Những cuốn sách tinh hoa

Nội dung

  1. Share this:

Facebook cho chúng ta nhiều phương tiện để đến với nhau, thông qua sở thích, sự quan tâm về một chủ đề gì đó. Con ngườithường chối bỏ sự tầm thường của chính mình thông qua cách phân loại chủ đề hoặc vấn đề quan tâm: Cái cần được quan tâm, là nghiêm túc; cái không đáng quan tâm, là nhảm.

Xem thêm:Thử giải quyết vấn đề sách Self Help có giá trị hay nhảm nhí

Với tầng lớp lao động bình dân, không có ám ảnh nào lớn hơn sự ảnh hưởng đời sống; mọi chủ đề liên quan đến cái ăn, cái mặc, quyền lợi trong một tập thể, mâu thuẫn trong một cộng đồng v.v. là cái nghiêm túc, với họ. Với tầng lớp trí thức, rộng hơn là tinh hoa, sự ám ảnh của họ phần nào mang tính siêu hình, những quy luật trị vì vũ trụ, cái tạo nên cái đẹp, quy luật tâm lý con người, toán học, thi ca v.v. là cái nghiêm túc. Ngược lại với cái cần được quan tâm ở mỗi nhóm, tầng lớp hay địa vị xã hội mà tập thể có được; đều là nhảm.

Socrates thật nhảm nhí trong mắt chị hàng cá, sự qhen tuông của bà hàng xóm với đấng lang quân sẽ được đám triểt gia nhìn bằng nửa con mắt.

Dù vậy, trong mỗi chúng ta đều chất chứa vài cái nhảm, chờ lúc bộc phát. Nói ít, làm ít, cái nhảm sẽ ít; nói nhiều, làm nhiều, cái nhảm sẽ nhiều.

Tuy vậy, quyền lực văn hoá của tầng lớp trí thức, tu sĩ, triết gia, nghệ sĩ lên tư duy lịch sử là rất lớn; thông qua giáo dục, quyền lực đó chi phối lên cái nhìn xã hội thành định kiến. Điều mà Khổng Tử, Mạnh Tử quan tâm là cái cao cả, vĩ đại và ngược lại là tầm thường. Thế giới ám ảnh những tài năng vĩ đại thì thế giới đó cần sự nhún nhường từ đám nhân quần.

Tương tự với sách, sách nào viểt về chủ đề, lĩnh vực được xem là phức tạp, chỉ dành cho một nhóm thiểu số có trình độ cao mới hiểu được; nhóm sách đó được đặt bằng nhiều mỹ từ: kinh điển, tinh hoa, danh tác v.v. Hoặc mỹ từ đó cũng dùng cho những tác phẩm được giới trí thức thẩm định qua thời gian, hoặc những tác phẩm từ tác gia được lịch sử công nhận. Chỗ đó có kẻ hở.

Ai là người có thẩm quyền đánh giá một quyển sách là tinh hoa tri thức của nhân loại?

Với những tác phẩm, tác giả tự nó đã sống qua lịch sử, được giảng dạy trong hầu hết trường đại học, số lương công trình nghiên cứu về nó chất đầy trong thư viện; thì không cần đến sự đánh giá nữa, bởi nó thừa. Nhưng những tác phẩm quá mới để chiu sự đánh giá khắc nghiêt của thời gian thì sao? Liệu một giáo sư uy tín trong đại học nhưng không có ảnh hưởng đến quần chúng thẩm định tác phẩm có sức thuyết phục bằng một người có ảnh hưởng đến quần chúng, như tỉ phú chẳng hạn? Đó là chỗ hở cho những kẻ làm sách lưu manh.

Tâm lý học chỉ ra, phần lớn hành vi của con người trong xã hội chịu sự chi phối từ người có uy tín trong xã hội đó. Con người có khuynh hướng bắt chước lẫn nhau, dựa trên hành vi một số người có địa vị. Dù logic vấn đề cho rằng, chân lý không nằm ở miệng kẻ có uy tín, nhưng thực tế không đi theo điều đó.

