Những bài thuốc dân gian Việt Nam

Tường Minh   -   Thứ bảy, 19/03/2022 09:01 [GMT+7]

Cây me đất. Ảnh: Từ Ân

Điều chế món ăn chữa bệnh

Cây me đất còn có tên là toan tương thảo, tam diệp toan, tạc tương thảo, ba chìa. Đây là loại cây thân thảo, có thể sống lâu năm, mọc hoang, có thể tìm thấy ở những nơi đất ẩm mát như trong vườn, các bãi đất hoang hoặc bờ ruộng.

Theo Lương y Thích Tuệ Tâm, Giám đốc Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa [Huế], cây me đất mát và vị chua, không độc. Trong Đông y, cây me đất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, thanh nhiệt, có lợi hệ tiêu hóa, làm dịu và làm hạ huyết áp.

Me đất thường dùng điều trị các bệnh lý: viêm gan, lỵ, viêm ruột; viêm họng, ho viêm họng hoặc sổ mũi; huyết áp cao; suy nhược thần kinh; bệnh đường tiết niệu, sỏi

Ở một số tỉnh ở Trung Quốc và Philippines, người dân sử dụng cây me đất để điều trị bệnh scorbut, rắn cắn, bệnh ngoài da như eczema, nhọt độc sưng tấy hoặc nấm chân da.

Theo dân gian, cây me đất nấu canh chua cá lóc có tác dụng chữa tiểu ra máu, chảy máu răng miệng. 

Cây me đất nấu canh cá chép có tác dụng trị tiểu vàng, chứng mệt mỏi, tăng men gan. Ngoài ra, món ăn này tốt cho người hoàng đản, người ho đàm và bệnh nhân mắc bệnh viêm đường tiết niệu.

Cây me đất nấu cá linh có tác dụng trị các triệu chứng viêm đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu vàng đục cuối bãi hoặc phù thũng.

14 bài bài thuốc chữa bệnh từ cây me đất

 - Điều trị trằn trọc khát nước, sốt cao: Một nắm cây me đất  rửa sạch và giã nát. Sau đó thêm một ít nước sôi để nguội, vắt lấy nước cốt và chia ra uống nhiều lần trong ngày.

- Trị ho do thử nhiệt: Lấy 40 gram cây me đất, 20 gram cỏ gà, 40 gram rau má và 20 gram lá xương sông đem rửa sạch, giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt và thêm 1 thìa cà phê đường rồi đun sôi. Chia thuốc làm 3 và uống trong ngày.

-  Điều trị ho cho trẻ: 100 gram lá me đất rửa sạch và thái nhỏ cho vào bát, chưng cách thuỷ với đường phèn. Mỗi ngày cho bé uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

- Tác dụng an thần, chữa chứng mất ngủ: 10 gram cây me đất và 6 gram lá thông đuôi ngựa, sau khi rửa sạch cho vào nồi sắc lên. Chia thuốc uống 3 lần trong ngày.

- Điều trị viêm đường tiết niệu: 30 gram me đất, 15 gram kim tiền thảo, 15 gram dây vác nhật và 15 gram bòng bong. Sắc thuốc và uống.

-  Trị ho gà: 10 gram cây me đất, 2 gram phèn phi, 12 gram rễ chanh, 5 gram hạt mướp đắng, 8 gram lá hẹ và 8 gram lá xương sông. Tất cả các vị thuốc rửa sạch và sắc lấy nước đặc. 

- Điều trị kiết lỵ: Me đất phơi khô và tán bột mịn, chiêu với nước đun sôi để nguội uống. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần dùng 9 – 12 gram.

 - Trị ngã bong gân gây sưng đau: Dùng 1 nắm lá me đất chưng nóng và đắp vào nơi bị sưng đau.

 - Chữa đại tiện, tiểu tiện không thông: Me đất và mã đề, mỗi thứ một nắm tương đương 20 gram. Đem rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt và thêm đường vào uống.

 - Điều trị ngứa ngáy, rôm sẩy: Lá me đất đem rửa sạch và vò nát. Sau đó đắp lên vùng da bị ngứa hoặc rôm sẩy. Sau khi thấy lá bắt đầu khô lại, dùng nước sạch vệ sinh lại da.

- Trị nhiệt lâm, huyết lâm [nóng rát niệu đạo, tiểu tiện nhỏ giọt hoặc nước tiểu có lẫn máu]: Me đất rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó thêm 1 muỗng mật ong, khuấy đều và chia nước thuốc làm 3, uống trong ngày. Mỗi lần uống chỉ nên dùng khoảng 50 ml.

- Chữa viêm gan vàng da do thấp nhiệt: Dùng 30 gram cây me đất sắc thuốc và chia thuốc ra uống nhiều lần trong ngày.

 - Điều trị suy nhược thần kinh: Dùng 30 gram cây me đất kết hợp với 30 gram thông đuôi ngựa, sắc thuốc uống.

- Trụ huyết áp cao: 30 gram cây me đất khô phối trộn với 15 gram cúc hoa vàng và 10 gram hạ khô thảo. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia đều ra uống trong ngày, giúp ổn định huyết áp.

Thầy giỏi – thuốc hay - 12/08/2022 14:00

SKĐS - Phát ban và rôm sảy Đông y gọi là chứng thấp chẩn và phi tử. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè nắng nóng lại có mưa. Biểu hiện phát ban ở đầu, mặt, có khi phát ban lan ra toàn thân.

