Mức sinh thay thế là gì năm 2024

[Thanhuytphcm.vn] - Thảo luận ở Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội sáng 31/5, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, đại biểu Quốc hội TPHCM phát biểu về việc đưa đất nước phát triển bền vững trong tương lai từ góc độ đảm bảo tỷ suất sinh.

Đặt vấn đề để quốc gia phát triển bền vững có 5 yếu tố: bền vững về chính trị, bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trường và cuối cùng là bền vững về lao động và dân số, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân phân tích kỹ về vấn đề thực trạng dân số và những vấn đề đặt ra hiện nay. Theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, nếu hai người trưởng thành sinh được hai người con thì khi hai người này về hưu hoặc mất đi, xã hội có hai lao động thay thế. Tỷ suất sinh đó hướng tới mức sinh thay thế, đảm bảo xã hội bền vững về lao động.

Tuy nhiên, thống kê cho thấy, khoảng 20 trẻ đến tuổi 20, một trẻ mất do bị đau yếu, như vậy chỉ còn 19 trẻ. Nếu 10 cặp vợ chồng sinh đúng 20 trẻ thì khi lớn lên chỉ còn 19, không đủ lao động thay thế, nên khuyến cáo là tỷ suất sinh 10 người phải sinh được 21 cháu, hay tỷ suất sinh là 2,1 cháu/phụ nữ. Tỷ suất này gọi là tỷ suất sinh thay thế xã hội bền vững.

“Điều này nói thì dễ nhưng làm không phải dễ, vì nhiều quốc gia đã không thành công trong việc duy trì mức sinh thay thế”, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân ví dụ, Nhật Bản sau hàng chục năm nỗ lực, giờ mức sinh là 1,4 cháu/phụ nữ và theo dự báo trong vòng 50 năm tới, dân số Nhật Bản giảm đi 40 triệu người, thiếu trầm trọng lao động, dư thừa năng lực về giao thông, trường học, bệnh viện và những quỹ an sinh xã hội, bảo hiểm có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, nguyên nhân của tình trạng này là do văn hóa lao động là trên hết, còn gia đình, sinh con là phụ, cho nên nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản..., một nửa thế kỷ làm việc liên tục nhiều giờ trong ngày, vấn đề gia đình, sinh con để sang một bên và giờ giải quyết việc này hết sức khó khăn.

Bên cạnh đó còn có nguyên nhân là do điều kiện xã hội hỗ trợ người có con [y tế, nhà trường] không phù hợp nên họ không muốn có con, và khi có con dễ mất việc làm nên không sinh con. Đây là xu hướng của nhiều nước.

Từ các vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho biết, năm 2017, Hội nghị Trung ương 6 [khóa XII] đã ban hành Nghị quyết 21 về vấn đề công tác dân số trong tình hình mới. Đây là nghị quyết rất quan trọng và kịp thời, trong đó mục tiêu là duy trì vững chắc mức sinh thay thế của đất nước, đó là 2,1 trẻ bình quân trên một phụ nữ.

“Nội dung trong thời kỳ mới là vì sao, là vì chúng ta đã giảm được mức sinh từ 4 - 3 xuống 2,1 cháu/phụ nữ trong các năm qua. Việt Nam là nước duy nhất duy trì được tỷ lệ này trong vòng khoảng 10 năm. Chúng ta có nên giảm dưới 2,1 nữa không? Kế hoạch cũ phấn đấu năm 2020 còn 1,8, mục tiêu là không hợp lý, nên Nghị quyết Trung ương đã đề nghị thay đổi và đến năm 2017, Chính phủ có Nghị quyết 21 về công tác dân số. Theo đó, chỉ tiêu hàng đầu cũng là duy trì vững chắc mức sinh thay thế và coi dân số là một chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, vận động mỗi vợ chồng nên sinh đủ 2 con”, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân phân tích.

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM, mục tiêu là 2,1 cháu/phụ nữ, nhưng nếu vận động mỗi cặp vợ chồng đủ hai con thì không đạt mục tiêu này. Thực tế cho thấy, Đồng bằng sông Hồng có mức sinh thay thế là 2,16 cháu/phụ nữ là phù hợp. Miền núi phía Bắc mức sinh thay thế là 2,4 cháu, Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ 2,3 cháu, Tây Nguyên 2,4 cháu trên một phụ nữ, mức này là cao nhưng cần thiết, vì khu vực Đông Nam bộ, mức sinh thay thế chỉ là 1,62 cháu/phụ nữ, Tây Nam bộ 1,8 cháu/phụ nữ. Chừng nào Đông Nam bộ và Tây Nam bộ còn sinh quá thấp thì việc sinh con thứ 3 ở những khu vực còn lại là cần thiết để bù lại.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị cần chuyển đổi nhận thức, để đạt được mức sinh thay thế là 2,1 cháu/phụ nữ thì phải có một bộ phận sinh con thứ 3, việc này phải có quy hoạch. Đại biểu đề nghị Chính phủ hướng dẫn về mức sinh phù hợp cho các địa phương, chứ không phải chỉ giảm mức sinh; đồng thời truyền thông hợp lý để đến năm 2030, 100 năm thành lập Đảng và năm 2045, thời điểm 100 năm thành lập nước, dân số nước ta vẫn bền vững.

