Phương pháp đầu tư giá trị là gì

I. Đầu tư giá trị là gì và giới thiệu một số nguyên tắc đầu tư giá trị của Benjamin Graham và Warren Buffett

Đầu tư giá trị là một phong cách đầu tư liên quan đến việc mua những loại cổ phiếu có mức giá thấp hơn giá trị thực thông qua một số hình thức phân tích cơ bản.

Các hình thức đầu tư giá trị tuy khác nhau nhưng đều bắt nguồn từ triết lý đầu tư được giảng dạy lần đầu bởi Benjamin Graham và David Dodd tại Trường Kinh doanh Columbia vào năm 1928, sau đó các lý thuyết của phương pháp đầu tư này được phát triển thêm trong cuốn sách Phân tích Chứng khoán của họ vào năm 1934.

Ban đầu, những cơ hội đầu tư giá trị được xác định bởi Graham và Dodd bao gồm cổ phiếu trong các công ty đại chúng đang có mức giá giao dịch thấp hơn so với mức giá trong giá trị sổ sách hoặc giá trị sổ sách hữu hình, những loại cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao, những cổ phiếu có tỷ lệ giá trên thu nhập [P/E] thấp hoặc tỷ lệ giá trên sổ sách thấp.

Những nhà đầu tư giá trị thành công, trong đó có thể kể đến Warren Buffett, chủ tịch của Berkshire Hathaway, đã lập luận rằng bản chất của đầu tư giá trị là mua các cổ phiếu với mức giá thấp hơn giá trị nội tại của chúng. Mức giá cổ phiếu trên thị trường thấp hơn so với giá trị nội tại là điều mà Benjamin Graham gọi là biên độ an toàn và sau 25 năm ông đã mở rộng khái niệm đầu tư giá trị với trọng tâm là tìm một công ty tuyệt vời với mức giá hợp lý thay vì tìm một công ty hợp lý với mức giá hời.

Để giúp NĐT có thể hiểu hơn về phương pháp này, Da Vinci xin phép được giới thiệu về những nguyên tắc đầu tư chính trong những nguyên tắc đầu tư giá trị của Graham và Warren Buffett:

  1. Nguyên tắc đầu tư của Graham:

Nguyên tắc thứ nhất : Luôn đầu tư với lợi nhuận an toàn

Lợi nhuận an toàn là nguyên tắc mua chứng khoán với giá giảm đáng kể tới mức giá trị thực. Ví dụ đơn giản, Graham muốn mua tài sản có giá trị 1 đô la nhưng trả giá 0.5 đô la và ông ấy làm điều này rất tốt.

Đối với Graham những tài sản này có thể đáng giá bởi tiềm năng sinh lời ổn định hoặc đơn giản vì chúng có giá trị thanh khoản.

Khoản lợi nhuận an toàn từ việc mua lại công ty được định giá thấp hơn giá trị của nó rất nhiều là điểm trung tâm trong những thương vụ thành công của Graham. Khi lựa chọn kỹ lưỡng.

Nguyên tắc thứ 2: Đương đầu với sự bất ổn và kiếm lợi từ đó

Đối với Graham, ông chào đón xu hướng suy giảm như cơ hội đầu tư tuyệt vời.

Bởi thị trường chứng khoán có những cảm xúc hưng phấn hoặc bi quan quá mức dẫn đến giá được đẩy lên quá cao hoặc quá thấp nên bài học ở đây là bạn không nên để những quan điểm của Thị trường sai khiến những cảm xúc của riêng bạn, hoặc tệ hơn là định hướng cho quyết định đầu tư của bạn. Thay vì thế, bạn nên định hình phong cách tiên lượng về giá trị của riêng mình trên cơ sở kiểm chứng sự kiện một cách chắc chắn và hợp lý.

Hơn nữa bạn chỉ nên mua khi giá được chào có ý nghĩa và bán khi được giá. Ở một khía cạnh khác, thị trường đôi khi chao đảo bất thường, nhưng thay vì sợ hãi trước sự bất ổn bạn hãy sử dụng nó như một cơ hội để mua được giá hời và bán ra khi cổ phần của bạn được giá cao hơn giá trị thực.

Nguyên tắc thứ 3: Tự biết mình thuộc loại nhà đầu tư nào

Graham khuyên các nhà đầu tư phải biết rõ cá tính đầu tư riêng của mình.

Để minh họa cho điều này, ông phân biệt rõ những nhóm nhà đầu tư khác nhau tham gia trên thị trường: Nhóm chủ động và nhóm bị động.

