Một số loại thuốc thường dùng để phòng trừ bệnh cho tôm cá

Cách sử dụng thuốc, hóa chất trong ao nuôi thủy sản 

 Trong nuôi thủy sản, việc sử dụng thuốc, hóa chất để xử lý, cải tạo môi trường ao nuôi, bể nuôi là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong nuôi thâm canh. Đặc biệt, đối với thâm canh hóa đang là xu hướng trong nghề nuôi thủy sản hiện đại, mật độ nuôi không ngừng được nâng cao, kéo theo dịch bệnh ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp, do đó, việc lạm dụng các loại thuốc, hóa chất tùy tiện trong nuôi trồng thủy sản đang dẫn đến nhiều hệ lụy, không những gây tốn kém chi phí mà còn khiến người nuôi thua lỗ, nguy hiểm hơn chính là vấn đề mất an toàn thực phẩm gây hại đến sức khỏe con người.

 Điều kiện của những hộ nuôi rất khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nuôi, hệ thống hay loại hình nuôi, các thiết bị dùng để nuôi, chất lượng nước và địa điểm nuôi, vì thế các phương pháp áp dụng trong việc sử dụng thuốc, hóa chất cần phải được điều chỉnh phù hợp, nhưng nhìn chung khi xử lý cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định:

- Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, vì khi xác định chính xác tác nhân gây bệnh sẽ giúp cho việc điều trị được hiệu quả, ít tốn kém chi phí và thời gian. Tuy nhiên, nếu người nuôi không đủ khả năng xác định nguyên nhân cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, tránh việc chẩn đoán sai dẫn đến điều trị không đạt kết quả

- Quyết định áp dụng điều trị thông thường sẽ bao gồm 2 hình thức: Nếu đã chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh, cần lựa chọn loại hóa chất đặc trị để loại trừ tác nhân đó. Trong trường hợp vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính, bệnh có thể cùng lúc do nhiều tác nhân gây ra, cần tiến hành điều trị triệu chứng và phối hợp nhiều loại hóa chất để loại trừ tất cả tác nhân gây bệnh. Tôm, cá mắc bệnh thường do một số tác nhân chủ yếu bao gồm ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút, nấm… hoặc do các yếu tố môi trường không phù hợp. Tùy theo từng loại tác nhân, sẽ có các loại thuốc, hóa chất đặc trị riêng biệt.

Trong quá trình sử dụng thuốc, hóa chất cũng cần lưu ý đến các quy định của nhà nước như không sử dụng các loại hóa chất nằm trong danh mục cấm sử dụng, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc hết hạn sử dụng. Ví dụ, Green Malachite [Xanh Malachite] là loại hóa chất sử dụng để diệt ký sinh trùng, nấm cho động vật thủy sản, tuy nhiên loại hóa chất này nằm trong danh mục cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh của Bộ NN-PTNT vì có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy người nuôi tuyệt đối không được sử dụng.

- Sau quá trình điều trị cần có những đánh giá về tình trạng sức khỏe của tôm, cá và khả năng tác dụng của hóa chất. Tùy theo điều kiện nuôi, đối tượng nuôi mà khả năng tác dụng của các loại hóa chất cũng khác nhau, vì vậy cần có những đánh giá về tính hiệu quả để tích lũy kinh nghiệm cho những lần điều trị tiếp theo.

- Đối với người nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm, mới sử dụng thuốc lần đầu nên thử điều trị với liều lượng thấp trong diện tích nhỏ trước khi tiến hành điều trị toàn bộ. Điều này nhằm làm giảm đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra do việc tính nhầm liều lượng sử dụng.

Để đạt hiệu quả mong muốn khi sử dụng thuốc và hóa chất, có 4 phương pháp sau:

- Tắm: Dùng thuốc hoặc hóa chất tắm cho vật nuôi với thời gian và liều lượng nhất định [thường là liều lượng tương đối cao]. Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong trại sản xuất giống hoặc nuôi lồng bè.

- Ngâm: Thuốc và hóa chất được dùng với nồng độ thấp, thời gian xử lý kéo dài. Phương pháp này thường áp dụng cho các ao, đầm nuôi với diện tích lớn. Để giảm lượng hóa chất sử dụng, cần hạ thấp mực nước trong ao, đầm. Cần đảm bảo sục khí đầy đủ và nguồn nước cấp dự phòng khi cần thiết.

- Trộn vào thức ăn: Dùng thuốc, hóa chất trộn vào thức ăn, đây là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể đối tượng nuôi sẽ bỏ ăn hoặc kém ăn nên kết quả điều trị không như mong muốn. Khi sử dụng phương pháp này, cần bao ngoài thức ăn bằng dầu để thuốc và hóa chất không bị mất đi hoặc bị hòa tan trong môi trường nước.

Lưu ý: Thuốc và hóa chất được trộn đều với thức ăn, tuy nhiên có nhiều loại thuốc hoặc hóa chất có đặc tính kém tan trong nước, do vậy, người sử dụng cần thận trọng.

