Nguyên nhân bị viêm dây thần kinh cảng tay

Nguồn chủ đề

Các bệnh đơn dây thần kinh đơn độc đặc trưng bởi những rối loạn cảm giác và yếu cơ trong vùng chi phối của dây thần kinh ngoại biên bị ảnh hưởng. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng nhưng chẩn đoán xác định bằng các test điện cơ. Điều trị dựa vào nguyên nhân gây ra, đôi khi cần cố định với đai hoặc nẹp, thuốc chống viêm không steroid, tiêm corticosteroid, và, phẫu thuật đối với trường hợp chèn ép thần kinh nặng.

Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh đơn dây thần kinh cấp và có thể xảy ra như sau:

  • Hoạt động cơ quá mức hoặc tầm vận động quá mức một khớp, hoặc khi các các vi chấn thương lặp đi lặp lại [ví dụ như nắm chặt các dụng cụ nhỏ, rung động quá mức từ máy khoan bằng khí nén] có thể gây bệnh lý thần kinh khu trú.

  • Áp lực liên tục kéo dài, tại vị trí tì đè có thể gây bệnh lý thần kinh do áp lực, thường là ảnh hưởng đến các dây thần kinh bề mặt [thần kinh trụ, quay hay mác chung], đặc biệt ở những người gầy; áp lực như vậy có thể xảy ra trong giâc ngủ sâu, trạng thái nhiễm độc, đạp xe hoặc gây tê.

  • Chèn ép các dây thần kinh trong khoang hẹp gây ra biểu hiện kẹt dây thần kinh [ví dụ như trong hội chứng ống cổ tay].

  • Chèn ép thần kinh do u, quá sản xương, băng bó và đeo nạng, hoặc các tư thế gò bó kéo dài [ví dụ, trong khi làm vườn] có thể gây liệt chèn ép.

Xuất huyết gây chèn ép dây thần kinh, tiếp xúc với lạnh hoặc phóng xạ hoặc khối u xâm lấn trực tiếp cũng có thể gây ra bệnh lý thần kinh.

Sự chèn ép dây thần kinh có thể chỉ thoáng qua [ví dụ, do một hoạt động gây ra] hoặc cố định [ví dụ, do một khối u hoặc bất thường về giải phẫu].

Triệu chứng và Dấu hiệu

Bệnh lý đơn dây thần kinh đặc trưng bởi đau, yếu, và dị cảm trong vùng chi phối của dây thần kinh đó. Tổn thương thần kinh vận động thuần túy bắt đầu với yếu cơ mà không đau; tổn thương thần kinh cảm giác thuần túy bắt đầu với những rối loạn cảm giác mà không có yếu cơ.

Hội chứng ống cổ tay

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng ống cổ tay bao gồm

  • Mang thai

  • Công việc đòi hỏi các động tác mạnh lặp đi lặp lại với cổ tay mở rộng [ví dụ, sử dụng tuốc nơ vít]

  • Có thể sử dụng bàn phím máy tính không đúng vị trí [gây tranh cãi]

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều không rõ nguyên nhân.

Chèn ép gây dị cảm ở vùng chi phối bởi thần kinh quay ở gan bàn tay và đau ở cổ tay và gan bàn tay. Cơn đau có thể được chuyển đến cẳng tay và vai. Cơn đau có thể nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Tê bì có thể xuất hiện ở mặt gan của 3 ngón tay đầu đi kèm yếu, teo các cơ giạng và đối chiếu ngón cái.

Các triệu chứng về cảm giác do hội chứng ống cổ tay cũng tương tự như các triệu chứng do rối loạn chức năng rễ C6 do bệnh lý rễ cột sống cổ.

Liệt thần kinh mác chung

Liệt thần kinh mác chung thường gây ra do sự đè nén của dây thần kinh lên mặt bên của cổ xương mác. Bệnh thường gặp nhất ở những bệnh nhân nằm liệt giường và người gầy có thói quen ngồi vắt chân.