Graham đề cập đến khái niệm chủ động cho những nhà đầu tư tấn công và bị động cho nhưng nhà đầu tư phòng thủ.

Bạn chỉ có duy nhất một trong hai lựa chọn: hoặc là hãy cam kết nghiêm túc bằng thời gian và sức lực của mình để trở thành nhà đầu tư có hạng, biết cân bằng giữa lượng và chất của khảo sát thực tế với lãi suất mong đợi.

Nếu đây không phải là thế mạnh của bạn hãy bằng lòng chấp nhận mức lời bị động và thấp hơn nhưng với thời gian và công sức rất ít. Đối với Graham thì công sức = lợi nhuận. Bạn càng bỏ ra nhiều công sức trong việc đầu tư bạn càng kiếm được nhiều lợi nhuận.

Nếu bạn không có đủ thời gian và sự nghiên cứu nghiêm túc một cách chất lượng danh mục đầu tư của bạn thì hãy hãy đầu tư vào một danh mục được lựa chọn tốt. Graham cho rằng nhà đầu tư thụ động có thể đạt được lợi nhuận trung bình bằng cách đơn giản mua 30 cổ phiếu công nghiệp Dow Jones với lượng trung bình như nhau.

Theo quan điểm hiện đại nhà đầu tư phòng thủ thì đầu tư vào danh mục có cả cổ phiếu và trái phiếu. Về bản chất họ sở hữu toàn bộ thị trường, hưởng lợi từ khu vực đang hoạt động tốt nhất mà không cần cố gắng dự đoán từ trước. Làm như vậy, một nhà đầu tư hầu như được bảo đảm có lợi nhuận của thị trường và tránh được điều tồi tệ hơn mức trung bình bằng cách để kết quả tổng thể thị trường tự kiểm soát lợi nhuận dài hạn.

Phân biệt giữa Người đầu cơ và Nhà đầu tư

Không phải tất thảy người chơi chứng khoán đều là nhà đầu tư. Graham tin rằng đánh giá phê phán ai còn xác định đâu là nhà đầu cơ hay nhà đầu tư. Sự khác nhau đơn giản là: một nhà đầu tư coi cổ phiếu như một phần công việc kinh doanh và người nắm giữ cổ phiếu là người chủ công việc kinh doanh đó, trong khi quan điểm của nhà đầu cơ xem đó như là trò chơi với những tờ giấy đắt tiền, không quan tâm đến giá trị thực. Đối với nhà đầu cơ, giá trị chỉ được xác định bởi giá do người nào trả giá cho tài sản đó. Graham chỉ ra rằng đầu cơ hay đầu tư cũng đều thông minh miễn là bạn chắc chắn hiểu chính mình sẽ làm tốt ở loại nào.

Phong cách đầu tư của Warren Buffett

Warren Buffett là học trò của Benjamin Graham và chính Warren Buffettcũng thừa nhận rằng phương pháp đầu tư của ông 85% là từ Graham.Trong ấn phẩm cuối cùng về Warren Buffett: Phong cách đầu tư của Warren Buffett [2004], Robert Hagstrom đã minh họa phương pháp đầu tư của nhà đầu tư giá trị lỗi lạc nhất thế giới như sau:

Thứ nhất

Ban quản lý phải trung thực với các cổ đông.

Thứ hai

Theo Hagstrom, Buffett cómười hai nguyên lý đầu tư, được phân thành 04 nhóm: Kinh doanh, quản lý, thước đo tài chính và giá trị.

Kinh doanh

Buffett tự giới hạn bản thân một cách cứng rắn không tham gia vào những thương vụ mà ông không thể phân tích và hiểu rõ.

Buffett xem sự hiểu biết sâu sắc về vận hành kinh doanh này là điều kiện tiên quyết đối với dự báo khả thi của hoạt động kinh doanh trong tương lai; có nghĩa là nếu bạn không hiểu về kinh doanh thì làm sao bạn có thể tiên đoán được hoạt động?

Mỗi nguyên lý kinh doanh của Buffett đều hỗ trợ cho mục tiêu xây dựng nên đề án lớn: Đầu tiên hãy nhớ rằng bạn đang phân tích việc kinh doanh không phải là thị trường hay nền kinh tế hay sự ủy mị của nhà đầu tư.

Thứ hai là kiên định trong việc tìm kiếm lịch sử hoạt động bởi nó sẽ giúp cải thiện năng lực của bạn.

Và thứ ba là phải biết chắc thương vụ có triển vọng về lâu dài hay không.

Ba nguyên tắc quản lý của Buffett có liên quan đến việc đánh giá chất lượng quản lý.

