Phụ nữ sau sinh có nên đi đám ma

Quan niệm về kiêng cữ sau sinh của thế hệ trước với bây giờ có nhiều điểm khác nhau. Vậy, phụ nữ sau khi sinh có cần kiêng cữ không và kiêng những gì?

Dù là thế hệ nào thì phụ nữ sau sinh, kể cả sinh thường hay sinh mổ cũng đều nên kiêng cữ. Người ta vẫn thường vĩ “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng lúc” nên sau mỗi cuộc sinh, cơ thể họ yếu đi rất nhiều và cần được nghỉ ngơi cũng như kiêng cữ để nhanh hồi phục những tổn thương trong quá trình sinh để lại.

Nếu không kiêng cữ cẩn thận, mẹ dễ bị để lại di chứng, nhất là sinh mổ như đau lưng, đau vết mổ…

Trước đây, phụ nữ sau khi sinh còn phải ở cữ tận 100 ngày. Thậm chí, nhiều gia đình, mẹ còn phải ở trong phòng kín, không tắm rửa, không nói chuyện với người lạ, không dùng điện thoại trong suốt 3 tháng đó. Vì theo quan niệm của họ, nếu không kiêng cữ thì mẹ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, nhức đầu…

Ngày nay, quan niệm của con người cũng hiện đại hơn, những quy định kiêng cữ khắt khe trước đây để được giảm bớt. Phụ nữ sau sinh sẽ ở cữ nhưng không cần 100 ngày mà khoảng 1 tháng và cũng không nhất thiết phải không được tắm, không nói chuyện với ai. Sau khi sinh 3 – 4 ngày mẹ đã có thể tắm, thậm chí khoảng 1 ngày nếu là mùa hè, mẹ có thể lau người cho thoải mái.

Chế độ kiêng khem ngày nay đã nhẹ nhàng hơn nhưng có một vài việc mẹ cần lưu ý là không được vận động mạnh, làm việc nặng, hạn chế căng thẳng và tránh quan hệ tình dục…

Sau Sinh Thường, Mẹ Cần Chăm Sóc Như Thế Nào Cho Đúng?

Mẹ bầu nên kiêng cữ cẩn thận sau khi sinh để sức khỏe nhanh hồi phục. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho mẹ:

Thực đơn ăn uống

Sau sinh, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để sớm lấy lại năng lượng đồng thời giúp gọi sữa về ồ ạt cho bé yêu. Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất đạm, tinh bột, ray xanh, đường…

Tuy nhiên, không phải ăn nhiều là tốt mà phải ăn đúng. Mẹ cần hạn chế đồ ăn chua, lạnh, không nên ăn thức ăn lên men như dưa cà muối hay thức ăn để qua đêm vì dễ bị nhiễm khuẩn hay nhiễm ký sinh trùng gây bệnh. Tốt nhất, nên ăn khi vừa nấu xong để đảm bảo an toàn và vệ sinh nhất.

Ngày trước mẹ bầu thường được khuyên nên ăn thức ăn khô và mặn như thịt kho, cá kho mặn và kiêng ăn canh, ăn rau… Thực tế như thế lại không hề tốt. Thịt kho, cá kho khô rất tốt nhưng không được kho mặn vì dễ khiến sản phụ bị tăng huyết áp, ảnh hưởng đến thận. Việc không ăn canh, ăn rau khiến mẹ bị táo bón, khó tiêu.

Nếu ăn rau, mẹ nên tránh xa rau cải bẹ xanh, cải đắng vì chúng có thể khiến mẹ bị tiểu són ở cả giai đoạn sau.

Không nên vận động quá mạnh

Khiêng vác hay vận động mạnh không chỉ dùng đến cơ tay mà mẹ phải gồng cả cơ bụng. Điều này tác động đến vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ lấy thai trên bụng mẹ khiến vết mổ bị tổn thương, lâu hồi phục hơn.

Tuy việc tập thể dục là tốt cho sự hồi phục sức khỏe nhưng nó chỉ đúng với những bài tập nhẹ nhàng. Mẹ cần hạn chế những bài tập vận động mạnh với cường độ cao vì nó tác động đến các vết rạch khi sinh.

Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt

Có rất nhiều mẹ đã từng kiểm chứng việc ngồi quá lâu trong một tư thế thì sau này dễ bị đau lưng hơn. Nhất là những khi trái gió trở trời thì vùng lưng của mẹ sẽ đau buốt dữ dội. Vì vậy, sau khi sinh, mẹ chỉ nên ngồi khi cho bé bú, còn lại hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi và thỉnh thoảng đứng lên đi lại nhẹ nhàng.

Sau sinh mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi, vui đùa với con để cảm thấy thoải mái nhất

Tránh xa các thiết bị điện tử

Việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop… nhiều là điều mẹ nên kiêng kỵ. Nếu giai đoạn đầu sau khi sinh mẹ sử dụng chúng quá nhiều sẽ khiến mắt nhanh mờ. Vì vậy, để có được một đôi mắt khỏe mạnh cho tuổi già, mẹ nên hạn chế tối đa sử dụng những thiết bị này.

Không sử dụng chất kích thích

Sau khi sinh, nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì tuyệt đối không được uống rượu bia vì chúng có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé. Ngoài ra, uống rượu bia và đồ uống có cồn còn có thể khiến mẹ bị cao huyết áp nên mẹ cần hạn chế.

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu mẹ thường xuyên uống rượu bia sẽ làm giảm lượng sữa. Do đó, tốt nhất sản phụ sau khi sinh nên uống nước lọc, nước trái cây hoặc sữa để đảm bảo có đủ sữa cho con bú và đảm bảo cho sức khỏe của mẹ. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần kiêng các loại thức uống chứa cafein như trà, cà phê vì những chất này không chỉ khiến mẹ khó ngủ mà còn có thể đi vào sữa mẹ và bé con sẽ khó ngủ, trằn trọc.

Kiêng quan hệ tình dục sớm

Theo các chuyên gian, thời gian kiêng cữ thích hợp nhất là khoảng 4 – 6 tuần sau sinh thì mẹ mới được quan hệ vợ chồng. Nguyên nhân là những vết rạch trong quá trình sinh cần thời gian dài để hồi phục và sau sinh mẹ mất rất nhiều sức nên cũng cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức lực.

Nếu quan hệ quá sớm có thể làm nhiễm trùng, chảy máu vùng kín rất nguy hiểm đối với chị em.

Không sử dụng thuốc bừa bãi

Sau khi sinh, trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, nếu gặp vấn đề gì về sức khỏe mẹ cần đi khám về tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống vì thuốc có thể đi vào dòng sữa mẹ và gây ảnh hưởng xấu đến em bé.

Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi

Giai đoạn sau sinh, những căng thẳng, mệt mỏi là khó tránh khỏi, thậm chí nhiều mẹ stress quá nhiều dẫn đến trầm cảm nhưng mẹ nên nghĩ đến con mà hạn chế tối đa tình trạng này.

Hormone gây ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi có thể đi vào sữa, khiến bé khó chịu, quấy khóc. Vì thế, nếu thấy mệt, hãy nhờ người thân chăm bé để mẹ được nghỉ ngơi, hãy nghĩ đến những điều tích cực để luôn cảm thấy thoải mái nhất có thể. Tất cả hãy vì con yêu. 

Sản phụ không cần phải kiêng tắm gội nhưng nên tắm gội bằng nước ấm

Tuy cuộc sống ngày càng hiện đại nhưng có không ít những gia đình vẫn giữ những quan điểm từ xưa. Có một vài quan điểm về kiêng cữ trước đây phụ nữ sau sinh đều phải thực hiện nhưng thực chất nó không hề đúng và không tốt cho cả mẹ, cả con.

Kiêng tắm gội trong một tháng

Quan điểm kiêng tắm gội trong vòng một tháng để hạn chế đau ốm, cảm lạnh và rụng tóc về sau là không đúng. Theo các bác sĩ, sau khi sinh mẹ nên gội đầu thường xuyên để hạn chế mồ hôi bết trong tóc gây ngứa, nấm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và một vài vấn đề khác. 

Tuy nhiên, khi gội đầu mẹ nên dùng nước ấm là tốt nhất và cần sấy tóc khô ngay sau khi gội xong, hạn chế để tóc ướt lâu. Bên cạnh đó, mẹ nên tắm bằng nước ấm. Tắm xong mẹ có thể thoa rượu hoặc tinh dầu tràm để làm ấm cơ thể và giúp cơ săn chắc.