- Nếu Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đón nhận một xã hội nhiều người già và sẽ phải nhập khẩu lao động. Vì vậy điều chỉnh mức sinh hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để tránh thiếu hụt lao động trong tương lai.

Duy trì mức sinh thay thế đồng đều ở các vùng, miền

Cán bộ Trạm Y tế phường Tân Tiến, Trung tâm Y tế TP Buôn Ma Thuột [tỉnh Đắk Lắk] tuyên truyền về dân số - kế hoạch hóa gia đình cho người dân.

Theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc [năm 1990], nếu Việt Nam không có các giải pháp triệt để trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình [DS - KHHGD] thì số dân của Việt Nam sẽ đạt mức 121 triệu người vào năm 2017. Trước con số do Liên hợp quốc đưa ra, Việt Nam đã triển khai rất nhiều giải pháp nhằm đưa mức sinh về mức cân bằng [2,1 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ]. Theo cách tính toán của các nhà khoa học với tỷ suất sinh này, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế và kết quả kéo dài hơn mười năm cho đến nay; giữ vững được quy mô và cơ cấu dân số ổn định.

Nhiều ý kiến cho rằng, sau hơn 10 năm thực hiện thành công mức sinh thay thế, Việt Nam không cần tiếp tục kiểm soát tỷ lệ mức sinh. Tuy nhiên, trên thực tế con số hiện nay về mức sinh trên cả nước còn có nhiều khác biệt, không đồng đều cả về số lượng và chất lượng.

Mặc dù nước ta đã khống chế tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế hơn 13 năm qua nhưng đến nay vẫn đang có mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng. Hiện nay, 4/6 vùng trên mức sinh thay thế bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc là 2,48 con, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung là 2,30 con, Tây nguyên 2,32 con, Đồng bằng sông Hồng 2,29 con. 2/6 vùng còn lại thì dưới mức sinh thay thế gồm Đồng bằng sông Cửu Long là 1,74 con và Đông Nam Bộ là 1,50 con. Chênh lệch giữa mức sinh vùng cao nhất [Trung du miền núi phía Bắc] và vùng thấp nhất [Đông Nam bộ] là 0,98 con.

Tính tổng tỷ suất sinh [TFR] trung bình năm năm gần đây, có 33 tỉnh có mức sinh hơn 2,2 con, 21 tỉnh có mức sinh dưới 2 con và chỉ có 9 tỉnh, thành phố có mức sinh chung quanh mức sinh thay thế [từ 2 đến 2,2 con]. Chênh lệch mức sinh giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất là 1,57 con, trong đó cao nhất Hà Tĩnh là 2,9 con, thấp nhất TP Hồ Chí Minh là 1,33 con.

Nơi có mức sinh thấp tiếp tục có xu hướng giảm sâu và ngày càng lan rộng. Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, có một số tỉnh mức sinh ở mức rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền trung, có quy mô dân số là 37,9 triệu người chiếm khoảng 39,4% dân số cả nước.

Theo kết quả nghiên cứu chuyên sâu từ số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 do Tổng cục Thống kê thực hiện theo phương án trung bình dự báo dân số Việt Nam năm 2029 là 104,5 triệu người, năm 2039 là 110,8 triệu người và đến năm 2069 là 116,9 triệu người.

Trong 5 năm đầu của thời kỳ dự báo, [2019-2024] tỷ lệ tăng dân số hàng năm của nước ta là 0,93%. Trong tương lai, dự báo tỷ lệ tăng dân số sẽ tiếp tục giảm và đạt trạng thái "dừng" vào cuối thời kỳ dự báo, giai đoạn 2064-2069.

Kết quả này cho thấy, mức sinh của Việt Nam hiện nay duy trì quanh mức sinh thay thế sẽ tác động làm giảm tốc độ tăng dân số trong tương lai. Theo đó, dự báo tốc độ tăng dân số trong vòng 10 năm tới sẽ thấp hơn 1%/năm.