Thầy giỏi – thuốc hay - 08/08/2022 10:30

SKĐS- Hiện nay, số người mắc bệnh cúm A có chiều hướng gia tăng và có thể gây những biến chứng nặng nề, đặc biệt với người có hệ miễn dịch yếu. Y học cổ truyền có một số món ăn từ thảo dược giúp tăng đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh.

Thầy giỏi – thuốc hay - 08/08/2022 08:09

SKĐS - Cảm mạo là chứng bệnh mà người dân Việt Nam rất hay mắc phải. Khi bị cảm mạo nhiều người ưa dùng các phương pháp dân gian chữa trị, tuy nhiên, không phải cứ thuốc nam là lành.

Thầy giỏi – thuốc hay - 06/08/2022 11:06

SKĐS - Đau lưng là yêu thống do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dưới đây là hai bài thuốc có thể hỗ trợ chữa trị đau lưng do thận suy.

Thầy giỏi – thuốc hay - 05/08/2022 06:34

SKĐS - Đông y gọi cảm cúm là “thương phong” và “thời hành cảm mạo”. Bệnh chủ yếu do phong tà hoặc hỏa tà [tà khí của hỏa nhiệt] xâm phạm vào khoang mũi họng gây ra.

Thầy giỏi – thuốc hay - 01/08/2022 08:55

SKĐS - Họng khô miệng khát là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh khác nhau...

Thầy giỏi – thuốc hay - 30/07/2022 13:54

SKĐS - Viêm nha chu là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng. Khi viêm lợi tiến triển nặng sẽ dẫn đến viêm nha chu.

Thầy giỏi – thuốc hay - 29/07/2022 13:03

SKĐS - Y học cổ truyền gọi bệnh viêm lợi là phong nhiệt nha cam. Bệnh gây tổn thương đến mô bao quanh và nâng đỡ răng.

Thầy giỏi – thuốc hay - 27/07/2022 14:02

SKĐS - Cảm mạo và cảm cúm xuất hiện với bệnh cảnh hắt hơi, sổ mũi, sốt, ho, viêm họng… nhưng cúm hay phát thành dịch.

Thầy giỏi – thuốc hay - 26/07/2022 14:41

SKĐS- Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong Đông y có một số bài thuốc có tác dụng tốt trị viêm họng.

Thầy giỏi – thuốc hay - 25/07/2022 14:30

SKĐS - Táo bón là bệnh thường gặp ở những người có thói quen nhịn đại tiện hoặc có nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau, lâu ngày gây táo bón.

Thầy giỏi – thuốc hay - 24/07/2022 10:00

SKĐS- Can và thận là hai tạng trong ngũ tạng của cơ thể. Tình trạng can thận âm hư có thể gây nhiều chứng bệnh như đau đầu hoa mắt chóng mặt, đau mạn sườn, đau lưng...

Thầy giỏi – thuốc hay - 24/07/2022 06:30

SKĐS - Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc trị. Dưới đây là bài thuốc nam có thể giúp hỗ trợ điều trị cúm A tại nhà, giúp người bệnh mau bình phục…

Thầy giỏi – thuốc hay - 18/07/2022 10:29

SKĐS - Hà thủ ô thuộc nhóm thuốc bổ huyết trong y học cổ truyền thích hợp điều trị cho người khí huyết hư suy với các biểu hiện: Luôn cảm thấy mệt mỏi chóng mặt, nhức đầu, dễ bị táo bón, khô miệng, mất ngủ…

Thầy giỏi – thuốc hay - 17/07/2022 13:13

SKĐS- Đầy bụng khó tiêu được xếp vào các chứng vị quản thống [đau dạ dày], phúc thống [đau bụng] trong y học cổ truyền.

Thầy giỏi – thuốc hay - 14/07/2022 12:44

SKĐS - Đau dạ dày [bao tử] do vị khí hư là chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng, phần nhiều do vị khí bất túc, chức năng hấp thu thức ăn tỳ vị sút kém, ảnh hưởng dinh dưỡng sức khỏe toàn thân.

Thầy giỏi – thuốc hay - 08/07/2022 12:41

SKĐS - Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng rất hay gặp khi thời tiết nắng nóng. Đông y có một số bài thuốc trị hoa mắt, chóng mặt khá hiệu nghiệm.

Thầy giỏi – thuốc hay - 01/07/2022 11:54

SKĐS - Theo y học cổ truyền chứng đau dạ dày do huyết ứ là chỉ chứng huyết không lưu thông, huyết đình trệ và ngưng đọng mà gây đau.

Thầy giỏi – thuốc hay - 01/07/2022 06:29

SKĐS - Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra quanh năm và dễ lây lan thành dịch. Bệnh có 2 triệu chứng chính là "sốt" và "xuất huyết". Một số bài thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh...

Thầy giỏi – thuốc hay - 29/06/2022 09:50

SKĐS- Tiêu chảy là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, được chia thành hai thể, cấp tính và mạn tính... Với thể tiêu chảy mạn tính thường gặp ở người cao tuổi và các trường hợp rối loạn tiêu hóa do kém hấp thu, loạn khuẩn, viêm đại tràng mạn tính.

Thầy giỏi – thuốc hay - 27/06/2022 06:53

SKĐS - Bạch truật là một trong số các vị thuốc thường được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc Đông y chủ trị rối loạn tiêu hóa...

Video liên quan

Chủ Đề