Kiêng ra ngoài

Các sản phụ thường kiêng ra ngoài ít nhất 1 tháng sau sinh và phòng của hai mẹ con phải kín, không để gió lùa vào. Việc này tưởng tốt nhưng đôi khi lại gây hại do việc đóng kín cửa sẽ khiến căn phòng ẩm thấp, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển, có thể gây bệnh cho hai mẹ con. Tốt nhất, thỉnh thoảng nên mở cửa sổ cho phòng thoáng mát và để không khí với ánh nắng buổi sáng chiếu vào.

Nằm than, hơ nóng

Theo quan niệm dân gian, sản phụ sau sinh nên nằm than để giúp ấm người, hạn chế nhiễm bệnh sau này. Tuy nhiên, quan niệm này hết sức cổ hủ. Nằm than, nhất là vào mùa đông sẽ giúp mẹ và bé thấy ấm áp hơn nhưng than khi cháy sẽ sản sinh nhiều khí CO2, gây độc cho cả mẹ và bé.

Kiêng nói chuyện

Theo quan niệm cũ, nếu sau khi sinh mẹ nói nhiều thì sau này dễ bị nói nhịu. Quan niệm này không hề có căn cứ khoa học. Sản phụ vẫn cứ giao tiếp bình thường, chỉ cần hạn chế nói quá to để tránh ảnh hưởng tới thanh quản.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Vợ có bầu chồng có nên đi đám ma không? Nếu chồng đi thì sẽ gây hại gì cho mẹ và thai nhi? Bạn và chồng cùng đọc để xem những gì nên tránh nhé!

Vợ có bầu chồng có nên đi đám ma?

Khi người vợ có bầu, tất nhiên bạn sẽ phải luôn kiêng cữ nhiều thứ để bảo vệ cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong quan niệm dân gian, đám ma là nơi có nhiều thứ không phù hợp với phụ nữ có thai. Vậy vợ có bầu chồng có nên đi đám ma? Cùng MarryBaby tìm hiểu ngọn ngành về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Theo khoa học, đám ma cũng không phải là nơi thích hợp để phụ nữ mang thai nên tới. Một vài nguy cơ đối với phụ nữ mang thai trong đám ma có thể kể tới như:

  • Phụ nữ mang thai có sức khỏe và đề kháng yếu hơn so với người bình thường. Đặc biệt nếu gần tới ngày chuyển dạ sẽ càng yếu hơn. Đám tang là nơi khá đông người, do vậy có thể dẫn tới hiện tượng thiếu oxy cục bộ.
  • Người chết có thể mang một số mầm bệnh, vi khuẩn có hại. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể bà bầu và gây một số bệnh không tốt cho thai nhi.
  • Ở đám tang là nơi có nhiều cảnh gào khóc, bi thương. Bà bầu chứng kiến cảnh này cũng sẽ bị xúc động hoặc tác động không tốt, từ đó ảnh hưởng tới tâm lý.
  • Nhang khói thắp liên tục cũng không tốt đối với bà bầu và em bé. Bởi khói từ nhang có chứa rất nhiều chất gây hại, không tốt cho sức khỏe.
  • Như chúng ta biết, lúc người mất là lúc tang gia bối rối, người đi lại, đồ đạc rất lộn xộn. Phụ nữ mang thai do bụng to, sẽ rất khó di chuyển linh hoạt và thậm chí là dễ bị ngã, rất nguy hiểm.

Theo kinh nghiệm từ ông bà, phụ nữ có bầu không nên đi dự đám ma. Bởi đám ma là nơi có tử khí dày đặc, sẽ gây hại cho em bé trong bụng cũng như người mẹ. Tuy vậy, nếu những người thân như chồng có vợ mang bầu thì có đi đám ma được không? Mời bạn cùng tham khảo một số đối tượng không nên đi đám ma như sau:

  • Bà bầu, chồng và những người thân sống cùng nhà
  • Người có sức khỏe không tốt, người có khối u hoặc bị ung thư
  • Phụ nữ mới sinh, người đang nuôi con dưới 1 tuổi
  • Hai vợ chồng mới cưới trong 1-2 tuần trở lại
  • Trẻ em nhỏ dưới 7 tuổi

Do đó, tốt nhất vợ có bầu chồng không nên đi đám ma. Quan niệm này xuất phát từ việc lo sợ điềm không may sẽ từ người chồng truyền sang cho vợ. Mà tử khí, âm khí dày đặc ở đám ma có thể mang tới nhiều điềm gở, có thể gây khó khăn trong việc sinh con…

Vợ có bầu chồng có nên đi đám ma? Mặc dù các ông chồng có vợ mang bầu không nên đi đám tang, tuy vậy nếu là người thân thiết trong gia đình thì bạn cũng không thể thoái thác trách nhiệm được. Do đó, cần chuẩn bị một số mẹo nhỏ sau để đảm bảo an toàn nhất cho vợ mang bầu ở nhà nhé!

