Nghị định 143 2023

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 169, Khoản 1, Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ, kể từ ngày 1/1/2021 tuổi nghỉ hưu của lao động nam làm việc trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.

Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

- Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021];

- Có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021] từ đủ 15 năm trở lên;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thêm một trong các điều kiện sau:

- Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Người lao động không bị quy định giới hạn về tuổi đời khi đã có đủ 20 năm đóng BHXH và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Trường hợp ông Chung sinh tháng 10/1964, công tác từ tháng 10/1987, nếu ông có quá trình công tác được tính hưởng BHXH từ trước ngày 1/1/1995 và thời gian đóng BHXH đến nay từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có 16 năm 6 tháng công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021] thì tại thời điểm tháng 9/2022 ông đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Mức lương hưu và các chế độ được hưởng khi nghỉ hưu

BHXH Việt Nam cung cấp một số thông tin liên quan về mức hưởng chế độ hưu trí và các trợ cấp liên quan mà ông có thể được hưởng khi nghỉ hưu như sau:

Về mức hưởng lương hưu, mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật BHXH và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ như sau: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Về tỷ lệ hưởng lương hưu, đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH tăng thêm người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị giảm 2%.

Về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, theo quy định tại Điều 58 Luật BHXH thì người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Về trợ cấp khu vực một lần, theo quy định tại Điều 123 Luật BHXH, Điều 21 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu kể từ ngày 1/1/2016 trở đi, mà trước ngày 1/1/2007 đã có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực thì còn được giải quyết hưởng trợ cấp khu vực một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng BHXH. Mức hưởng trợ cấp khu vực một lần được thực hiện theo Khoản 2, Điều 31 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Về BHYT, theo quy định tại Khoản 4, Điều 18 Luật BHXH, người đang hưởng lương hưu sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí để thực hiện khám chữa bệnh tại cơ sở y tế.

BHXH Việt Nam cung cấp thông tin chung về quy định của chính sách để ông nắm được. Trường hợp cần giải thích và hướng dẫn chi tiết hơn, ông có thể liên hệ với cơ quan BHXH nơi cơ quan ông đang đóng BHXH hoặc cư trú và cung cấp thông tin cụ thể về ngày tháng năm sinh và quá trình đóng BHXH để được tư vấn cụ thế.

Chinhphu.vn


Tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế quy định về trường hợp tinh giản biên chế do sức khỏe không đảm bảo như sau: “Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý”.

Về thời gian nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

“Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a] Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b] Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”

Theo đó, việc xác định độc giả có thuộc trường hợp tinh giản biên chế do sức khỏe không đảm bảo theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP hay không cần căn cứ vào tổng số ngày nghỉ làm việc do ốm đau có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau và thời gian độc giả đã đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, độc giả chưa cung cấp đủ các thông tin nêu trên, do đó, chưa đủ cơ sở để xác định để xác định độc giả có thuộc đối tượng tinh giản biên chế hay không. Do đó, đề nghị độc giả căn cứ quy định nêu trên liên hệ với đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của Cục Thuế để được giải đáp và hướng dẫn giải quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Chủ Đề