Liệt thần kinh mác chung gây ra biểu hiện bước hụt chân [yếu động tác gấp và xoay ngoài mu chân], và đôi khí có giảm cảm giác ở mặt trước ngoài của cẳng chân và mặt mu bàn chân hoặc khoảng giữa xương bàn ngón 1 và 2.

Bệnh chèn ép rễ L5 có thể gây ra triệu chứng tương tự nhưng, không giống như tê liệt thần kinh mác chung, nó có xu hướng làm giảm giạng đùi do yếu cơ mông nhỡ.

Liệt thần kinh quay

Các triệu chứng liệt thần kinh quay điển hình bao gồm bàn tay rủ [yếu cổ tay và cơ duỗi các ngón] và mất cảm giác ở mặt sau cơ gian cốt ngón 1.

Chèn ép rễ C7 có thể gây triệu chứng giảm vận động tương tự.

Liệt thần kinh trụ

Sự chèn ép ở khuỷu tay có thể gây dị cảm và tê bì ở ngón 5 và một nửa giữa của ngón 4; cơ giạng ngón tay cái, cơ giạng ngón út, yếu và có thể teo cơ gian cốt. Liệt thần kinh trụ nặng gây biểu hiện bàn tay vuốt thú.

Các triệu chứng cảm giác do liệt thần kinh trụ tương tự như các triệu chứng do rối loạn chức năng của rễ C8; tuy nhiên, bệnh cột sống thường ảnh hưởng đến vùng da phía ngọn của C8.

  • Đánh giá lâm sàng

  • Làm điện cơ nếu không chẩn đoán được bằng lâm sàng

Các triệu chứng cơ năng và khám thực thể có thể chẩn đoán gần như chính xác đối với bệnh lý đơn dây thần kinh.

Thường làm điện cơ để làm rõ chẩn đoán, đặc biệt khi khám lâm sàng không kết luận được - ví dụ:

  • Để phân biệt các triệu chứng cảm giác do liệt thần kinh trụ hay chèn ép rễ C8 trong bệnh lý rễ tủy cổ

  • Để phân biệt các triệu chứng cảm giác do hội chứng ống cổ tay và chèn ép rễ C6 trong bệnh lý rễ tủy cổ

Điện cơ giúp xác định vị trí tổn thương, đánh giá mức độ nghiêm trọng và dự đoán tiên lượng bệnh.

  • Các phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân

Điều trị các bệnh lý căn nguyên.

Điều trị chèn ép thần kinh phụ thuộc vào nguyên nhân:

  • Chèn ép cố định [ví dụ, do khối u] thường phải phẫu thuật để giảm triệu chứng.

  • Đối với chèn ép tạm thời, nghỉ ngơi, chườm ấm, dùng NSAIDs giới hạn ở liều chống viêm [ví dụ, ibuprofen 800 mg 3 lần/ngày] và tránh hoặc thay đổi các hoạt động nguy cơ thường làm giảm các triệu chứng.

  • Điều trị hội chứng ống cổ tay, bao gồm nẹp cổ tay, corticosteroids đường uống hoặc tiêm, và siêu âm. Đối với các trường hợp bệnh dai dẳng, phẫu thuật giải nén thường có hiệu quả.

Có thể đeo đai hoặc nẹp để giảm co thắt.

Cân nhắc phẫu thuật khi bệnh tiến triển mặc dù đã được điều trị bảo tồn.

  • Chấn thương là nguyên nhân thường xảy ra nhất nếu lâm sàng cho thấy tổn thương một dây thần kinh đơn độc.

  • Chẩn đoán bằng điện cơ nếu cần thiết để phân biệt bệnh lý đơn dây thần kinh và bệnh lý rễ thần kinh và các bệnh lý khác gây ra các triệu chứng tương tự.

  • Đối với chèn ép thần kinh thoáng qua, có thể chỉ cần khuyên bệnh nhân tránh các hoạt động nguy cơ, xem xét phẫu thuật khi tiến triển xảy ra mặc dù điều trị bảo tồn.

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Chủ Đề