  • Bạn nên thăm viếng lúc người mất vừa mất hoặc trước và sau khâm liệm 6 giờ. Lúc này nguồn vi khuẩn chưa sinh sôi nhiều và sẽ ít nguy cơ hơn. Để càng lâu thì vi khuẩn trong tử thi sẽ càng sinh sôi nhiều hơn.
  • Sau khi đi bạn đi đám về, cần phải rửa sạch tay và mặt bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn khác. Một số cách dân gian khác để hạn chế những điềm xấu từ đám ma đó là người chồng sẽ rửa mặt bằng nước lá bưởi, đốt lửa ngồi hơ trước khi vào nhà… Bạn cần tắm sạch sẽ một lần nữa trước khi tiếp xúc trực tiếp với vợ đang mang bầu nhé!
  • Trường hợp là song thân phụ mẫu hoặc ông bà mất, lúc đó người vợ mang bầu cũng phải có mặt để lo tang chay. Lúc này, bạn nhớ luôn cắt cử người ở bên theo dõi tình hình sức khỏe cho bà bầu. Nếu phát hiện thấy bà bầu có điều gì bất thường, cầm đưa tới bệnh viện nhanh và kịp thời để tránh những rủi ro xảy ra cho mẹ và bé.

Vợ có bầu chồng phải kiêng cữ những gì?

Ngoài việc không nên đi đám ma, khi vợ có bầu chồng cũng cần kiêng cữ khá nhiều thứ. Bạn có thể tham khảo một vài điều chồng không nên làm khi vợ có thai như sau:

  • Vợ có bầu chồng hạn chế sát sinh, không ăn thịt chó, thịt mèo, thịt trâu, thịt rùa. Bởi theo quan niệm dân gian, thịt các loài vật này thường đem lại điềm xui xẻo, khiến con cái sinh ra sẽ không khỏe mạnh.
  • Chồng có thể quan hệ khi vợ mang thai, tuy vậy không được quá mạnh bạo dễ dẫn tới động thai. Thậm chí nhiều ông chồng còn “cai” hẳn từ lúc vợ mới có bầu tới khi bỏ bú.
  • Người chồng phải bỏ các chất kích thích, đầu tiên là thuốc lá. Thuốc lá có thể gây hại cực lớn tới mẹ và thai nhi, có thể gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật. Người hút thuốc lá thụ động sẽ còn mắc những tác hại ghê gớm hơn người hút chủ động.
  • Không được quát nạt, tranh cãi hay làm tâm lý vợ bất ổn. Bởi thời gian mang bầu người vợ sẽ đôi khi khó chịu do thay đổi trong người. Cái cần là đấng mày râu phải yêu vợ, chiều chuộng và luôn cố gắng nhẫn nhịn khi cần thiết.
  • Không chiều chuộng thói quen ăn uống của vợ bầu. Bà bầu thường hay ăn uống rất nhiều thứ khác lạ, tuy vậy không phải cái gì chồng cũng cho vợ ăn. Ăn phải những thực phẩm không tốt cho thai nhi thường dẫn tới những hậu quả khôn lường.
  • Không cho vợ làm việc nặng nhọc. Hiện nay, nhiều ông chồng vẫn tỏ ra chưa quan tâm đúng mức tới bà bầu và thường ít quan tâm phụ vợ việc nhà. Khi có thai, sức khỏe của phụ nữ suy giảm, nên người chồng cần phải hạn chế để vợ làm việc nhà.

Khi phụ nữ mang thai, vai trò của người chồng rất quan trọng. Một số cách kiêng cữ mà ông bà truyền lại thường gây khó khăn, bất tiện trong đời sống hiện đại, nhất là đối với người chồng. Vợ có bầu chồng có nên đi đám ma? Câu trả lời là không nên đi, nhưng nếu đi cũng phải cẩn thận áp dụng những lời khuyên của MarryBaby bạn nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề