Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Nếu bạn đang có những thắc mắc liên quan về quyền tài sản của tác giả. Đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây, quyền tác giả đối với tác phẩm gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm được mình sáng tạo ra hoặc mình sở hữu. Vậy theo pháp luật sở hữu trí tuệ quy định như thế nào về những quyền tài sản của quyền tác giả.

Quyền tài sản gồm những quyền nào?

Quyền làm tác phẩm phái sinh

Tác phẩm phái sinh là những tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác, tác phẩm cải biên, chuyển thể, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng

Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là quyền tài sản của tác giả độc quyền được thực hiện hoặc cho phép người khác có thể thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thậm chí thông qua các bản ghi âm, bản ghi hình hoặc bất cứ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng gồm có việc biểu diễn tác phẩm ở bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Quyền sao chép tác phẩm

Quyền sao chép tác phẩm là một quyền của chủ sở hữu quyền tác giả trong quyền tài sản thực hiện hoặc là cho phép người khác thực hiện, trong việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất cứ phương tiện hay hình thức nào. Bao gồm cả việc tạo ra những bản sao dưới hình thức điện tử.

Quyền nhập khẩu, phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm

Quyền phân phối bản gốc hoặc là bản sao tác phẩm là một trong những quyền tài sản của quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc là cho phép người khác thực hiện dưới bất cứ hình thức và phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được, nhằm mục đích bán, cho thuê hoặc những hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc các bản sao tác phẩm. Khác với việc nhập khẩu song song

Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến, hữu tuyến mạng thông tin điện tử hoặc phương tiện kỹ thuật nào khác

Đây là quyền mà chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc là cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc  những bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được ở thời gian và địa điểm do chính họ lựa chọn.
VD: đăng tải tác phẩm lên Facebook, Youtube

Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính, tác phẩm điện ảnh

Quyền cho thuê bản gốc hoặc là các bản sao chương trình máy tính, tác phẩm điện ảnh là quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền được thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện thông qua việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.
Lưu ý, Quyền cho thuê đối với các chương trình máy tính không được áp dụng. Đối với trường hợp bản thân chương trình đó không phải thuộc đối tượng chủ yếu để cho thuê như : chương trình máy tính gắn với vấn đề vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc và thiết bị kỹ thuật khác. Các quyền nêu trên được tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc là cho phép người khác thực hiện được quy định tại Luật Sở Hữu Trí Tuệ.

Tổ chức và cá nhân khi khai thác hay sử dụng một, một số hoặc toàn bộ những quyền trên phải xin phép, đồng thời trả tiền thù lao, nhuận bút và những quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Điều 18. Quyền tác giả

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a] Làm tác phẩm phái sinh;

b] Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c] Sao chép tác phẩm;

d] Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ] Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e] Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

NĐ 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật 50/2005/QH11, Luật 36/2009/QH12 về Sở hữu trí tuệ:

Điều 20. Quyền nhân thân

1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý đđáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.

Điều 21. Quyền tài sản

1. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biu din tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

2. Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.

3. Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bảngốc hoặc bản sao tác phẩm.

4. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyn tác giả độc quyn thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.

5. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê đkhai thác, sử dụng có thời hạn.

6. Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.


TƯ VẤN & DỊCH VỤ

LIÊN QUAN

  • CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC VÀ KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

  • HIỆU LỰC CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 50/2005/QH11

  • HỎI ĐÁP LUẬT 50/2005/QH11 VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

  • HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU PHẢI ĐĂNG KÝ THÌ MỚI CÓ HIỆU LỰC

  • LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ, ÁP DỤNG VỚI AI

  • MỤC LỤC LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2005

  • QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ

  • THẾ NÀO LÀ VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ

  • THẾ NÀO LÀ VI PHẠM THƯƠNG HIỆU

  • THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

  • THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU, KIỂU DÁNG, SÁNG CHẾ

  • XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ NÀO

  • ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC VÀ KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ CỦA NHÃN HIỆU [THƯƠNG HIỆU]


TIỆN ÍCH BỔ SUNG


XEM TOÀN VĂN

VĂN BẢN LIÊN QUAN


Video liên quan

Chủ Đề