Quy trình làm rau mầm tại nhà công nghệ 10

Tự trồng rau mầm sạch tại nhà đang là xu hướng của rất nhiều hộ gia đình tại thành thị cũng như nông thôn hiện nay do hàm lượng vi chất dinh dưỡng rất cao cộng thêm khả năng chống ung thư cuả rau mầm. Không những vậy rau mầm còn rất dễ trồng do thời gian thu hoạch ngắn mang lại lợi nhuận cao cho nên đây là loại rau ưa chuộng trên bàn ăn của nhiều gia đình Việt.

Vậy làm thế nào để có thể trồng rau mầm sạch tại nhà, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Đầu tiên, là khâu chuẩn nguyên liệu, dụng cụ trồng rau mầm

Những nguyên vật liệu cần có:

-     Hạt giống rau mầm

Nên chọn hạt giống chuyên để trồng rau mầm có nguồn gốc rõ ràng tránh việc mua phải hạt giống chứa chất bảo quản có hại cho sức khỏe. Rau mầm là loại mọc lên rất  nhanh, có thể tới lúc thu hoạch chất bảo quản có trong hạt vẫn còn tồn đọng.

Có thể trồng rau mầm bằng các loại hạt giống như: củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền…

-     Đất trồng [giá thể]

Thực nghiệm chứng minh giá thể trồng rau mầm đi từ bụi xơ dừa đã qua xử lý là tốt nhất. Do xơ dừa có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và nó nhẹ nên dễ vận chuyển, sử dụng. Lượng sử dụng rất ít cho mỗi lần trồng và có thể tái sử dụng nhiều lần.

Nếu lấy khay xốp [40cm x 50cm x 7cm] làm định mức thì cần 2kg giá thể và 30 - 40g hạt giống là đủ.

-     Khay

Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Nhưng tiện lợi và dễ sử dụng nhất là khay xốp, do giá thành rẻ, dễ kiếm, dễ thao tác. Nếu trồng rau mầm với số lượng lớn hay cùng lúc trồng nhiều loại rau mầm thì cần phải có kệ. Đóng kệ gỗ hoặc kệ sắt có kích thước phù hợp với khay.

-     Giấy lót

Giấy lót được dùng để phủ lên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt nhằm mục đích sau khi thu hoạch rau mầm được sạch, không dính vào bề mặt giá thể. Có thể dùng giấy mềm hoặc giấy mua ở hàng mã.

-       Bìa carton

Bìa dùng để đậy lên bề mặt của khay trong 1 – 2 ngày đầu mới gieo hạt.

-     Bình tưới

Phải sử dụng bình tưới có vòi phun sương để tưới vì rau mầm rất mỏng manh, dễ bị dập nát.

2.   Thứ hai, về cách trồng rau mầm

Cách trồng rau mầm tại nhà gồm có 5 bước:

-     Bước 1: Ngâm hạt

Chỉ nên lấy khoảng 2 – 3 muỗng nhỏ hạt giống vì sau đó cây mầm sẽ phát triển và chiếm đủ diện tích của lọ và khay trồng của bạn.

Hạt giống rửa sạch ngâm nước ấm [45 ÷ 500C],  trong thời gian 2÷5h [hạt dày vỏ ngâm lâu, hạt mỏng vỏ ngâm thời gian ít hơn].

+ Đối với rau ăn lá:

Cải xanh, rau dền, xà lách: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 8 – 12 tiếng

Mồng tơi, rau muống: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 12 – 36 tiếng

+ Đối với các loại rau gia vị:

Kinh giới, tía tô: ngâm khoảng 3 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng

Cần, hẹ, hành, ngò gai: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 24 tiếng

+ Đối với rau ăn trái:

Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo: ngâm khoảng 5 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng

Đậu bắp: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng

Đậu rồng, khổ qua: ngâm khoảng 12 – 14 tiếng, ủ khoảng 24 – 48 tiếng

Ngâm hạt giống để sau khi ngâm ta có thể loại bỏ được các loại hạt lép, hạt sâu. Sau đó vớt ra để ráo. Mục đích của việc để ráo hạt là để dễ dàng khi gieo.

