu vào mà lưu lượng và tính chất của nước thải chế biến thủy sản khác nhau.

STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ QCVN 11:2018, Cột B
1 pH 6 – 8 5,5 – 9
2 COD mg/l 1500 – 2800 80
3 BOD mg/l 1000 – 1800 50
4 SS mg/l 388 – 452 100
5 Dầu mỡ động thực vật mg/l 150 – 250 20
6 Nito tổng mg/l 120 – 160 60
7 Photpho tổng mg/l 6 – 10  –

Bảng thống kê kết quả phân tích nước thải thủy sản

Qua bảng trên, ta có thể thấy COD trong nước thải thủy sản khá cao, vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần, BOD cũng rất cao, các chất lơ lửng có trong nước thải từ vụn thủy sản cao, các chất vô cơ cũng vượt tiêu chuẩn gấp nhiều lần. Vì vậy, Xử lý nước thải chế biến chế biến thủy sản là bắt buộc.

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Có nhiều phương pháp xử lý nước thải tùy vào công suất, nguyên liệu và quy mô hoạt động của cơ sở, tuy nhiên, Trong các phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản, HANA nhận thấy đây là quy trình cơ bản có thể xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt quy chuẩn của nhà nước.

Sơ đồ xử lý nước thải nhà máy thủy sản

Trên đây là một sơ đồ xử lý nước thải nhà máy thủy sản. Dựa theo sơ đồ này, ta có thể thuyết minh về công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản như sau.

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Giai đoạn xử lý cơ học

Nước thải từ các khu vực phát thải được dẫn qua song chắn rác. Song chắn rác giúp loại bỏ thành phần rác thô, rác có kích thước lớn. Tiếp đến nước thải được dẫn vào hố thu gom.

Nước thải từ hố thu gom được bơm bơm lên bể lắng cát. Bể lắng cát sẽ giữ lại thành phần cát trong nước thải. Nước thải sau khi qua bể lắng cát tiếp tục được bơm vào bể điều hòa. Nước thải trong bể điều hòa được xáo trộn bằng hệ thống sục khí. Bể điều hòa làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải trước khi đi qua công trình tiếp theo.

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Mail:

Giai đoạn xử lý sinh học

Xử lý kỵ khí

Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào bể UASB [bể sinh học kỵ khí]. Tại đây các vi sinh vật kỵ khí tiến hành phân hủy các hợp chất hữu cơ. Hiệu suất xử lý COD và BOD đạt từ 60-80%. Sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí là các chất hữu cơ đơn giản, một số hợp chất vô cơ [metan, nước,CO2, H2S…].

Xử lý thiếu khí và hiếu khí

Sau bể UASB nước thải được đưa vào các cụm bể anoxic và aerotank. Tại đây diễn ra các quá trình xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử amoni và khử nitrat thành khí nitơ, khử photpho. Các hợp chất hữu cơ trong nước thải được vi sinh vật phân hủy tại thành CO2, nước, và năng lượng. Với việc lựa chọn bùn hoạt tính thích hợp sẽ làm tăng hiệu quả xử lý.

Nồng độ bùn hoạt tính dao động từ 1000 – 3000 mg MLSS/L. Nồng độ bùn càng cao thì tải lượng chất hữu cơ trong bể càng lớn. Oxi trong bể được cấp từ hệ thống máy thổi khí và hệ thống phân phối khí. Với đường kính bọt khí khoảng 10 µm . Nhu cầu oxi cần cung cấp phụ thuộc vào loại bùn và nồng độ chất hữu cơ trong của bể. Cung cấp oxi vào bể với mục đích chính cung cấp oxi cho quá trình chuyển hóa. Bên cạnh đó giúp tạo xáo trộn giúp tăng diện tích tiếp xúc của vi sinh vật với chất hữu cơ.

Nước thải sau bể aerotank được đưa vào bể lắng 2 [lắng sinh học]. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Lượng bùn trong bể một phần hoàn lưu về bể aerotank. Phần còn lại được đưa vào khu vực xử lý bùn.

Giai đoạn xử lý hóa lý

Nước thải sau khi được xử lý sinh học được đưa vào bể khử trùng. Quá trình sử dụng các hợp chất có tính oxi hóa mạnh như clo, ozon… để loại bỏ vi sinh vật. Nước thải được loại bỏ vi sinh vật sau đó thải vào nguồn tiếp nhận.

Giai đoạn xử lý bùn

Bùn từ bể lắng và bể UASB được đưa và bể chứa. Bể chứa bùn được khuấy trộn để loại bỏ mùi hôi, hạn chế phản ứng kỵ khí. Bùn từ bể chứa được đưa vào bể nén. Bể nén sẽ nén bùn tạo thành bánh bùn và được các cơ quan chức năng thu gom xử lý theo quy định.

ƯU ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH XỬ lý NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

  • hiệu suất của quá trình xử lý cao đạt trên 90%
  • xử lý BOD ở nồng độ cao
  • chi phí đầu tư xây dựng thấp
  • dể lắp đặt và vận hành

Với địa chỉ hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, Môi trường Hana thường xuyên thực hiện các hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản tại các khu vực nội thành và ngoài thành TP. HCM, Khu vực Đông Nam Bộ như Tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và các tỉnh miền tây khác.

Trên đây là phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản tổng quan. Nếu quý cơ sở cần một hệ thống xử lý nước thải chính xác cho ngành sản xuất của mình như xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh, Hãy liên hệ với HANA để được khảo sát, tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí

Liên hệ HANA để được tư vấn, khảo sát và đưa ra các phương pháp xử lý nước thải thủy sản phù hợp, tiết kiệm chi chí cho doanh nghiệp. Dựa theo mẫu nước thải và tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà đưa ra phương án xử lý nước thải chế biến thủy sản chi tiết hơn.

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Mail:

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

Chủ Đề