Ngữ văn 11 bài vào phủ chúa trịnh năm 2024

ên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê cha ở Hưng Yên, quê mẹ ở Hà Tĩnh. Gia đình có truyền thống học hành và thư cử đỗ đạt làm quan.

– Ông là một danh y đồng thời là nhà văn nhà thơ lớn.

– Ngoài tài chữa bệnh, ông còn là người soạn sách, truyền bá y học…Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển biên soạn trong 60 năm được coi là tác phẩm y học xuất sắc nhất trong thời Trung đại.

  1. Tác phẩm:

– Tác phẩm “ Thượng kinh ký sự: [ 1782] Là quyển cuối cùng trong bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh , đánh dấu sự phát triển của văn học [ Văn xuôi tiếng Việt, thể ký]

– Thể loại: Kí.

* Đoạn trích:

– Viết bằng chữ Hán miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy thế lực của nhà chúa qua những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp là Lê Hữu Trác được chúa Trịnh sâm triệu về kinh đô chữa bệnh cho chúa và thế tứ Trịnh Cán. Tác phẩm còn thể hiện thái độ kinh thường danh lợi của tác giả.

– Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu đến “không có dịp” : Quang cảnh bên ngoài phủ chúa.

+ Phần 2: Còn lại: Cảnh nội cung phủ chúa và việc khám bệnh cho thế tử.

II. Đọc – Hiểu văn bản.

1. Quang cảnh trong phủ chúa:

– Từ “cửa sau” đến nội cung phải qua “mấy lần cửa”, vườn hoa đầy sắc hương và tiếng chim riu rít, những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau.

– Đến hậu mã – nơi quân Hậu mã chờ sẵn để chúa sai, cột và bao lươn lượn vàng, nhà “Đại đường” tất cả các cột và đồ dùng đều sơn son thiếp vàng…

–>>Hé lộ phủ chúa là một nơi xa hoa, phú quý, hơn tất cả những nơi mà Lê Hữu Trác đã từng đặt chân tới.

– Vào nội cung cảnh càng xa hoa tráng lệ:

+ Một nơi tối om, không cửa ngõ, phải đi qua năm, sáu lần trường gấm.

+ Có màn là, sập thếp vàng, ghế rồng, đèn sáp, hương hoa ngào ngạt, người hầu kẻ hạ…

–>> Đây là một chốn thâm cung kín cổng cao tường.

\==>>Theo quan sát của tác giả, quang cảnh ở nơi phủ chúa đẹp nhưng kì bí, cực kì xa hoa, tráng lệ, giàu có tột đỉnh, dư thừa của cải, vật chất, thiếu khí trời và ánh sáng tự nhiên.Tác giả đã ngâm lên bài thơ để diễn tả hết sự sang trọng, vương giả trong phủ chúa.

Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt,

Cả trời Nam sang nhất là đây!

Lầu từng gác vẽ tung mây,

Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.

Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới,

Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen.

Quê mùa, cung cấm chưa quen,

Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào !

* Những nghi thức, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.

– Trong phủ có nhiều loại quan và người phục địch, người làm một nhiệm vụ.

– Lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử phái hết sức cung kính.

– Thế tử chỉ là một đứa bé năm sáu tuổi, mạch xong lại lay, 4 lạy nữa mới được lui ra. Muốn xem thân hình thế tử để chuẩn đoán bệnh phải có quan viện nội thần đến xin phép cởi áo cho thế tử…

– Tác giả vào đến nội dung không những không được thấy mặt chúa, tất cả chỉ làm theo lệnh và thông qua quan chánh đường.

\==>> Cung cách sinh hoạt với những lễ nghi, khuôn phép trong phủ chúa cho thấy sự cao sang, quyền uy tột bậc, cùng với cuộc sống hưởng lạc và lộng quyền của nhà chúa.

  1. Thái độ và con người Lê Hữu Trác

– Tác giả không bộc lộ trực tiếp thái độ nhưng qua việc chọn chi tiết để kể và tả, đôi lúc xen vào lời nhận xét khách quan, phần nào thấy được thái độ của ông:

+ Ông nhận xét cảnh xa hoa, lộng lẫy tấp nập ở phủ chúa “khác hẳn người thường” đến mức không tưởng tượng nổi, “khác nào ngư phủ đào nguyên thưa nào”.

+ Được mời ăn cơm: tác giả nhận xét “toàn của ngon vật lạ”

+ Tác giả nhận xét nguyên nhân nơi phủ chúa cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang nhưng thái độ của tác giả lại tỏ rõ sự dưng dưng, không đồng tính với cuộc sống quá tiện nghi, quá sang trọng, khác thường như vậy. Đó là cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc xa xỉ nhưng lại chẳng có tự do sinh khí.

– Phẩm chất người thầy thuốc giỏi: tuy ông ở quê nhưng tiếng tăm của ông “như sấm bên tai các thầy thuốc giỏi ở trong cung. Ông hiểu rõ căn bệnh thế tử nhưng sợ chữa khỏi ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị công danh trói buộc. –>>Chứng tỏ ông là người khinh thường danh lại.

– Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức, phụ lòng của cha ông…–>>Chứng tỏ ông là người có lương tâm, đức độ.

– Khi đã quyết định chữa bệnh cho thế tử, mặc dù ý kiến trái với ý đa số thầy thuốc trong cung nhưng ông vẫn bảo vệ giữ nguyên ý kiến. Chứng tỏ ông là người thầy thuốc già dặn kinh nghiệm và có bản lĩnh, có chính kiến.

3. Một số nét về thế tử Trịnh Cán:

– Nơi thế tử ngự là nơi thâm nghiêm tối tăm, bao quanh là vật dụng gấm vóc, lụa là vàng ngọc…

+ Người đông nhưng im lặng, thiếu sinh khí.

+ Không khí lạnh lẽo tù túng

+ Hình hài : tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, chân tay gầy gò, …nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức…mạch bị tế sác…âm dương đều bị tổn hại.”

\==>>Cuộc sống vật chất đầy đủ giàu sang nhưng phẩm chất tinh thần, ý chí nghị lực trống rỗng. Đó cũng chính là hình ảnh suy yếu mục ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh những năm cuối thế kỉ XVIII.

  1. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả.

– Quan sát tỉ mỉ, khi chóp trung thực, tả cảnh sinh động, chọn được những chi tiết sắc sảo có ý nghĩa sâu xa [chi tiết: Thế tử, mất đứa bé, ngồi chiêm chệ trên sập vàng cho thầy, thuốc mật cụ già quý dưới đất lạy. Thế tử cười và ban lời khen: “ông này lạy khéo” đó là nghịch lý nhưng đó cũng là quyền uy của ma chúa, dù đó là một đứa bé chưa hiểu đời.]

– Tác giả không ngần ngại bày tỏ sự ngạc nhiên, choáng ngợp nhưng cũng luôn khiêm nhường khi biết rõ ranh giới thân phận và không hề bộc lộ ham muốn về cuộc sống xa hoa.

III . Kết luận :

– Với lối viết theo thể ký, ghi chép chi tiết lại những người thật việc thật, đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”giúp cho ta có được một tài liệu quý vào thời vua Lê chúa ,Trịnh mà cho tới nay toàn bộ di tích này hầu như đã biến mất.

– Qua cách miêu tả người tả cảnh rất khách quan, tài quan sát tinh tế,đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc .Tác giả đã ngẩm phê phán kín đáo cảnh giàu sang xa hoa quyền uy ghê gớm của chúa Trịnh đồng thời thể hiện tâm hồn cao thượng, khát khao cuộc sống tự do không màng danh lợi của vị danh y Hải Thượng Lãn Ông.

Chủ Đề