-     Bước 2: Làm giá thể

Nên đục lỗ thoát nước cho khay xốp để tránh ngập úng [có thể đục 6 – 12 lỗ]. Sau đó cho giá thể vào, dày khoảng 2÷3cm. Dàn giá thể cho bằng phẳng để tránh bị dồn hạt khi gieo.

Sau đó phun nước cho ướt giá thể. Trải giấy thấm lên trên bề mặt giá thể và phun nước lần 2.

-       Bước 3: Gieo hạt

Gieo hạt giống bằng tay đều lên bề mặt giá thể. Mật độ gieo tùy thuộc vào loại hạt giống, nhưng trung bình khoảng 10gr hạt / 40cm2 bề mặt giá thể. Tưới phun nhẹ một lần nữa. Dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt khay trong 2 ngày.

-     Bước 4: Chăm sóc cây

Cần phải chăm sóc rau mầm theo quy trình để đảm bảo cho tỉ lệ thành công cao.

Trong 2 ngày đầu tiên sau khi gieo hạt, rau mầm cần được giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Mỗi ngày các bạn kiểm tra 2 lần, nếu thấy giấy lót và xơ dừa khô nước thì tưới bổ sung ngay lập tức.

Sau 2 - 3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực tiếp.

Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay. Nếu có mưa ẩm có thể tưới 1 lần. Trồng rau mầm không cần phải sử dụng quá nhiều nước, lạm dụng dễ làm rau nhạt, mùi vị không ngon.

-     Bước 5: Thu hoạch

Dùng dao bén cắt sát gốc cây rau mầm [hoặc nhổ rau lên khỏi mặt đất, dùng kéo cắt bỏ rễ]. Nếu cần sử dụng ngay, chỉ cần ngâm nước cho sạch rồi vớt ra sử dụng.

Chú ý: Nếu rau chưa sử dụng liền thì không nên rửa mà cho vào bao để trong ngăn mát của tủ lạnh.Có thể bảo quản trong tủ lạnh 3 - 5 ngày.

Một số chú ý khi trồng rau

Hạt giống chuẩn, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng

Rau mầm phải để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, mưa tạt gió lùa.

Trong 2 ngày đầu cần che bìa cat tông lên trên [phủ tối hoàn toàn]

Tưới nước phun sương nếu không rau mầm chết dập hết.

Một ngày trước khi thu hoạch nên ngừng tưới nước, để rau mầm cô đọng dưỡng chất, ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.

3.      Hạn chế của phương pháp làm rau mầm thủ công thông thường và giải pháp mới dành cho bạn.

       Trên đây là hướng dẫn cách trồng rau mầm tại nhà để có được nguồn rau sạch an toàn cho gia đình. Tuy nhiên, phương pháp trồng rau mầm thủ công này vẫn còn tồn tại 1 số mặt hạn chế sau đây:

-       Thứ nhất, cần  nhiều nguyên vật liệu: Đất trồng [giá thể], khay, kệ, giấy lót, bìa carton, bình tưới. Trong đó, giấy lót không thể tái sử dụng ở lần gieo sau, còn giá thể chỉ có thể tái sử dụng đến lần thứ 2 nếu đã qua xử lí sạch.

-         Thứ hai, quy trình thực hiện phức tạp

Ở bước làm giá thể đòi hỏi sự cẩn thận và chu đáo trong cách chọn và xử lí giá thể. Những giá thể [nguyên liệu tạo ra mặt bằng để gieo hạt] như là đất cát, rơm rác, dừa..nếu không tiệt trùng [hấp nóng, dùng chất tiệt trùng để diệt vi khuẩn,nấm mốc] và trong môi trường nóng ấm, ít nắng sẽ khiến cho rau mầm nhiễm nầm mốc, vi khuẩn như Pythium, E.coli… Giá bằng đất cát có thể chứa nhiều kim loại nặng hoặc hàm lượng nitrat cao khiến người tiêu dùng, đặc biệt trẻ nhỏ bị ngộ độc [thiếu ôxy, ảnh hưởng tới thần kinh, hôn mê…].