+ Nguyên tắc 1: Quản lý phải hợp lý

Cụ thể quản lý sẽ là khôn ngoan khi thỏa mãn yêu cầu tái đầu tư lợi nhuận hoặc chia lợi tức của cổ đông.

+ Nguyên tắc 2: Quản lý phải trung thực

+ Nguyên tắc 3: Quản lý phải chịu đựng được những mệnh lệnh hành chính

Ví dụ: Việc đầu tiên tham gia thị trường, một công ty phải xác định đâu là ranh giới giữa việc sao chép một cách mù quáng chiến thuật của đối thủ cạnh tranh với việc đưa ra một chiến thuật vượt trội?

  • ROE- Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:

Buffett tìm kiếm mức lợi nhuận cao ở mức hợp lý tự nhiên.

Về thực chất đây là thu nhập sẵn có của các cổ đông, về tính kỹ thuật thì nó không liên quan tới thu nhập từ cổ phần.

Theo Buffett, nó được định nghĩa là lãi ròng [Net income] cộng thêm phần giá trị khấu hao và phần nợ trả dần [nghĩa là phần giá trị không bao gồm khoản phí liên quan đến tiền] [ lãi ròng + D&A CAPX [charge in W/C]

Về cơ bản, với khái niệm thu nhập chủ sở hữu, Buffett chỉ ra năng lực công ty trong việc điều hành đồng vốn của cổ đông.

2.3 Nguyên tắc cuối cùng được gọi là Học thuyết một đồng đô la [one-dollar premise].

Giá trị thị trường trên một đô la được chuyển nhượng vào mỗi đô la thu nhập được giữ lại là gì? Thước đo này rất giống với khái niệm Giá trị thị trường gia tăng [MVA], tỷ số giá trị thị trường trên vốn đầu tư.

Buffett thiết lập cách làm dựa trên sự dự đoán giá trị thực của một công ty.

Buffett dự đoán thu nhập chủ sở hữu trong tương lai sau đó chiết khấu trở lại tới giá trị hiện tại.

Ông cũng đưa ra khái niệm rào chắn Moat: Những công ty được yêu thích nhờ có rào chắn kinh tế [economic moat]. Đây là thứ đem lại cho công ty một lợi thế rõ rệt hơn đối thủ khác và bảo vệ nó trước những sự tấn công bất ngờ từ sự cạnh tranh

>>> Xem thêm: Tại sao đầu tư như Warren Buffettmà vẫn thất bại

II. Hiệu quả của các nhà đầu tư giá trị

Đầu tư giá trị đã được chứng minh là một chiến lược đầu tư thành công và hiệu quả của nó đã được chứng minh qua các NĐT nổi tiếng Benjamin Graham , Warren Buffett, Charlie Munger,

Tuy nhiên phương pháp này cũng đã gây nhiều tranh cãi khi nhiều NĐT áp dụng phương pháp đầu tư giá trị không có được kết quả tốt. Dưới đây là một số lý do khiến phương pháp đầu tư giá trị kén người học:

  1. Rất khó để tính được giá trị thật của DN:

Hiện tại không có phương pháp nào được hệ thống hóa hoặc tiêu chuẩn hóa có thể định giá được cổ phiếu. 02 nhà phân tích cùng phân tích một thông tin nhưng họ vẫn có thể đưa ra kết luận khác nhau liên quan đến giá trị nội tại DN.

  • Giá thường xuyên bị đẩy quá xa so với vùng giá trị thật:

Trong thị trường chứng khoán sẽ có lúc giá cổ phiếu trở nên quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thật. Tức là trong thị trường giá xuống mặc dù có vẻ như cổ phiếu đang bị định giá thấp, giá vẫn có thể tiếp tục giảm và trong thị trường giá lên, cổ phiếu đang bị định giá quá cao nhưng giá vẫn có thể tiếp tục tăng.

  • Một số NĐT hiểu lầm đầu tư giá trị là tập trung vào những cổ phiếu có mức giá thấp và đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, như đã nói ở mục 2, giá cổ phiếu nhiều khi vẫn tiếp tục giảm theo thị trường. Thực tế đã chứng minh, rất nhiều cổ phiếu có thể giảm từ 40-80% từ đỉnh nên việc mua cổ phiếu như vậy rất nguy hiểm và có thể gây tổn thất nặng nề.

Vậy liệu là những NĐT thành công như Warren Buffettcó thật sự chỉ dùng mỗi phương pháp đầu tư giá trị ?

Có thể bạn quan tâm: Ưu, nhược điểm của các trường phái đầu tư

Video liên quan

Chủ Đề