Nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu học

Sau gần 02 năm chống dịch, nền giáo dục toàn cầu đã có nhiều bước chuyển mình mới trong phương pháp truyền tải kiến thức cho học sinh, điển hình nhất là việc học trực tuyến từ bậc tiểu học cho đến đại học. Với trẻ tiểu học, các em chưa quen với việc học online như các anh chị ở bậc học cao hơn. Vậy làm thế nào để giúp cải thiện tình trạng này và nâng cao chất lượng học cho trẻ tại các trường tiểu học quốc tế tại tphcm? Hãy cùng VAS tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Học trực tuyến được xem là lựa chọn thích ứng phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả cho nhiều quốc gia và tổ chức giáo dục, giáo viên và học sinh nên có thể là định hướng lâu dài trong việc bổ sung kiến thức cho học sinh trong thời gian tới, nghĩa là song song với dạy trực tiếp, sẽ có những buổi học trực tuyến đa dạng và phù hợp cho các em học sinh. Bên cạnh những lợi ích, cũng không ít thách thức đặt ra cho học sinh, nhất là các em thuộc khối tiểu học, do các em chưa quen với cách học này, đó là chưa đề cập đến việc nhiều học sinh không đủ điều kiện vật chất để tham gia các lớp online.

Hiện nay, bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên kế hoạch và tổ chức xây dựng nhiều kênh truyền hinh học tập với các chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm mục tiêu tạo điều kiện và xây dựng kiến thức cho trẻ nhỏ, đặc biệt là với những vùng còn khó khăn về hạ tầng công nghệ, chưa thể áp dụng hình thức học trực tuyến. Trong đó, các môn được phổ biến kiến thức rộng rãi là: Toán, tiếng Việt, Lịch sử và Địa lý, Tự nhiên và Xã hội. Các kênh truyền hình quốc gia đã phối hợp với Sở GD&ĐT địa phương để xây dựng kho bài giảng đảm bảo đủ cho tất cả các khối lớp tiểu học.

Hiện tại, kênh VTV7 của Đài truyền hình Việt Nam đã triển khai chuyên mục “Dạy tiếng Việt lớp 1” để giúp phụ huynh có thể tham khảo chương trình học mới cho trẻ vì kể từ năm 2020 - 2021 sở GD&ĐT đã áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới cho học sinh lớp 1 nên các chương trình truyền hình này sẽ góp phần hỗ trợ các em tự học và ôn tập nắm chắc nội dung trong thời gian nghỉ dịch không thể đến trường.

VAS hỗ trợ những suất học bổng giá trị trong mùa Covid cho học sinh khó khăn

Đứng trước sự khó khăn do dịch bệnh gây ra và điều kiện kinh tế thành phố còn hạn chế, cơ sở Sala trực thuộc hệ thống trường Quốc tế Việt Úc đã quyên góp được 17 triệu đồng để tài trợ thiết bị học trực tuyến cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các trường khác tại thành phố Thủ Đức . Mỗi suất học bổng của VAS bao gồm một chiếc máy tính bảng Galaxy Tab A7 và 1 triệu đồng tiền mặt nhằm góp phần tạo điều kiện cho các em tham gia học tập.

2. Ba mẹ cần làm gì để chuẩn bị cho trẻ học trực tuyến tốt trong mùa dịch

Trong bối cảnh giáo dục chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, việc học trực tuyến có thể sẽ thay thế hình thức học truyền thống trong nhiều năm tới chứ không chỉ là giải pháp tình thế. Do đó, phụ huynh cần trang bị thông tin cần thiết để hỗ trợ, tạo điều kiện cho trẻ hào hứng với phương thức học tập mới mẻ này.

- Tạo tâm lý tốt cho trẻ: ba mẹ nên trò chuyện với trẻ thường xuyên về ý nghĩa của việc học và những trải nghiệm thú vị khi học trực tuyến, những lợi ích mà việc học trực tuyến mang lại.