-     Thứ ba, quá trình chăm sóc tốn thời gian và đòi hỏi sự cẩn thận

Việc tưới nước từ 2 – 3 lần cho rau mầm mỗi ngày, trong đó lượng nước phải căn vừa đủ tránh gây ngập úng cho rau mầm khiến bạn mất nhiều thời gian chăm sóc, không phù hợp với những người bận rộn.

Rau mầm là loại được trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc không bảo đảm thì rau mầm rất dễ bị nhiễm khuẩn. 

Mình sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng rau mầm không tốn thời gian ở bài sau nhé!

2019-01-04 10:01:15

Rau mầm chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Có rất nhiều loại hạt có thể trồng rau mầm, tuy nhiên bạn cần biết loại rau mầm nào nên trồng và trồng như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Dưới đây là các bước kỹ thuật trồng cây rau mầm vô cùng hiệu quả cho rau ăn quanh năm mà không lo hóa chất.

1. Dụng cụ trồng rau mầm      

- Khay trồng: Có thể dùng khay kín hoặc hở đáy. Nếu đáy khay có lỗ to có thể dùng nilon lót dưới đáy.

- Giấy ăn hoặc giấy vệ sinh.

- Bình tưới cây: 01cái bình phun     

- Kéo: 01 cái

2. Nguyên liệu

- Giá thể: mùn cưa, mùn mía đã qua xử lý hoai mục hoặc hỗn hợp của xơ dừa, than hoa, phân giun quế, trấu hun....         

- Hạt giống: có thể dùng hạt rau muống, mồng tơi, các loại hạt cải, đậu, lạc,….để gieo rau mầm. Nên dùng hạt giống có nguồn gốc xuất xứ và còn hạn sử dụng để đảm bảo độ nảy mầm của hạt.

3. Cách trồng       

- Hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm, khoảng 2 – 4giờ. Để tăng khả năng hút nước của hạt có thể phơi lại hạt trước khi ngâm. Sau đó dùng vải ẩm, sạch bọc kín để ủ. Tuỳ từng loại hạt, sau thời gian từ 6 – 12 giờ hạt nứt nanh thì đem gieo.     

- Làm tơi giá thể, tránh vón cục và cho vào khay, dàn phẳng đều. Độ dày giá thể yêu cầu khoảng 1,5 – 2cm. Dùng giấy ăn phủ kín trên mặt giá thể nhằm tránh cho hạt tiếp xúc với giá thể, đảm bảo độ sạch của rau mầm khi tưới nước và thu hoạch. Phun nước ướt đều khay đựng giá thể rồi tiến hành gieo hạt. Rắc hạt đều tay sao cho hạt phủ kín đều mặt khay, phun nước tưới lại rồi đặt nơi mát và tối hoặc che khay bằng bìa cattong.   

- Hàng ngày tiến hành tưới nước từ 3 – 4 lần. Không được tưới quá nhiều nhằm tránh úng cây. Sau khi tưới, không có nước đọng ở góc khi nghiêng khay là được. Khi mầm cao có thể tưới gốc rồi nghiêng khay cho nước thấm đều.          

  - Sau 2 -3 ngày, có thể để khay ở nơi sáng nhưng không cho tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

4. Thu hoạch

Sau gieo từ 5 – 7 ngày, khi cây xoè hai lá mầm thì tiến hành thu hoạch bằng cách dùng kéo sạch cắt sát gốc.

5. Chế biến

- Rau mầm sau khi thu hoạch nên dùng ngay để tránh ôi hoặc hỏng rau, làm giảm giá trị dinh dưỡng.         

- Rau mầm có thể dùng để ăn sống, trộn salad, nấu canh, làm các món xào hoặc trần qua nước xôi để chấm nước mắm,….

Theo tuaf.edu.vn

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề