Nguyên lý bộ đề xe máy

Trong hệ thống Idling stop, một hệ thống đóng vai trò vô cùng quan trọng là hệ thống khởi động ACG dựa trên nguyên lý điện từ. Hệ thống này mang một vai trò kép, tức là vừa có chức năng khởi động động cơ, vừa có chức năng là máy phát điện để cung cấp cho hệ thống điện và sạc lại ắc quy khi xe vận hành.

>> Nguyên lý hoạt động của hệ thống Idling Stop trên xe Honda SH

Trên các sản phẩm như Honda PCX, SH mới tại Việt Nam, chúng ta thấy, khi bật chìa khoá khởi động, tiếng đề của xe nghe rất êm. Đó là do các sản phẩm trên được ứng dụng hệ thống đề điện tử ACG tiên tiến. Đây cũng là bộ phận then chốt cấu thành nên hệ thống tạm dừng động cơ Idling Stop. Hệ thống không dùng chổi than truyền thống mà áp dụng theo cơ chế điện từ.

Hệ thống khởi động ACG Hệ thống khởi động truyền thống cũ

Các bộ phận cấu tạo bao gồm một stator gồm các cuộn dây 3 pha điện quấn trên các lõi sắt để tạo từ trường quay, một rotor dạng nam châm điện liên kết cứng bánh đà, cảm biến nam châm rotor, cảm biến định vị vị trí giữa stator và rotor.

Khi ACG là hệ thống khởi động

Mặt cắt ngang hệ thống khởi động ACG.

Khi khởi động, dòng điện sẽ cung cấp qua cuộn stator sinh ra từ trường làm xoay nam châm rotor. Do rotor, bánh đà và trục khuỷu động cơ liên kết cứng với nhau nên rotor quay khiến trục khuỷu quay và động cơ được khởi động. Chính vì không có ma sát trong quá trình khởi động nên hệ thống này hoạt động rất êm ái.

Khi ACG là máy phát điện

Khi ACG đóng vai trò là máy phát.

Ngay sau khi động cơ khởi động thì cảm biến gửi tín hiệu về ECU điều khiển ngắt dòng điện vào cuộn rotor. Lúc này, stator sẽ quay do từ trường sinh ra ở rotor và nó đóng vai trò là máy phát điện xoay chiều cấp cho hệ thống điện của xe và sạc cho ắc quy.

Sơ đồ kết cấu hệ thống ACG.

Nếu một mô-tơ khởi động thông thường được quay ở vòng quay cao, việc sạc quá mức và ma sát lớn từ tổn hao lõi từ xảy ra, cái mà không cho phép một mô-tơ khởi động đóng vai trò như bộ thay thế. Trong bộ khởi động ACG mới này, việc đặt lõi rotor giữa các nam châm đã giải quyết vấn đề trên.

Lượng từ thông từ các nam châm hoạt động như lõi rotor và hướng tới lõi stator. Khi việc sạc xảy ra trong cuộn, lượng từ trường trong chiều người xảy ra ở lõi stator. Do đó, ma sát từ tổn hao lõi từ đã được giảm thành công trong khi đạt được đủ mức năng lượng phát sinh.

Bộ khởi động ACG trên xe Honda SH mới.

Tuy nhiên, để có được sự ổn định và bền bỉ đối với hệ thống điện trong các dòng xe có ứng dụng Idling Stop và hệ thống khởi động ACG thì các bộ phận như sạc và IC phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

Kiểm soát chính xác việc sạc và xả pin

Khi bộ khởi động không thể quay động cơ do hết pin, xe được trang bị hệ thống dừng không tải, sẽ không hoạt động. Để ngăn cản việc xả pin, thậm chí khi đang lưu thông, công suất sạc pin cho hệ thống dừng không tải được cài đặt cao hơn thông thường.

Hệ thống sạc pin được thiết kế để ngăn chặn việc xả pin

Tăng công suất sạc cho xe sử dụng hệ thống dừng không tải so với xe sử dụng chạy không tải là cần thiết bởi vì pin sẽ không sạc khi xe dừng ở đèn tín hiệu giao thông.

Xe có hệ thống dừng không tải không thể tự khởi động nếu pin hết năng lượng và mô-tơ khởi động không thể quay động cơ. Để tránh tình trạng trễ, đầu ra của sạc từ bộ khởi động ACG trong xe có hệ thống dừng không tải được thiết kế ở một mức độ nhất định nhằm ngăn cản pin xả, thậm chí khi đang hoạt động trên những đường phố đông đúc.

Giảm ma sát từ việc phát điện

Khi một hệ thống dừng không tải được ứng dụng, do thiếu điện phát sinh trong quá trình dừng, tải điện, chẳng hạn như đèn pha, rút ​​ra một số lượng đáng kể năng lượng từ pin khi dừng lại. Năng lượng tiêu thụ từ pin trong suốt quá trình dừng sẽ được phục hồi nhanh chóng từ bộ thay thế khi vòng quay động cơ tăng và năng lượng phát sinh bắt đầu. Một số lượng đáng kể năng lượng cơ học từ động cơ phải được tiêu thụ cho các thế hệ điện bằng cách phát điện, dẫn đến xe tăng tốc yếu.

