Nêu cách thực thực hiện hành động nói

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

   Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó [Cách dùng trực tiếp] hoặc bằng kiểu câu khác [Cách dùng gián tiếp]

   - Câu nghi vấn thường dùng để hỏi

   - Câu cầu khiến thường dùng để điều khiển, hứa hẹn

   - Câu cảm thán thường dùng để bộc lộ cảm xúc

   - Câu trần thuật thường dùng để trình bày

1. Hãy xác định mục đích nói của những câu sau đây bằng cách điền dấu [+] vào ô trống thích hợp:

   [1] Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân.

   [2] Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à?

   [3] Con này gớm thật!

   [4] Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.

   [5] Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

   [6] Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

   [7] Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này!

   [8] Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu.

   [9] Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

   [10] Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Mục đích 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Hỏi
Trình bày
Điều khiển
Hứa hẹn
Bộc lộ cảm xúc

2. Nối câu ở cột A cho phù hợp với hành động nói tương ứng ở cột B

A B
1. Ôi Cà Mau! a. Trình bày
2. Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? b. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
3. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. c. Hỏi
4. Tôi sẽ giúp ông. d. Điều khiển
5. Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng. e. Hứa hẹn

3. Các hành động nói ở những câu sau được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp?

   a. [1] Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? [2] Nộp tiền sưu! [3] Mau!

   b. [4] Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dậy các con.[5] Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An- dát và Lo-ren... [6] Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. [7] Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. [8] Thầy mong các con hết sức chú ý.

Hướng dẫn làm bài

   1.

Mục đích 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Hỏi + +
Trình bày + +
Điều khiển + + +
Hứa hẹn +
Bộc lộ cảm xúc + +

   2. 1-b; 2-c; 3-a; 4-e; 5- d

   3

.
Câu Hành động nói Cách thực hiện
[1] trình bày dùng câu nghi vấn gián tiếp
[2] điều khiển dùng câu cầu khiến trực tiếp
[3] điều khiển dùng câu cầu khiến trực tiếp
[4] trình bày dùng câu trần thuật trực tiếp
[5] trình bày dùng câu trần thuật trực tiếp
[6] trình bày dùng câu trần thuật trực tiếp
[7] trình bày dùng câu trần thuật trực tiếp
[8] điều khiển dùng câu trần thuậtgián tiếp

Xem thêm các bài viết về Lý thuyết Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Hành động nói là gì? Ví dụ tham khảo

Tìm hiểu về khái niệm hành động nói là gì? Một số kiểu hành động nói trong thực tế và các ví dụ minh họa. Các em học sinh nếu quan tâm bài học này hãy khái niệm thuật ngữ này bên dưới nhé.

Hành động nói

Hành động nói là gì

Theo định nghĩa chính xác biên soạn trong SGK khái niệm hành động nói là các hành động thực hiện bằng lời nói thể hiện mục đích nhất định.

Mỗi hành động nói để có mục đích riêng, dựa vào đó có thể phân ra có nhiều kiểu hành động nói khác nhau.

Ví dụ:

“Dần buông chị ra đi con” – hành động cầu khiến của chị Dậu nói với cái Dần buông chị ra.

“Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông Lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy” – hành động của chị Dậu nói với cái Dần mang mục đích đe dọa, nhằm để cái Dần sợ và buông chị ra.

Các kiểu hành động nói

– Dựa vào mục đích nói mà phân chia ra các kiểu hành động nói. Tên gọi của các kiểu cũng đặt theo mục đích nói. Ví dụ mục đích nói là hứa hẹn điều gì đó thì đặt là hành động hứa hẹn.

– Các kiểu hành động nói thường gặp như: hành động nhằm để hỏi, trình bày [báo tin, kể, tả, giới thiệu…], điều khiển, cầu khiến [đe dọa, thách thức..], hứa hẹn hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc [vui, buồn, giận dữ, ngạc nhiên, hào hứng…]

+ Hành động hỏi: là hành động của người hỏi với mục đích muốn được cung cấp tin tức hoặc biểu thị thái độ từ người nghe.

Ví dụ: Bạn đã khỏe hẳn chưa?

+ Hành động điều khiển: là hành động sai khiến của người nói muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó.

Ví dụ: Buổi trưa hôm nay thật là nắng, mình quên mang ô, cậu đi mua ô và nước nhé!

+ Hành động hứa hẹn: là hành động mà người nói tự mình ràng buộc thực hiện một hành động nào đó với người nghe.

Ví dụ: Con ráng học cho tốt nha, được điểm 10 mẹ cho con đi sở thú chơi.

+ Hành động trình bày [kể, miêu tả, báo tin…]: là hành động của người nói mà qua những lí lẽ, ý nghĩ của mình người nghe hiểu và tin tưởng.

+ Hành động bộc lộ cảm xúc [vui, buồn, giận dữ…]: là hành động của người nói thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, bộc lộ những tâm trạng, cảm xúc của mình với người nghe.

– Các kiểu câu có thể nhận ra bằng hình thức cấu tạo như dấu câu, từ ngữ đặc trưng, chức năng của các kiểu câu. Ví dụ: Bạn đã khỏe chưa ? [hành động hỏi].

Trong giao tiếp đối thoại 2 người, xét về hành động nói thường chỉ quan tâm đến vai trò của người nói, tạm bỏ đi vai trò của người nghe..

Xem thêm >>> Soạn bài: Hành động nói

Ví dụ về hành động nói

-Trong tác phẩm “Thạch Sanh”, mỗi câu nói của Lý Thông đều mang một mục đích nhất định.

+ Hành động nói đe dọa của Lý Thông đối với Thạch Sanh: “Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết”

+ Hành động cầu khiến, Lý Thông yêu cầu Thạch Sanh phải trốn ngay đi:” Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi”

+ Hành động hứa hẹn sẽ lo liệu mọi chuyện cho Thạch Sanh của Lý Thông: “Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”

– Trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hành động nói của các nhân vật cũng gắn liền với những mục đích nhất định:

+ Cái Tí hỏi chị Dậu “Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?” – Đây là hành động nói mang mục đích hỏi của cái Tí. Nó muốn biết bữa cơm sau nó ăn ở đâu.

+ Chị Dậu nói với cái Tí là “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” – Hành động nói của chị Dậu mang mục đích trình bày. Chị cho cái Tí biết bữa cơm sau nó ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

+ “U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư” – ” Khốn nạn thân con thế này ! Trời ơi!” – Đây là hành động nói của cái Tí: nó muốn biết tại sao lại bị bán đi và không được ở nhà. Sau đó là bộc lộ cảm xúc tuyệt vọng khi biết mình sẽ bị bán.

Xem thêm: Nói quá là gì

Trên đây là những kiến thức cung cấp để các em hiểu được thế nào về hành động nói, câu kiểu hành động nói và vài ví dụ giúp hiểu bài học. LoiGiaiHay.net xin chúc em các học tập tốt.

Thuật Ngữ -
  • Khái niệm, cách dùng, ví dụ về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

  • Liệt kê là gì ? Các kiểu liệt kê và một số ví dụ

  • Câu trần thuật đơn là gì? Ví dụ các kiểu câu

  • Hoán dụ là gì, lấy ví dụ minh họa [Ngữ Văn 6]

  • Ẩn dụ là gì, có mấy kiểu và lấy ví dụ minh họa?

  • Khởi ngữ là gì, tác dụng và nêu ví dụ dễ hiểu [Ngữ Văn 9]

  • Câu phủ định là gì? Các ví dụ về câu phủ định

Video liên quan

Chủ Đề