Ngữ văn 7 cách làm bài văn lập luận chứng minh trang 51

Hướng dẫn soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh ngắn gọn:

I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

2. Lập dàn bài

3. Viết bài

4. Đọc lại và sửa chữa

II. Luyện tập

Câu hỏi [trang 51 sgk Ngữ văn 7 Tập 2]:

* Em chọn đề 1.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

a. Xác định yêu cầu chung: đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đúng đắn đó.

b. Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

 - Câu tục ngữ khẳng định, muốn có thành công, muốn làm được việc lớn thì ta phải chăm chỉ, làm từng chút một, không vội vàng. Chỉ có như vậy mới dẫn đến thành công.

c. Lập luận:

- Xét về lí lẽ: làm việc gì cũng cần phải kiên trì, chịu khó mới thành công được.

- Xét về thực tế: có rất nhiều tấm gương nhờ chăm chỉ, không chịu từ bỏ mà thành công.

2. Lập dàn bài:

- Mở bài: nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sống.

- Thân bài: chứng minh cụ thể

+, Xét về lí lẽ

+, Xét về thực tế

- Kết bài: Bài học rút ra.

3. Viết bài:

- Mở bài cần lập luận

- Dùng các từ liên kết

- Nêu lí lẽ rồi phân tích

- Sắp xếp theo trình tự hợp lí.

* Giống nhau:

- Cả hai đề văn đều rất giống chân lí ở bài văn mẫu.

- Đó là “Có chí thì nên”. Tuy nhiên cách thức diễn đạt khác nhau.

* Khác nhau:

– Đề 1: Câu tục ngữ nói về vai trò của ý chí, nghị lực một cách gián tiếp thông qua hình ảnh mài sắt thành kim

– Đề 2: Khuyên nhủ con người qua hai chiều đối lập: lòng không bền thì không làm được việc – đã quyết chí thì việc dù lớn lao cùng làm nên.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh:

- Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.

- Dàn bài:

+ Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

+ Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

- Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

Bài giảng Ngữ văn 7 Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Luyện tập lập luận chứng minh

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Chuyển câu chủ động thành câu bị động

Viết bài tập làm văn số 5 – Văn lập luận chứng minh [làm tại lớp]

Ý nghĩa văn chương

Hướng dẫn Soạn Bài 22 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh sgk Ngữ văn 7 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh sgk Ngữ văn 7 tập 2

I – Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc bài và sửa bài.

Dàn bài:

– Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

– Thân bài: Nêu lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với văn phần mở bài.

Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

1. Câu 1 trang 48 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Tìm hiểu đề và tìm ý

a] Xác định yêu cầu chung của đề.

Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.

b] Từ đó hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì. Chí có nghĩa là gì?

Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống. Chí có nghĩa là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều kiện đó thì sẽ thành công trong sự nghiệp.

c] Muốn chứng minh thì có hai cách lập luận: một là nêu dẫn chứng xác thực, hai là nêu lí lẽ [xem bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng mình]

– Xét về lí lẽ ta thấy, bất cứ việc gì dù xem ra có vẻ giản đơn [như chơi thể thao, học ngoại ngữ, …] nhưng không có ý chí, không chuyên tâm, kiên trì thì liệu có làm được không? Huống gì ở đời, làm việc gì mà không gặp khó khăn! Nếu gặp khó khăn mà bỏ dở thì chẳng làm được gì!

– Xét về thực tế, xưa nay đã có biết bao tấm gương nêu cao ý chí, nhờ có chí mà thành công! Hãy nêu một số tấm gương tiêu biểu. Ví dụ như anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân mà tốt nghiệp đại học; các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng! Cô pa-đu-la người Anh bị mù mà trở thành người mẫu thời trang. Ông Ốt-xtơ-rốp-xki bị mù mà trở thành nhà văn nổi tiếng,…Các ví dụ trong bài Đừng sợ vấp ngã đều là những tấm gương kiên trì làm nên sự nghiệp.

2. Câu 2 trang 49 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Lập dàn bài

a] Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.

b] Thân bài: [phần chứng minh]

– Xét về lí:

+ Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

+ Không có chí thì không làm được việc gì.

– Xét về thực tế:

+ Những người có chí đều thành công [nêu dẫn chứng].

+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được [nêu dẫn chứng].

c] Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.