Điện áp sạc tại thời điểm bắt đầu được quy định

Để giảm ma sát từ việc phát điện, và để đảm bảo xe tăng tốc tốt khi được trang bị hệ thống dừng khởi động, điện áp sạc được hạ thấp xuống 12V từ số volt quy định thông thường 14,5V cho một giai đoạn thời gian chính xác. Khi thực hiện điều này, pin sẽ không được sạc trong suốt quá trình xe tăng tốc, và pin chỉ sạc khi để số mo hoặc giảm tốc. Sạc pin trong suất quá trình giảm tốc hiệu quả đặc biệt bởi nó đồng nghĩa với việc sử dụng năng lượng hiệu quả.

Lê Hùng [TTTĐ]

Khi bạn bấm nút khời động mà xe không nổ, một trong những rủi ro cao đó là xe của bạn bị hỏng củ đề, vậy củ đề xe máy giá bao nhiêu? Bảo dưỡng và sửa chữa thế nào? Chúng tôi có bài viết ngắn chia sẻ với bạn đọc những thông tin thiết thực liên quan đếnmô tơ đề xe máy và những phương án xử lý khi xe gặp sự cố không đề được.

Xem thêm: Dịch vụ cứu hộ xe máy

Củ đề xe máy là gì?

Củ đề xe máy là một mô tơ điện, có chức năng kéo động cơ xe máy của bạn nổ được khi bạn bấm nút đề để khởi động xe.

Củ đề xe máy còn được gọi là mô tơ đề, chúng là một dạng động cơ chạy điện một chiều có điện áp định mức là 12vol,

Công suất củ đề xe máy thường là từ 800 đến 1000 W, đủ để tạo ra sức kéo làm nổ động cơ xe máy. Ở các xe máy có động cơ lớn thì công suất của củ đề có thể lên đến 1.500W.

Củ đề xe máy, còn được gọi là mô tơ đề

Cấu tạo củ đề xe máy?

Cấu tạo của củ đề xe máy tương tự như một động cơ điện thông thường, gồm có 2 phần chính là Rotor và Stator

Stator là phần tĩnh, còn được giới thợ sửa xe gọi là cốc đề, chúng là cặp nam châm vĩnh cửu được gắn lên vỏ của củ đề, vỏ củ đề thường có vật liệu bằng thép. Cặp nam châm vĩnh cữu được gắn chắc lên thâm vỏ tạo lên độ vững cho củ đề trong suốt quá trình làm việc.

Rotor là phần cuộn dây đồng được quân lên một trục giữa với số vòng xác định. Cuộn dây tạo ra điện trường thay đổi từ đó lực từ được sinh ra làm quay cuộn dây gắn với trục giữa. Trục giữa của mô tơ đề được kết nối với trục cơ của động cơ đốt trong trên xe máy để từ đó kéo động cơ đốt trong nổ được.

Dòng điện 1 chiều từ ắc quy được cung cấp vào cuộn điện cảm ứng thông qua cặp chổi than để từ đó làm củ để chạy được.

Hoạt động của củ đề xe máy dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ tương tự như động cơ điện thông thường.

Cấu tạo củ đề xe máy

Bảo dưỡng củ đề xe máy để lâu hỏng

Bảo dưỡng củ đề là thực hiện các công việc tháo củ đề ra kiểm tra và tra dầu mỡ các vị trí chổi than, bạc đề, bi cổ góp, giúp cho các bộ phận này làm việc nhanh và chống mài mòn cho các vị trí này.

Theo thời gian, một số củ đề có thể bị mòn hoặc gờ ở cổ góp và chổi than, việc cần làm là đánh bóng cổ góp có trơn, đánh sạch các cạnh chổi than để tránh củ đề bị kẹt hoặc vấp chổi than khi làm việc.

Việc bảo dưỡng ở một số củ đề ngâm dầu còn cần phải kiểm tra gioăng phớt để tránh dầu động cơ tràn vào trong củ đề.

Bảo dưỡng củ đề xe máy

Sửa củ đề xe máy thế nào? Khi nào cần thay thế?

Sửa chữa củ đề xe máy

Sửa củ đề xe máy cần làm khi củ đề hư hỏng hoặc có một số các dấu hiệu hư hỏng báo trước. Một số các trường hợp cần sửa củ đề như sau:

Chổi than đề mòn hết: Khi kiểm tra các bộ phận khác của củ đề còn tốt mà chổi than mòn hết, phương án thay chổi than được lựa chọn giúp củ để có thể làm việc tiếp mà chi phí rẻ.

Thaychổi than đề xe máy

Cổ góp bị mòn xước hoặc chổi than bị kẹt: Đây là trường hợp bạn kiểm tra thấy chổi than đề vẫn còn tốt nhưng cổ góp và chổi than bị gờ tạo thành các điểm vấp khiến củ đề không thể quay khi bạn bấm nút đề. Phương án xử lý là bạn cần đánh bóng cổ góp và chổi than để chúng không vấp vào nhau nữa.

