Ngành công nghiệp xây dựng là gì năm 2024

Một trong những nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay phải kể đến là ngành xây dựng. Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều công trình được xây dựng phục vụ nhu cầu của con người. Ngành xây dựng luôn thiếu cả nhân lực lao động chân tay và hệ văn phòng. Cùng TopCV tìm hiểu ngành xây dựng là gì và cơ hội việc làm dành cho những bạn trẻ theo đuổi ngành xây dựng ở bài viết này.

Ngành xây dựng là gì?

Nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng rõ rệt trong những năm trở lại đây, kinh tế phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người cũng tăng. Trong đó, nhu cầu xây dựng những công trình công cộng và tư nhân tăng vọt. Nhiều khu nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng được xây dựng. Chính vậy khối ngành xây dựng như: ngành kỹ thuật xây dựng, ngành kỹ sư xây dựng, v.vv.. có những bước tiến mạnh mẽ và "khát" nhân lực.

Ngành xây dựng là gì?

Trước khi tìm hiểu ngành xây dựng là gì, bạn phải hiểu khái niệm xây dựng là gì. Hiểu theo cách đơn giản thì xây dựng là tập hợp những quy trình thiết kế và thi công công trình dân dụng, công nghiệp. Ngành xây dựng bao gồm những hoạt động liên quan đến quy trình thiết kế và thi công hạ tầng. Sản phẩm của ngành xây dựng là những khu nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,... Có thể phân loại công việc ngành xây dựng thành các các nhóm chính là:

  • Xây dựng và sửa chữa khu nhà ở
  • Xây dựng công trình dân dụng
  • Xây dựng chuyên dụng

Tuy ngành xây dựng có tốc độ phát triển nhanh với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn nhưng đang thiếu hụt nhiều nhân lực. Đặc biệt là lực lượng lao động lành nghề, có trình độ cao.

\>>> Xem thêm: Cẩm nang xin việc ngành xây dựng - địa ốc

Tìm việc Xây dựng

Bài viết này có cung cấp thông tin hữu ích cho bạn không? *

{{errors.isUseful}}

Vui lòng điền email để nhận thêm các bài viết mới nhất cùng chủ đề

{{errors.email}}

Ngoài chủ đề trong bài viết, bạn còn quan tâm đến những chủ đề nào khác? *

{{errors.theme}}

Một số câu hỏi tuyển sinh ngành xây dựng

Xây dựng là ngành học HOT thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, nếu bạn đang muốn theo học ngành này thì đừng bỏ qua những câu hỏi tuyển sinh sau:

Ngành xây dựng thi khối nào?

Việc thi khối nào nếu muốn học ngành xây dựng tùy thuộc vào việc bạn đăng ký thi vào trường nào. Mỗi trường sẽ có yêu cầu về đầu vào riêng, nhưng đa số các trường có ngành xây dựng đều tuyển sinh khối A [Toán, Lý, Hóa] và D1 [Toán, Lý, Anh]. Một số trường ĐH sẽ xét tuyển thêm khối A1 [Toán, Lý, Anh] và C1 [Toán, Văn, Lý].

Nhìn chung, nếu muốn theo đuổi ngành xây dựng thì bạn nên học tốt những môn như: Toán, Lý và tiếng Anh. Hiện nay, một số trường đã thêm phương thức xét học bạ thay vì xét tuyển điểm thi ĐH. Đây là cơ hội cho những bạn muốn ứng tuyển ngành xây dựng, bạn không cần quá lo lắng về điểm thi mà có thể dùng trực tiếp kết quả học tập tại học bạ để xét tuyển.

Một số câu hỏi tuyển sinh ngành xây dựng

Ngành xây dựng lấy bao nhiêu điểm?

Mỗi nhóm ngành nhỏ trong ngành xây dựng sẽ có mức điểm xét tuyển khác nhau. Mức trung bình điểm chuẩn ngành xây dựng thường từ 16 đến 20 điểm tùy từng năm. Ngoài ra, mức điểm xét tuyển cũng tùy thuộc vào trường bạn lựa chọn. Những trường ĐH TOP đầu sẽ có điểm đầu vào khá cao, những trường tầm trung hoặc cao đẳng sẽ có điểm đầu vào thấp hơn.

Ngành xây dựng học trường nào?

Tại Việt Nam có rất nhiều trường tuyển sinh ngành xây dựng, một số trường có chất lượng đào tạo tốt nhất phải kể đến:

  • Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
  • Đại học Kiến trúc TP.HCM
  • Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Duy Tân

Học ngành xây dựng ra làm gì?

Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN [AEC] là một cột mốc quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà. Nhiều ngành nghề có sự tăng trưởng vượt bậc, trong đó phải kể đến ngành xây dựng. Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng, bạn có thể đảm nhận vị trí kỹ sư xây dựng tại những cơ quan, doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Kỹ sư hiện trường xây dựng tại công trường: Công việc chính của bạn sẽ là thiết kế, giám sát, thi công và nghiệm thu dự án. Bạn sẽ thường đảm nhận các dự án công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
  • Kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng tại công xưởng: Bạn sẽ trực tiếp quản lý chất lượng xây dựng, giám sát hoạt động thi công tại các công xưởng
  • Kỹ sư xây dựng làm việc tại văn phòng: Đây là nhóm việc làm mà những người không muốn thường xuyên dịch chuyển lựa chọn. Bạn sẽ tư vấn, lập dự toán các công trình. Môi trường làm việc thường là tại các công ty và tập đoàn hoạt động trong ngành xây dựng.

\>>> Tạo CV ứng tuyển việc làm Xây dựng nhanh chóng!

Tạo CV ngay

Học ngành xây dựng ra làm gì?

Tạo cv xin việc ngành xây dựng tại TopCV

Những mẫu CV ứng tuyển ngành xây dựng HOT nhất được cập nhật liên tục tại TopCV. Bạn có thể tham khảo và tự sáng tạo những mẫu CV siêu đẹp, độc và lạ với công cụ tạo CV online của TopCV. Chúng tôi là trang tuyển dụng việc làm uy tín với những việc làm hấp dẫn nhất thuộc ngành xây dựng. Chúc bạn sớm có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và tìm được việc làm ngành xây dựng như ý muốn.

Công nghiệp xây dựng gồm những ngành gì?

Công nghiệp xây dựng bao gồm các hoạt động sau:.

Xây mới, cải tạo và sữa chữa, lắp ghép các cấu trúc..

Xây dựng hoàn chỉnh công trình nhà ở..

Xây dựng hoàn chỉnh công trình dân dụng..

Xây dựng chuyên dụng công nghiệp..

Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp là làm những gì?

Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là ngành chuyên khảo sát thiết kế, thi công, khai thác và quản lý các công trình phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế khác nhau và phục vụ dân sinh như: nhà ở, văn phòng làm việc, nhà hàng, khách sạn,...; nhà xưởng, nhà kho, các công trình giao thông, thủy lợi, công cộng.

Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp học những môn gì?

Sinh viên được học các môn sức bền vật liệu, cơ học đất, cơ học kết cấu, vật liệu xây dựng, kết cấu bêtông, kết cấu thép, gỗ… và các môn chuyên ngành: kiến trúc nhà dân dụng, kết cấu cầu, kỹ thuật thiết kế đường, nền móng công trình, kỹ thuật thi công, cấp và thoát nước…

Ngành công nghiệp bao gồm những ngành gì?

Trong công nghiệp, “bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác”.

Chủ Đề