Với thực trạng về mức sinh, cơ cấu dân số cũng như tỷ số giới tính khi sinh cao như hiện nay [111,5 bé trai/100 bé gái], cơ cấu dân số trong tương lai sẽ có sự thay đổi theo hướng dân số "già" và thiếu hụt nam giới ở một số nhóm tuổi. Điều này sẽ tác động lớn đến nguồn lực lao động cũng như các vấn đề xã hội mới nảy sinh.

Điều chỉnh mức sinh - Đảm bảo nhân lực tương lai

Điều chỉnh mức sinh hợp lí sẽ đảm bảo cho nguồn nhân lực trong tương lai

Gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đầu tư cho an sinh xã hội, khó cải thiện đời sống nhân dân, hạn chế điều kiện phát triển văn hóa, thể lực của giống nòi. Nhưng nếu để mức sinh quá thấp và duy trì trong một thời gian dài sẽ dẫn đến ít trẻ em được sinh ra, dân số già hóa nhanh..., sẽ gây suy giảm dân số, thiếu hụt nguồn lực lao động nghiêm trọng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Nói chung, mức sinh tăng hay thấp đều ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là cần duy trì mức sinh thay thế, giữ vững mức sinh đồng đều giữa các vùng, khu vực và không để mức sinh xuống thấp; nhất là ở các tỉnh, thành phố đang có mức sinh thấp.

Để giải quyết tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, miền, bảo đảm giữ vững mức sinh thay thế hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030". Quyết định đã đưa ra mục tiêu cụ thể: tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp; giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế. Như vậy, đối với địa phương có mức sinh cao, cần tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện các dịch vụ KHHGĐ. Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh con ít. Từng bước ban hành, thực hiện chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng... Quyết định cũng đưa ra các yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động cần ưu tiên thực hiện đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ ba trở lên; sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Giao chính quyền các địa phương nghiên cứu, ban hành hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình cho các cặp vợ chồng sinh đủ hai con...

Con người là động lực và mục tiêu của sự phát triển trong xã hội hiện đại. Sự bất ổn về cơ cấu dân số [tuổi, giới tính...] sẽ gây ra hệ lụy lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu phát triển quốc gia.

Nếu Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đón nhận một xã hội nhiều người già và sẽ phải nhập khẩu lao động. Vì vậy điều chỉnh mức sinh hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để tránh thiếu hụt lao động trong tương lai.

Duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm mức sinh hợp lý giữa các vùng, miền để trong tương lai, Việt Nam sẽ có được một quy mô dân số phù hợp diện tích lãnh thổ, bảo đảm cân đối, hài hòa giữa các độ tuổi. Việc duy trì tương đối ổn định tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động sẽ kéo dài cơ cấu "dân số vàng"; làm chậm lại thời gian chuyển đổi sang giai đoạn "già hóa dân số", cải thiện chất lượng dân số, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước...

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn /dansobp.gov.vn là vi phạm bản quyền

Việt Nam đạt mức sinh thay thế năm bao nhiêu?

Trải qua gần 60 năm thực hiện chính sách kiểm soát mức sinh với chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là hướng tới mục tiêu giảm sinh, Việt Nam đã thành công, đạt mức sinh thay thế vào năm 2005 [2,1 con/phụ nữ] và duy trì cho đến hiện nay.

Mức sinh thấp là bao nhiêu?

Các tỉnh mức sinh thấp có quy mô dân số gần 38 triệu người [chiếm gần 40% dân số cả nước]. Theo bà Hương, điều này sẽ “tác động rất lớn đến sự phát triển bền vững”. "Các chuyên gia cho rằng nếu mức sinh về dưới 1,3 con thì hầu như không có khả năng hồi phục về mức sinh thay thế", ông Mai Trung Sơn cảnh báo.

Tổng tỷ suất sinh là gì?

Tổng tỷ suất sinh [TFR] là số con đã sinh ra sống tính bình quân trên một phụ nữ [hoặc một nhóm phụ nữ] trong suốt thời kỳ sinh đẻ nếu người phụ nữ [hoặc nhóm phụ nữ] đó tuân theo các tỷ suất sinh đặc trưng của một năm đã cho trong suốt thời kỳ sinh đẻ [nói cách khác là nếu người phụ nữ kinh qua các tỷ suất sinh đặc ...

Thế nào là mức sinh?

  1. Mức sinh đề cập đến số trẻ em sinh ra còn sống và thường được tính theo số phụ nữ, vì nữ giới là người trực tiếp sinh con. Khả năng sinh đẻ : là đề cập đến khả năng sinh lý của người phụ nữ, nam giới hay cặp vợ chồng về sinh đẻ.

Chủ Đề