Roto đề bị hỏng: Đây thường là trường hợp cuộn dây cảm ứng điện từ bị hỏng, bị om, bị cháy khiến cho cuộn dây bị mất khả năng cảm ứng điện từ. Việc cần làm là thay Roto khác, tuy nhiên hiện nay chỉ có rô to đề của một số dòng xe Honda, phần lớn các củ đề xe các hãng khác không có rô to bán rời, vì vậy bạn cần thay củ đề mới khi Roto đề bị hỏng.

Sửacủ đề xe máy bị xước roto đề

Stator đề bị bong nam châm: Nam châm vĩnh cửu bong khỏi thân vỏ củ đề, các trường hợp bị bong thì thường không có nam châm rời để thay thế, bạn chỉ có thể thay phần thân vỏ Stator của củ đề. Hiện nay chỉ có thân vỏ của dòng củ đề xe Dream, Wave, các dòng xe khác không có thân vỏ bán rời, vì vậy hầu hết bạn cần thay củ đề mới trong các trường hợp này.

Mô tơ đề xe máy bị bong nam châm

Bạc đề hoặc bi cổ góp bị kêu: Đây là trường hợp bạc đề ở phần đuôi của củ đề bị mòn kêu, việc cần làm là đánh bóng, tra dầu mỡ hoặc thay bạc đề mới. Làm tương tự với trường hợp bi cổ góp bị kêu.

Thay củ đề xe máy khi nào?

Khi củ đề xe của bạn hỏng và không sửa được là lúc bạn cần thay củ đề xe máy.

Thông thường khi bạn bấm nút đề mà rơ le đề kêu tạch tạch trong khi củ đề không có tín hiệu gì, đó là dấu hiệu củ đề xe của bạn hỏng. bạn kiểm tra mà không thể sửa chữa hoặc khắc phục, hoặc đánh giá khả năng sửa xong mà không được lâu dài thì bạn cũng nên cân nhắc thay thế.

Thay củ đề xe máy

Củ đề xe máy giá bao nhiêu tiền?

Giá củ đề xe máy tùy thuộc theo từng đời xe và hãng xe, cụ thể giá mô tơ đề xe máy như sau:

  • Củ đề xe máy Honda Dream, Wave 100 giá 485.000đ
  • Củ đề xe Honda Wave S110, RSX 110, Alpha 110 giá 550.000đ
  • Củ đề Honda Lead 110, Airblade 110, Vision, Click giá 580.000đ
  • Củ đề xe Honda Future neo, Future X, Future 125 giá 750.000đ
  • Củ đề xe Yamaha Sirius, Jupiter giá 680.000đ
  • Củ đề xe Yamaha Sirius Fi, Jupiter Fi giá 680.000đ
  • Củ đề xe Yamaha Exciter 135 giá 720.000đ
  • Củ đề xe Piaggio 2v giá 680.000đ
  • Củ đề xe Piaggio 3v ie giá 685.000đ

Củ đề xe máy giá bao nhiêu tùy vào từng dòng xe

Cách xử lý khi xe máy không đề được

Khởi động đạp chân:Bạn hãy xem khởi động bằng cần đạp chân, có thể bạn cảm thấy khó khăn nhưng hãy thử cố biết đâu sẽ được. Ở một số dòng xe tay ga có cần khởi động đạp chân, tuy nhiên nó sẽ nặng vì lâu không sử dụng, ở các dòng xe tay ga này thì bạn cần dựng chân chống giữa ở trên mặt phẳng vững chãi, rồi mới có thể khởi động bằng cần đạp. Nếu bạn đạp chân cũng không được thì hãy gọi đội cứu hộ xe máy Mototech.

Khởi động đạp chân khi mô tơ đề xe máy hỏng

Gọi cứu hộ khẩn cấp: Khi xe của bạn không có cần khởi động đạp chân thì phương án tốt nhất là gọi đội cứu hộ xe máy Mototech để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ cử thợ kỹ thuật đến tận nơi, xử lý tại chỗ và bạn có thể tiếp tục xử dụng xe. Trường hợp xe hỏng nặng mà không xử lý được tại chỗ thì chúng tôi sẽ có phương án hỗ trợ đưa xe về cửa hàng để sửa chữa.

Đội cứu hộ xe máy hỗ trợ khi xe máy Quý Khách bị hỏng trên đường

0982.618.518-0984.557.937

Liên hệ Mototech để kiểm tra mô tơ đề xe máy khi xe của bạn không đề được, thợ kỹ thuật sẽ cùng bạn kiểm tra tình trạng củ đề từ đó đưa ra phương án sửa chữa tốt nhất cho xe của bạn. Mototech có dịch vụ sửa xe tại nhà, thợ kỹ thuật có thể đến kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế củ đề tại nhà với chất lượng dịch vụ và chính sách bảo hành như tại cửa hàng.

Để xác định chính xác hơn củ đề xe máy giá bao nhiêu, đúng với đời xe của bạn, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua zalo hoặc gọi trực tiếp số điện 0984557937.

Video liên quan

Chủ Đề