3. Câu 3 trang 49 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Viết bài

Viết từng đoạn, từ Mở bài cho đến Kết bài.

a] Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài sau đây:

– Đi thẳng vào vấn đề: “Hoài bão, ý chí, nghị lực là điều không thể thiếu đối với những ai muốn thành đạt. Câu tục ngữ của dân gian Có chí thì nên đã nêu bật tầm quan trọng đó”.

– Suy từ cái chung đến cái riêng: “Sống tức là khắc phục khó khăn. Không có ý chí, niềm tin, nghị lực để khắc phục mọi trở ngại trên đường đời thì không thể thành đạt được. Do đó, từ xưa nhân dân ta đã dạy: Có chí thì nên“.

– Suy từ tâm lí con người: “Ở đời mấy ai mà không mong muốn được thành đạt về sự nghiệp? Nhưng không phải ai cũng có đủ niềm tin, nghị lực để tiếp tục sự nghiệp cho đến thành công. Bởi thế cho nên nhân dân ta từ xưa đã dạy: Có chí thì nên“.

b] Thân bài:

– Trước hết, phải có từ ngữ chuyển đoạn, nối tiếp phần Mở bài: Thật vậy … hoặc Đúng như vậy …

– Viết đoạn phân tích lí lẽ.

– Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng, vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục.

c] Kết bài:

– Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại, … hoặc nhắc lại ý trong phần Mở bài: “Câu tục ngữ đã cho ta bài học…”.

– Chú ý: Kết bài nên hô ứng với Mở bài.

+ Nếu mở bài đi thẳng vào vấn đề thì kết bài cũng nêu ngay bài học: “Mỗi người chúng ta nên tu dưỡng ý chí, hoài bão, nghị lực để làm được những gì ta mong muốn”.

+ Nếu mở bài bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý: “Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?”.

+ Nếu mở bài bằng cách suy từ tâm lí ngại khó, thì nên kết bằng ý: “Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý, nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người”.

4. Câu 4 trang 50 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Đọc lại và sửa chữa

Ghi nhớ:

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc bài và sửa bài.

Dàn bài:

– Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

– Thân bài: Nêu lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với văn phần mở bài.

Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

II – Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 51 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Cho hai đề văn sau:

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

[Hồ Chí Minh]

Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề bày có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?

Trả lời:

– Cả hai đề văn đều rất giống chân lí ở bài văn mẫu Có chí thì nên: Mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục

– Tuy nhiên cách thức diễn đạt khác nhau:

+ Đề 1: Câu Có công mài sắt có ngày nên kim nói về vai trò của ý chí, nghị lực một cách gián tiếp thông qua hình ảnh mài sắt thành kim.

+ Đề 2: Bài thơ của Hồ Chí Minh, vừa trực tiếp nói về ý chí, nghị lực, sự bền bỉ [Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền], vừa mượn hình ảnh để nói về khó khăn, thách thức [Đào núi và lấp biển].

– Làm theo các bước như sau:

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a] Xác định yêu cầu chung của đề.

b] Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

c] Chứng minh:

– Về lí lẽ:

– Về thực tế:

2. Lập dàn bài

♦ Đề 1:

– Mở bài:: Giới hiệu vấn đề: có công mài sắt có ngày nên kim.

– Thân bài:

+ Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: có chí phấn đấu chăm chỉ rèn luyện ắt có ngày thành công.

+ Chứng minh câu tục ngữ:

• Mọi việc đều cần sự cố gắng phấn đấu, nỗ lực không ngừng của bản thân mới đem lại hiệu quả.

• Thành quả luôn là phản lực tương đương của công sức ta đã bỏ ra.

• Lười nhác chỉ chuốc lấy thất bại.

• Dẫn chứng.

+ Bài học rút ra cho bản thân.

– Kết bài: khái quát lại vấn đề.

♦ Đề 2:

– Mở bài: giới thiệu vấn đề.

– Thân bài:

+ Giải thích nội dung bài thơ: có chí ắt làm nên.

+ Chứng minh chân lí:

• Không có việc gì làm khó được ta khi ta đã có quyết tâm.

• Chí khí là nguồn sức mạnh dồi dào to lớn đưa ta đi tới thành công.

• Không có chí khí ta mãi chẳng thể nào có được thành công mình muốn.

• Dẫn chứng.

+ Bài học.

– Kết bài: khái quát vấn đề.

Bài trước:

  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu [tiếp theo] sgk Ngữ văn 7 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh sgk Ngữ văn 7 tập 2

Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh sgk Ngữ văn 7 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ Đề