Nanoversity fpt đánh giá day nhau hoc năm 2024

Đây là cơ hội dành riêng cho sinh viên học viên FPT nhân sự kiện Hệ thống trung tâm đào tạo cấp chứng chỉ theo chuẩn quốc tế - FPT Nanoversity trở thành đối tác của IDP Việt Nam trong việc đào tạo và cấp chứng chỉ IELTS tại Việt Nam.

Được biết, 20.000 suất thi IELTS miễn phí này là hoạt động nằm trong chương trình thúc đẩy phong trào ngoại ngữ trong sinh viên FPT, nhằm giúp mỗi sinh viên sở hữu chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khi tốt nghiệp ra trường.

Ngày 30/6, FPT Nanoversity chính thức đạt thành thỏa thuận với IDP Việt Nam - một trong ba tổ chức đồng sở hữu kỳ thi IELTS trên thế giới. Theo đó, FPT Nanoversity sẽ được ủy quyền trong việc đào tạo học viên, tổ chức offsite test và trao chứng chỉ IELTS do IDP cấp. Chứng chỉ này có giá trị trên quy mô toàn cầu, đồng thời là chứng chỉ tiếng Anh uy tín được các trường đại học, học viện, cơ sở đào tạo trên toàn cầu lấy làm căn cứ để đánh giá chuẩn đầu vào Anh ngữ của các thí sinh.

Bà Hoàng Thị Thu Hương [Giám đốc Đào tạo FPT Nanoversity] và bà Lê Lan Anh [Giám đốc IDP Việt Nam] ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo và thi cấp chứng chỉ IELTS quốc tế.

Được biết, sau TOEIC, IELTS là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tiếp theo mà FPT Nanoversity đưa vào chương trình đào tạo và tổ chức thi đánh giá năng lực. Đây vừa là bước mở rộng, hoàn thiện hệ thống chương trình của FPT Nanoversity, vừa tạo điều kiện cho học viên có thêm sự lựa chọn khóa học phù hợp với trình độ và nhu cầu của bản thân, phục vụ cho việc học tập và làm việc sau này.

Thỏa thuận hợp tác đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ IELTS giữa FPT Nanoversity và IDP Việt Nam khẳng định sự tham gia tích cực của Trung tâm vào hệ thống đào tạo nhân sự công nghệ thông tin theo xu hướng mới: không chú trọng bằng cấp mà tập trung vào các kỹ năng thực tế, trong đó có kỹ năng ngoại ngữ. Với chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn quốc tế, học viên sẽ dễ dàng loại bỏ được tâm lý tiêu cực như ngại giao tiếp với người nước ngoài để tự tin bước vào môi trường học tập, làm việc toàn cầu sau khi hoàn thành khóa học.

Đông đảo sinh viên Khoa Quốc tế, ĐH FPT đã tham dự buổi lễ.

Theo thông tin từ FPT Nanoversity, để khích lệ phong trào học tập, FPT Nanoversity dành tặng 20.000 suất thi IELTS miễn phí trong tháng 7/2016 cho học sinh, sinh viên các đơn vị trong FPT. Các khóa đào tạo cấp chứng chỉ IELTS sẽ lần lượt được khai giảng từ tháng 7/2016.

Hệ thống Trung tâm đào tạo cấp chứng chỉ theo chuẩn quốc tế - FPT Nanoversity là đơn vị trực thuộc Trường Đại học FPT, trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam được xếp hạng 5 sao về Chất lượng đào tạo và Việc làm theo chuẩn QS Stars.

