Sản phẩm cuối cùng của kế toán là gì

Nội dung bài viết:
  1. 1. Kế toán tài chính là gì? Và những đặc điểm nổi bật
  2. 2. Dịch vụ kế toán tài chính mà Luật ACC mang lại khách hàng
  3. 3. Khách hàng có thể tìm đến dịch vụ kế toán tài chính của Luật ACC ở đâu?
  4. 4. Mục tiêu chủ yếu của kế toán tài chính trong đơn vị
  5. 5. Các nguyên tắc cơ bản mà một kế toán tài chính cần vận dụng trong công việc
  6. 6. Quy trình hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kế toán tài chính
  7. 7. Bản mô tả công việc của kế toán tài chính

Ngày nay, một số doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ kế toán tài chính nhằm phục vụ cho việc xử lý số liệu kế toán của doanh nghiệp. Như vậy, bản thân doanh nghiệp đó cũng cần biết về những chuyên môn, thủ tục, quy trình của các xử lý kế toán như thế nào. Và chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn khách hàng như sau

Kế Toán Tài Chính

1. Kế toán tài chính là gì? Và những đặc điểm nổi bật

Có thể nói, kế toán tài chính là công việc thu thập, kiểm tra, xử lý các số liệu từ đó cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của một doanh nghiệp bằng báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng.

Chính vì thế, kế toán tài chính bao gồm các đặc điểm sau

Cơ sở ghi chép kế toán là những chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp đảm bảo được tính chính xác của thông tin.

Sử dụng 3 thước đo là: giá trị, hiện vật và thời gian.

Thông tin số liệu: kế toán viên chủ yếu trình bày số liệu bằng hệ thống biểu mẫu theo quy định của từng quốc qua hay theo sự chỉ đạo của ban giám đốc.

Đối tượng sử dụng thông tin kế toán: là những thành viên trong nội bộ đơn vị kinh tế, các cơ quan chức năng và một số đối tượng khác như nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp,

2. Dịch vụ kế toán tài chính mà Luật ACC mang lại khách hàng

  • Tư vấn việc sử dụng hóa đơn đầu vào, đầu ra hợp lý.
  • Nhận hóa, đơn chứng kế toán từ tận nơi.

· Luật ACC sẽ tiến hành lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất;

· Luật ACC sẽ tiến hành lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ;

· Luật ACC sẽ theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty

· Luật ACC sẽ tiến hành đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán;

  • Luật ACC sẽ tiến hành lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách;
  • Lập các chứng từ kế toán: Nhập, xuất, thu,chi.
  • Lập các sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm, sổ kho hàng hoá, phải thu, phải trả.
  • Lập các mẫu biểu phân bổ, khấu haotheo quy định.
  • Lập bảng lương, các mẫu biểu liên quan đến lao động.
  • Lập sổ cái các tài khoản.
>> Tại ACC cung cấp cho bạn dịch vụ kế toán trọn gói, mời bạn tham khảo tại đây!

3. Khách hàng có thể tìm đến dịch vụ kế toán tài chính của Luật ACC ở đâu?

Với hệ thống các văn phòng làm việc đang được triển khai trên toàn quốc, ACC Group luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng ngay cả các tỉnh thành lớn như dịch vụ kế toán doanh nghiệp Hà Nội, dịch vụ kế toán TP. HCM, dịch vụ kế toán tại Đà Nẵng,

ACC sẽ thực hiện hầu hết tất cả các công việc liên quan đến thủ tục kế toán và thuế để đảm bảo hoàn thiện tính pháp lý, đúng quy định cho quý công ty. Ngoài ra ACC hỗ trợ tư vấn các vướng mắc liên quan khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

4. Mục tiêu chủ yếu của kế toán tài chính trong đơn vị

Các tổ chức, doanh nghiệp cần phải biết tình hình thu chi hàng tháng, hàng quý, hàng năm, từ đó nắm bắt nguồn tài chính để biết được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Nhân viên kế toán tài chính là người hàng ngày ghi chép lại các hoạt động kinh doanh thường xuyên và kịp thời cung cấp thông tin cho ban giám đốc. Từ báo cáo đó, ban giám đốc có thể đưa ra các quyết định quản lý tốt hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Như vậy, mục đích cuối cùng của kế toán là cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị cho người lãnh đạo.