- Tạo không gian học tập: trang bị cho trẻ phòng học yên tĩnh, không ồn ào và cố định để trẻ có thể tập trung trong lúc học. Thu xếp gọn gàng các dụng cụ học tập trên bàn và hướng dẫn trẻ sắp xếp các đồ vật một cách trật tự ngăn nắp. Trên bàn học không nên có những đồ vật linh tinh xuất hiện sẽ gây nhiễu việc học của trẻ.

- Hướng dẫn trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ phục vụ học tập để hỗ trợ giáo viên trong việc dạy và học trực tuyến.

- Giữ thói quen cho trẻ mặc đồng phục khi học online sẽ tạo cảm giác tập trung cho trẻ hơn và giúp trẻ có cảm giác đang ở trường, giảm bớt sự xao lãng.

- Phụ huynh sử dụng sticker nhắc nhở, động viên bằng các ứng dụng trong máy, cài đặt khoảng thời gian nhất định để xuất hiện trên màn hình sẽ khiến trẻ cảm thấy vui vẻ và hào hứng hơn trong học tập.

- Hạn chế thời gian sử dụng màn hình của trẻ trong các hoạt động hàng ngày vì trẻ phải tiếp xúc thiết bị thông minh trong nhiều giờ liền cho việc học. Nếu tận dụng thêm thời gian ngoài giờ học để chơi game hay giải trí sẽ khiến mắt trẻ bị quá tải với ánh sáng xanh.
Hạn chế việc cả nhà sử dụng mạng cùng lúc trong thời gian trẻ học để giúp đảm bảo tính ổn định cho đường truyền internet.

- Tăng cường các hoạt động thể chất trong gia đình như: cùng nhau tập thể dục, chăm sân vườn, sắp xếp đồ đạc,... để bù vào những lúc trẻ không có cơ hội vận động giải tỏa khi học online.

- Thường xuyên lắng nghe và trò chuyện với trẻ để nắm bắt tâm lý cũng như các vấn đề mà trẻ đang gặp phải để kịp thời giúp trẻ thư giãn khi học tập tại nhà, tránh để trẻ một mình và có cảm xúc tiêu cực.

- Phụ huynh nên dành thời gian tìm hiểu công nghệ để kịp thời nâng cấp công cụ học tập cho trẻ sử dụng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên tìm hiểu về các phương pháp sư phạm tại gia, cách giúp trẻ tiểu học quản lý cảm xúc,... để góp phần tạo môi trường học tập tốt nhất cho trẻ.

Đội ngũ VAS hỗ trợ mang sách giáo khoa đến từng nhà cho học sinh

Tại VAS, trong những ngày dịch bệnh, đội ngũ nhân viên của 7 cơ sở thực hiện nghiêm túc quy tắc 5K và được xét nghiệm thường xuyên để đến tận nhà từng học sinh trao sách giáo khoa và những phần quà nhỏ nhằm động viên tinh thần cho các em.VAS luôn cố gắng đảm bảo chất lượng trong công tác dạy và học cũng như sức khỏe tinh thần cho các học sinh của mình.

Qua những phương pháp được chia sẻ ở trên, mong rằng phụ huynh đã trang bị thêm kinh nghiệm trong việc giúp trẻ tiểu học nâng cao chất lượng học trực tuyến trong mùa Covid. Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về các trường tiểu học quốc tế tại TPHCM trực thuộc VAS, phụ huynh có thể truy cập ngay tại đây.

Xem thẻm: 

Những lợi ích chương trình học stem mang đến cho trẻ

Top 07 kỹ năng sống cho trẻ mà phụ huynh cần ưu tiên hàng đầu

Chia sẻ

Trong bài viết này cẩm nang dạy học sẽ tổng hợp một số biện pháp giúp cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học. Bài viêt có sử dụng và tham khảo các tư liệu từ internet.

Biện pháp 1: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp

– Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.

– Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: + Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.

+ Học sinh khuyết tật.

+ Học sinh các biệt về đạo đức.

+ Học sinh yếu.

+ Học sinh có những năng lực đặc biệt.

* Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

* Đối với những học sinh khuyết tật.

* Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:

– Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo….Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được…

– Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. Đây cũng là một trong những biện pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học

* Đối với học sinh học yếu:

– Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.

– Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:

+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp .

+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.

+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua trình lên lớp.

+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ.

+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.

+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.

2. Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra.

Như chúng ta đã biết xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi là việc rất quan trọng người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn nhằm nâng cao chất lượng dạy học là công việc cần thiết và có ích.

– Trước hết , những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè….

– Sau đó hằng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm: lớp trưởng,2 lớp phó , 4 tổ trưởng, 4 tổ phó. . sẽ tiến hành công việc của mình như sau:

*Đầu giờ [trước giờ truy bài]:

Tổ trưởng, tổ phó kiểm tra những việc sau: soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng dậy học,có ý thức xem bài trước, đi học đúng giò, không mang dép lê….rồi tổ trưởng chấm điểm thi đua theo qui đinh như sau: [vi phạm 1 nội dung trừ: 2 điểm xấu ]

*Trong giờ học:

Tổ trưởng, tổ phó theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, phát biểu xây dựng bài, đạt điểm cao trong học tập thì cộng điểm thưởng như sau: Đạt điểm 10 một môn thì cộng 5 điểm tốt, phát biểu xây dựng bài cộng 1đ/1lần. nói chuyện trong giờ học thì bị trừ 2 điểm/ 1lần.

*Giờ ăn ngủ bán trú:

Tổ trưởng,Tổ phó theo dõi các tổ viên các nề nếp: ăn, ngủ đúng thời gian..[ nếu vi phạm trừ 2đ/ 1 lần ] Biện pháp 3: .Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh

* Đối vói Ban đại diện CMHS lớp: Từ đầu năm học. Tôi đã định hướng bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn sau:

– Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn đinh.

– Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu.

– Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục – Có con em học khá giỏi.

* Ban phân hội lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, phó ban, thư ký

* Nhiệm vụ ban phân hội lớp:

– Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp

– Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi. – Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo từng tuần, tháng, theo các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường.

* Đối với từng phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau:

– Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình.

– Nhắc nhở con em học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

– Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu hằng ngày.

– Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.

– Sinh hoạt điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng vừa học vừa chơi. – Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.

Biện pháp 4: Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức Từ đầu năm học GVCN dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong trường phải đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: Vở sạch chữ đẹp, Vẽ tranh, Kể chuyện, cờ vua,….

– Điều quan trọng là GVCN phải phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ…

– Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên.

– Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi,Tổ chức các sân chơi ở lớp như: Rung chuông vàng, đối mặt trong các tiết HĐNGLL để phát huy và chọn lọc nhữn HS có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức. Biện pháp 5: Nêu gương và khen thưởng

– Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên tôi hướng dẫn Ban cán sự lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng HS như sau:

– Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện phụ huynh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng như các phong trào khác như sau:

+ Mỗi tuần tặng 1 cây bút cho mỗi HS đạt số điểm tốt cao nhất tổ.

+ Mỗi đợt kiểm tra định kỳ tặng một 1 bút/ 1HS đạt điểm 10 mỗi môn.

+ Tặng một phần quà cho HS đạt phong trào nhà trường đề ra.

– Sau mỗi tuần thi đua, Lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên trong tổ thông qua bảng điểm . sau đó bầu chọn một HS tuyên dương trước lớp và nhận thưởng.

– Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần mới được nhận thưởng lại [ nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ..]

– Đặc biệt chú ý đến HS chậm trong học nhưng có tiến bộ thì tổ trưởng các tổ đề nghị Ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng.Trên đây là một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã được áp dụng ở rất nhiều lớp học và đạt được kết quả tốt. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo tốt dành cho thầy cô.

Thầy cô có thể download tài liệu Full Tại đây

Tham khảo thêm: Chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Tổng hơp: Thùy Anh

Video liên quan

Chủ Đề