Là đơn vị nằm trong lòng ĐH FPT, mô hình đào tạo của FPT Nanoversity kế thừa tính đổi mới, sáng tạo và quốc tế hóa. Mô hình đào tạo FPT Nanoversity dựa trên nền tảng S.M.A.C cập nhật theo xu thế toàn cầu của các hãng quốc tế lớn Microsoft, Oracle, Amazon, Google, IBM, Apple, HP, ATC, Cisco, Cloudera, VMWare, CompTIA,… được định hướng dẫn đầu trong thị trường nhân lực thế giới, được định hướng dẫn đầu trong thị trường nhân lực thế giới chuẩn bị dịch chuyển từ bằng cấp sang các tập hợp kỹ năng [skill set] và tri thức thực tiễn, nâng cao năng lực cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trong thời kỳ hội nhập TPP.

Các chứng chỉ Quốc tế đưa vào giảng dạy tại FPT Nanoversity phải qua một quy trình phân loại chặt chẽ nhằm đảm bảo mang lại lợi ích tối đa cho người học.

Tôi gia nhập FPT từ năm 2005 và may mắn làm việc cũng như phụ trách nhiều sản phẩm đào tạo trong FPT Education [FE].

Từ năm 2005, không hề có FPT Education như hiện giờ, cũng như các sản phẩm khác [FU, Fpoly, FGR, …] chỉ có FPT Aptech, FPT Arena, tiền thân của FAI hiện nay. FPT Aptech, FPT Arena là hệ thống đào tạo lâu đời nhất của FE, có thể nói đây là đứa con khởi đầu và nền tảng cho những chiến lược giáo dục của các lãnh đạo FE. Và khi tôi đang đang phụ trách vị trí trưởng phòng tuyển sinh FPT Aptech cơ sở HCM thì Anh TùngLT [ hiệu trưởng Đại học FPT], anh TuấnTN [ phó hiệu trưởng FU] điều tôi sang phụ trách chương trình chuyển tiếp Đại học Greenwich tại Việt Nam hay còn gọi là TopUp + 2, nó là tiền thân của khối FPT Greenwich [FGW] hiện giờ và cũng có thể là đánh dấu cho bước đầu của chiến lược global của FE. Đó là tuyển sinh viên nước ngoài học tại FPT ở Việt Nam cũng như mở campus tại Lào,

Thời điểm đến năm 2010, các anh rục rịch bắt đầu triển khai chương trình Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic [FPL] , bước đầu là ở Hà Nội. Lúc đó cũng nhiều khó khăn với kết quả tuyển sinh năm đầu là khoảng 200 sinh viên tại cơ sở Hà Nội. Có lẽ đây là lần đầu FE đánh vào phân khúc thị trường giá rẻ nên phương thức còn nhiều bối rối và loay hoay tìm lối. Mức học phí FPL đang ở mức thấp nhất mà tưởng chừng phải mất nhiều thời gian để cân đối tài chính, sau đó tôi được giao kiêm luôn phụ trách giám đốc FPT cơ sở Hồ Chí Minh năm 2011.

Tôi nghĩ năm 2011 hội tụ đủ điều kiện để bùng nổ hệ Cao đẳng mang tính thực chất nghề nghiệp sớm làm việc ngay. Và sau 1 năm chuẩn bị các nội dung và yếu tố, lấy bài học kinh nghiệm từ FPL Hà Nội nên sang 2011, FPL bùng nổ với số lượng tuyển sinh hơn 700 sinh viên tại cơ sở HCM, và hơn 400 sinh viên tại cơ sở Đà Nẵng. Sự thành công trong quá trình phụ trách các vị trí quản lý cũng như qua nhiều sản phẩm mới của tôi thực sự là quá nhanh và điều đó là nhờ sự chỉ đạo kịp và nắm bắt cơ hội đúng thời điểm để bắt đầu.

Với những kinh nghiệm vừa đủ đó, tôi rút ra việc FE luôn thích làm kiểu đánh nhau mà tay không bắt giặc. Nghĩa là các sản phẩm mới của FE khi bắt đầu đều hầu như không có gì [cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, nhân sự,…] nhưng đều bùng nổ thành công. Và để làm được như vậy chắc chắn đó là từ tầm nhìn chiến lược xuất sắc của lãnh đạo. Và cũng từ đó tôi cũng hiểu rằng, đó mới chỉ là điểm số 1 cho sự bắt đầu, còn để duy trì lớn mạnh và phát triển bền vững như FGW hay FPL hay FU như ngày nay thì cần lắm một điểm số 2.