5. Các nguyên tắc cơ bản mà một kế toán tài chính cần vận dụng trong công việc

Nguyên tắc Cơ sở dồn tích

Quy định các nghiệp vụ kế toán tài chính của doanh nghiệp có liên quan đến đối tượng kế toán như tài sản, nợ phải trả tất cả phải được chi chép vào sổ kế toán ngay vào thời điểm phát sinh; không dựa vào thời điểm thực tế thu, chi tiền hoặc tương đương tiền. Các báo cáo tài chính lập trên nguyên tắc cơ sở dồn tích luôn cho ta thấy rõ được tình hình tài chính trong quá khứ; hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Nội dung của nguyên tắc này yêu cầu các báo cáo tài chính phải được lập trên trên cơ sở giả sử là doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Nếu trong trường hợp thực tế khác với giả định thì báo cáo phải lập trên một cơ sở khác và đưa ra giải thích thích đáng về cơ sở mới để lập báo cáo tài chính. Dựa trên nguyên tắc này bắt buộc kế toán phải không được lập quá các khoản dự phòng và đúng nguyên tắc. Yêu cầu về các khoản dự phòng này không được đánh giá cao hơn giá trị tài sản và khoản thu nhập càng không thấp hơn giá trị các khoản phải trả và khoản chi phí. Chỉ được ghi nhận doanh thu và thu nhập khi có chắc chắn các bằng chứng về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Khoản chi phí được ghi nhận khi chứng minh chắc chắn về khả năng phát sinh chi phí.

Nguyên tắc giá gốc

Tất cả các tài sản của doanh nghiệp phải được ghi nhận theo giá gốc [Giá mà doanh nghiệp chi trả để có được tài sản đó]. Giá gốc được tính toán dựa trên số tiền hoặc khoản giá trị tương đương tiền đã thanh toán; phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó được xác định vào ngay thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản này đổi hỏi kế toán không được tự ý điều chỉnh; chỉ trừ khi có quy định khác cụ thể trong luật kế toán hoặc chuẩn mực kế toán.

Nguyên tắc phù hợp

Nguyên tắc này nhắc nhở người sử dụng phải có sự phù hợp với nhau giữa việc ghi nhận doanh thu và chi phí. Trường hợp khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải có tương ứng một khoản chi phí liên quan. Khoản chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm khoản chi phí của kỳ trước hoặc chi phí liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Việc ghi nhận các khoản chi phí hợp lý tương ứng với khoản doanh thu trong ky phát sinh sẽ giúp doanh nghiệp phân tích tính toán một cách chính xác phần thu nhập chịu thuế của DN; điều này là cơ sở để tính thuế TNDN cần phải nộp cho nhà nước.

Nguyên tắc nhất quán

Cần có sự thống nhất trong một kỳ kế toán giữa các chính sách và phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn để áp dụng. Nếu có sự thay đổi trong chính sách và phương pháp kế toán thì phải bổ sung trong phần thuyết minh báo cáo cần phải giải trình lý do và sự ảnh hưởng của nó.

Nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc thận trọng yêu cầu phải luôn đưa ra phán đoán; xem xét và cần nhắc thật kỹ lưỡng để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện mà mình không có sự chắc chắn. Thận trọng là không lập quá lớn các khoản dự phòng; không nên đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và khoản thu nhập; không thấp hơn giá trị các khoản phải trả và chi phí. Chỉ khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế thì doanh thu và thu nhập mới được ghi nhận. Tương tự như việc ghi nhận chi phí phải có bằng chứng về khả năng phát sinh.

Nguyên tắc trọng yếu

Tính trọng yếu thể hiện qua việc thông tin phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót trong hoàn cảnh cụ thể. Trường hợp thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm sai lệch thông tin báo cáo tài chính. Tính trọng yếu của thông tin nên cần được xem xét trên cả hai phương diện định lượng và định tính. Hy vọng các doanh nghiệp áp dụng 7 nguyên tắc cơ bản một cách đúng đắn và hợp lý nhất; nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kinh tế và lập báo cáo tài chính.

6. Quy trình hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kế toán tài chính

Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Các hoạt động, sản xuất hàng ngày xảy ra tại doanh nghiệp sẽ được kế toán thu thập chứng từ, tính toán và tổng hợp lại từ các phòng ban khác.

Bước 2: Lập các chứng từ kế toán gốc

Việc lập các chứng từ gốc giúp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế. Những tài liệu này được kế toán sắp xếp một cách hợp lý nhằm phục vụ cho việc rà soát

Bước 3: Ghi các sổ kế toán

Kế toán doanh nghiệp tiến hành ghi chép, nhập liệu chứng từ vào các sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết,

Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh và kết chuyển

Vào thời điểm kết thúc niên độ, kế toán doanh nghiệp phải xử lý các bút toán điều chỉnh như khấu hao tài sản cố định, phân bổ các khoản chi phí, từ đó kết chuyển những khoản doanh thu, chi phí hình thành kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Phân loại từng khoản mục cụ thể từ đó lập các bảng cân đối phát sinh để xem tình hình biến động của các đối tượng kế toán trong kỳ như thế nào. Sau đó, kết hợp với các sổ sách lập báo cáo tài chính.

Bước 6: Lập bộ báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

Đây được coi là bước quan trọng nhất vì gồm nhiều hoạt động phức tạp, đòi hỏi kế toán doanh nghiệp phải thận trọng. Và cần phải áp dụng 4 mẫu báo cáo chính: báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

7. Bản mô tả công việc của kế toán tài chính

STTNhiệm vụKhái quát Công việc
1Thu chi nội bộ· Thực hiện thu chi nội bộ, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phận, phần hành, giữa các đơn vị nội bộ, số liệu chi tiết và tổng hợp. Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh.· Kiểm tra đối chiếu tổng hợp, cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.· Kiểm tra đối chiếu số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.· Hạch toán các bút toán nội sinh, các bút toán cuối kỳ trước khi lên báo cáo tài chính.· Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán cho các bộ phận, phần hành liên quan.· Kiểm tra và đối chiếu những bút toán nội sinh với các bộ phận, phần hành liên quan.· Các việc khác thuộc bộ phận kế toán.
2Thực hiện chứng từ, Công nợ· Theo dõi, phân tích và đôn đốc công nợ. Đề xuất xử lý các khoản Công nợ.· Đề xuất những bút toán, chế độ báo cáo và mẫu biểu báo cáo phù hợp.· Kiến nghị quy trình thực hiện các nghiệp vụ kế toán, luân chuyển chứng từ trong đơn vị.
3Thực hiện các thủ tục liên quan cơ quan nhà nước về lao động, hành chính· Lập báo cáo quản trị dòng tiền, quản trị doanh thu, chi phí.· Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết· In sổ chi tiết và tổng hợp, tổng hợp theo Công ty theo quy định Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu.
4Thực hiện các thủ tục liên quan cơ quan Nhà nước· Tham gia phối hợp Công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở.· Cung cấp số liệu cho ban Giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.· Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế. Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến trong công tác kế toán.· Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định.
5Hỗ trợ tính lương, thưởngHỗ trợ tính lương cuối tháng cho nhân viên, tính thưởng lễ, tết theo quy định Công ty.

Video liên quan

Chủ Đề