Để bán một quyển sách có lợi nhuận, kẻ làm sách cần đến vài xảo thuật quảng cáo như:

  • Trả tiền cho những kênh thông tin có ảnh hưởng đến quần chúng, ca ngợi quyển sách cùng người viết;
  • Chi tiền cho một buổi hội thảo và mời người có uy tín trong xã hội liên quan đến nội dung quyển sách đến thuyết trình. Thật đáng tin nếu một tỷ phú cũng ưa thích quyển sách đó vì tài sản ông ta có nặng hơn số chữ mà quyển sách có;
  • Nếu quyển sách đó thật giản dị, dễ hiểu, văn phong lôi cuốn mà thật ra nó chỉ chăm chú vào những chủ đề thế tục mà đám triết gia thường hếch mũi khi nghe nói, thì một kế hoach khéo léo dẫn dắt tâm lý quần chúng đủ để tạo ra phong trào tìm đọc quyển sách đó;
  • Đặc biêt, con người không thể chối bỏ sự kiện mà thời đại mình sống, những quyển sách ra đời như tờ nhật báo hôm qua sẽ gây hứng thú, thật dai dột nếu vừa thất cử tổng thống mà không viểt hồi ký kiếm tiền.

Đó là cách tạo nên những đầu sách bán chạy [best sellers]. Hiển nhiên, không phải quyển sách bán chạy nào cũng nhờ quảng cáo, phần nhiều vì chính nó đáp ứng nhu cầu số đông, nhu cầu số đông nào mà không tầm thường?

Tuổi trẻ ai mà không có ước mơ làm giàu như một nhà đại tư bản? Sách dạy làm giàu là món ăn phục vụ cho ước mơ hồng tuồi xanh, vì khi bước qua tuổi ba lăm, người ta sẽ rỉ tai nhau câu ca bình dân, Nhiều khi ước mơ chỉ là mơ ước.

Lịch sử chứng minh thật hùng hồn rằng, sách bán chạy rất hiếm khi lọt vào thư viện tri thức danh giá của nhân loại; nhưng kẻ làm sách cũng chứng minh hùng hồn rằng, từ một quyển sách không danh giá tôi vẫn làm giàu được cho mình, mặc cho quyển sách sau đó có mang chùi đít. Cứu cánh của tri thức nhân loại và nhà kinh doanh sách là khách nhau. Cả hai thành công theo cách riêng của mình.

Nói về nhu cầu rất thời đại, khi dân số bùng nổ toàn cầu, giới trẻ chiếm tỉ trọng cao về cán cân tuổi tác; thì đó là thị trường béo bở cho người làm sách phục vụ tâm sinh lý tuổi hoang mang. Văn minh đô thị buộc thanh niên rời khỏi gia đình sớm và áp lực lao động đã gây những chấn thương tâm hồn chúng.

Sách hỗ trợ những tâm hồn què quặt đó cẫn xuất hiện, đó là sự tích sách self-help. Dưới sự hỗ trợ sức mạnh thông tin từ internet, nhóm sách này len lỏi vào từng tâm hồn lạc lõng cất lời hùng biện mang màu sắc khoa học rằng, mỗi chúng ta là một vĩ nhân cần được khám phá. Số lượng bản sách bán chạy xem chừng tỉ lệ thuận với chứng hoang tưởng ở thanh niên. Tiếc là chưa có nghiên cứu nào về mối quan hệ biện chứng đó.

Toàn bộ ở trên chỉ là lung khởi. Xin vào vấn đề chính. Vì kẻ hở xác đinh phẩm chất một tác phẩm, có người lập nên cộng đồng đọc sách tinh hoa. Tinh hoa là một mỹ từ mà nhiều đầu óc què quặt mơ được dự phần danh giá. Lượng thành viên tinh hoa đủ để bất kỳ nhà kinh doanh nào nhìn thấy tính hấp dẫn của thị trường. Với họ, đó không phải là người đọc sách, mà là thị trường và nhu cầu. Bất kỳ nhà buôn nào cũng có tham vọng thao túng nhu cầu quần chúng, bằng những thành viên gà nhà nói xa gần về quyển sách sẽ phát hành, những sáo ngữ mà kẻ có chữ cũng ngượng khi đọc.

Mọi quyển sách đều được buôn bán trá hình dưới sự dẫn dắt nhu cầu. Đừng quên chúng ta bỏ tiền cho một món hàng vì lời đồn và hành vi của người quanh ta.

Xin trở về lung khởi, một tờ nhât báo Hy Lạp cổ thông báo rằng: Plato bán dâm ở nhà tắm công cộng. Nhiều người nghĩ mình là triết gia đã đến nhà tắm mua dâm.

Khuyết danh

3/5 - [2 bình chọn]

Share this:

  • Click to share on Facebook [Opens in new window]
  • Click to share on LinkedIn [Opens in new window]
  • Click to share on Twitter [Opens in new window]
  • Click to share on Pinterest [Opens in new window]

Video liên quan

Chủ Đề