Điểm số 2 đó không là gì khác chính là sự khác biệt. Mỗi sản phẩm của FE đều là những khác biệt đặc trưng của FPT , đi trước thời đại và định hướng rõ ràng đúng đắn của xã hội. Vì vậy, để có được FU, FPL. FGW... như ngày nay cần có 2 điểm: cơ hội và khác biệt. Đến năm 2015, Anh Tùng đã nhìn thấy xu thế học theo tín chỉ của các trường Đại học, và các chương trình Đại học cũng cần gắn liền với các hãng để luôn luôn cập nhật công nghệ thực tế. Anh Tùng cho rằng “thế giới đang thay đổi từng ngày mà Việt Nam thì lại quá chậm trong tiến trình hội nhập này, đặc biệt là phát triển lực lượng năng lực chất xám để cạnh tranh. Hiện nay, thế hệ trẻ Việt Nam đang bị cuốn vào phong trào bằng cấp với tư duy rằng bằng cấp là thể hiện năng lực, nhưng thực tế thì ngược lại, mọi giáo dục và sự nghiệp đào tạo đều hướng đến cho người học những kỹ năng thật phục vụ cho công việc và doanh nghiệp thì cần những người có kỹ năng làm việc thật sự chứ không phải là tấm bằng vô tri. Vì vậy, trường học cần phải giúp người học đi trước nhu cầu của doanh nghiệp và học tập suốt đời trong quá trình lao động của họ”.

Trách nhiệm của FPT Nanoversity không chỉ lấp lỗ hổng về kỹ năng chuyên môn thật sự mà còn phải mang những tri thức mới để người học luôn đón đầu những yêu cầu của thị trường. Ngoài các khoá học chuyên sâu mà các doanh nghiệp đang rất cần và cần với số lượng lớn như MCSD của Microsoft, OCP Java EE của Oracle, ACAD của ATC,... trên kỹ năng nền tảng ngoại ngữ theo chuẩn IELTS, IBT hay chuẩn ABC của Châu Âu, FPT Nanoversity cần phát triển lực lượng chuyên gia về công nghệ mới nhất như Amazone webservice, Cloudera, Big-Data and Hadoop Developer Certification, Big Data and Hadoop Administrator Certification Certified Data Scientist - R Language, SAS and Excel, CompTIA Cloud+...

Đầu tháng 4 năm 2016, FPT Nanoversity - trung tâm đào tạo chứng chỉ quốc tế đã chính thức ra mắt tại 3 miền Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, được định hướng theo xu thế nhân lực toàn cầu dịch chuyển từ bằng cấp sang các tập hợp kỹ năng và tri thức thực tiễn. Mô hình này sẽ dựa trên nền tảng S.M.A.C của tập đoàn CNTT FPT, cập nhật công nghệ của các hãng quốc tế lớn như Microsoft, Oracle, Amazon, Google, IBM, Apple, HP, ATC, Cisco, Cloudera, VMWare, CompTIA,... để chuẩn bị cho nguồn năng lực trẻ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập TPP. Tôi phụ trách FPT Nanoversity [Fnano] tại Hồ Chí Minh cùng chuyên gia công nghệ Mr KiếmHH.

Sau 2 năm hoạt động [2016 và 2017] cho đến nay Fnano vẫn chưa phát triển rộng lớn với hơn 1000 sinh viên/mỗi trung tâm như kỳ vọng. Tôi nghĩ có lẽ cơ hội cho xu thế này chưa đến, nó vẫn còn rất xa và có lẽ đến năm 2020 thì mô hình sẽ là điểm sáng của FE.

Chủ Đề