Nghị định 123 năm 2023 về hóa đơn điện tử

Trong Nghị định mới ban hành vào ngày 19-10, có nêu rõ bãi bỏ quy định về việc áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01-11-2020, cụ thể tại điều 59 Nghị định nêu rõ:

“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.”

“3. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020”

Theo đó, từ ngày 01-11-2020 sẽ bãi bỏ 02 quy định sau:

  • Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định Nghị định 119/2018/NĐ-CP thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01-11-2020.
  • Kể từ ngày 01-11-2020, Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành [02 nghị định này vẫn có hiệu lực đến 30-6-2022].


Bên cạnh đó, Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP còn quy định doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 19-10-2020 thì được tiếp tục sử dụng đến hết 30-6-2022.

Như vậy: Không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ 01-11-2020 mà chỉ bắt buộc sử dụng từ 01-07-2022. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vẫn được sử dụng hóa đơn giấy đến hết 30-6-2022.

  • Hóa đơn điện tử » TIN TỨC » TIN TỨC VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Nghị định 123/2020 và thông tư 78/2021 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022. Riêng 6 tỉnh thành gồm HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Định, Phú Thọ, Quảng Ninh sẽ đợi thông báo của thuế để triển khai vào tháng 11/2021...

 

Các điểm cần lưu ý khi triển khai hóa đơn điện tử thao nghị định 123/2020 và thông tư 78/2021 từ ngày 01/07/2022:

  1. Không còn làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
  2. Cho vay, cho mượn hàng hóa vẫn phải xuất hóa đơnTrước đây TT26 thì không xuất hóa đơn
  3. Tiêu dùng nội bộ vẫn xuất hóa đơnTrừ TIÊU DÙNG NỘI BỘ TIẾP TỤC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA SP thì không xuất hóa đơn, trước đây là không xuất hóa đơn.
  4. Khi đã sử dụng hóa đơn điện tử thì KHÔNG CẦN XUẤT RA HÓA ĐƠN GIẤY. Khi đi đường thì các cơ quan chức năng sẽ vào cổng thông tin của thuế để tra cứu.
  5. Khi xuất khẩu vẫn phải xuất hóa đơn điện tử GTGT: Trước đây thì không cần, trước đây dùng hóa đơn thương mại, cơ quan thuế không quản lý.
  6. Ngày ký và ngày lập hóa đơn khác nhau vẫn là hóa đơn hợp pháp, hợp lý và hợp lệ NHƯNG BÊN BÁN THÌ DÙNG NGÀY LẬP ĐỂ KHAI THUẾ GTGT ĐẦU RA. Còn bên mua thì dùng ngày ký để kê khai thuế.

 

Hóa đơn giấy đã gần đến hồi kết

Ví dụ: 

- Hóa đơn lập ngày 30/12/2021 nhưng ngày ký là 1/1/2022 thì bên bán kê khai vào tháng 12/2021 còn bên mua kê khai thuế đầu vào vào tháng 1/2022.

[Vì hóa đơn phải đầy đủ tất cả các thông tin ngày lập và ngày ký thì hóa đơn đó mới hợp pháp để được KHẤU TRỪ VAT ĐẦU VÀO].

Nguồn internet

Các tin khác

Support hóa đơn điện tử:

1900 068 838 [Giờ hành chính]

Holine hóa đơn điện tử:

0919448851 [Ngoài giờ hành chính]

Email hỗ trợ hóa đơn:

Chủ Đề