- Tiêm: Phương pháp này ít được áp dụng trong phòng và trị bệnh cho vật nuôi thủy sản. Chỉ áp dụng đối với một số ít loài cá như tiêm văcxin...

Đặc biệt, khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản sử dụng các loại thuốc, hóa chất xử lý nước đúng theo hướng dẫn, tránh tình trạng sử dụng quá liều lượng gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và môi trường ao nuôi.

Đoàn Loan

                                                                                                   Trung tâm Giống thủy sản

Từ hình 85, em hãy ghi vào vở bài tập một số loại thuôc, hóa chất thường dùng để phòng và trị bệnh cho tôm, cá vào ba nhóm sau:

Đề bài

Từ hình 85, em hãy ghi vào vở bài tập một số loại thuôc, hóa chất thường dùng để phòng và trị bệnh cho tôm, cá vào ba nhóm sau:

- Hóa chất.

- Thuốc tân dược.

- Thuốc thảo mộc.

Lời giải chi tiết

- Hóa chất: vôi, thuốc tím.

- Thuốc tân dược: Sulfamit, Ampicilin.

- Thuốc thảo mộc: cây thuốc cá, tỏi, lá xoan.

HocTot.Nam.Name.Vn

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thuỷ sản [ tôm, cá] giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

  • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

[trang 146 sgk Công nghệ 7]: Nhìn hình 84, em hãy cho biết, để kiểm tra sự tăng trưởng của cá [hoặc tôm] cần phải tiến hành như thế nào?

Trả lời:

– Kiểm tra chiều dài: Lấy thước đo chiều di từ phần đầu đến cuối cùng của đuôi.

– Kiểm tra khối lượng của tôm, cá: Bắt cá và tôm để cân lấy khối lượng.

[trang 147 sgk Công nghệ 7]: Em cho biết vì sao đối với tôm cá phải dùng thuốc phòng trước mùa thường phát sinh bệnh?

Trả lời:

Vì khi tôm, cá bị bệnh việc chữa trị là rất khó khăn và tốn kém nên ta cần phòng bằng cách cho dùng thuốc trước mùa phát sinh bệnh.

[trang 148 sgk Công nghệ 7]: Từ hình 85, em hãy ghi vào vở bài tập một số loại thuôc, hóa chất thường dùng để phòng và trị bệnh cho tôm, cá vào ba nhóm sau:

– Hóa chất.

– Thuốc tân dược.

– Thuốc thảo mộc.

Trả lời:

– Hóa chất: vôi, thuốc tím.

– Thuốc tân dược: Sulfamit, Ampicilin.

– Thuốc thảo mộc: cây thuốc cá, tỏi, lá xoan.

Lời giải:

– Thời gian cho ăn: Khi trời mát tốt nhất là vào buổi sáng từ 7-8 giờ. Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào mùa xuân và các tháng từ 8 – 11.

– Cách cho ăn: Cần phải cho ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn, của từng loại tôm cá. Cho ăn lượng ít và nhiều lần để tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường.

Lời giải:

– Kiểm tra ao nuôi tôm cá:

       + Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm cá.

       + Kiểm trả đăng, cống vào mùa lũ.

       + Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của cá tôm vào buổi sáng.

       + Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào buối sáng lúc nhiệt độ lên cao.

– Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm cá.

Lời giải:

Muốn phòng bệnh cho tôm, cá ta có những biện pháp sau:

– Thiết kế ao nuôi hợp lý, có hệ thống cấp, thoát nước tốt.

– Trước khi thả tôm cá cần phải tẩy, dọn ao bằng vôi bột.

– Cho tôm cá ăn đầy đủ để tăng sức đề kháng.

– Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình hình hoạt động của cá để xử lý kip thời.

– Dùng thuốc phòng chữa mùa tôm, cá dễ mắc bệnh để hạn chế để phòng ngừa bệnh phát sinh.

Lời giải:

– Cây thuốc cá: Dùng cây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao, đầm nuôi tôm: lấy rễ cây đập giập nát để ra chất nhựa trắng, sau đó đem ngâm nước, lấy nước đó té đều xuống ao, hoặc ngâm xuống ao với liều lượng 3 – 5kg rễ tươi/1.000m2 ao ở mức nước 15-20cm.

– Cây thầu dầu tía: Lá thầu dầu có chất đắng, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ cho cá rất hiệu quả: lấy lá thầu dầu bó thành từng bó ngâm xuống ao với lượng 250-300kg lá thầu dầu/ha ao, với mức nước sâu 1,5-2m.

– Cây tỏi: Tỏi được dùng chữa bệnh đường ruột cho cá nuôi. Khi dùng cần nghiền nát củ tỏi, trộn lẫn với thức ăn tinh cho cá ăn, liều lượng 0,5-1,5kg tỏi, trộn với thức ăn/100kg cá, cho cá ăn liên tục 6 ngày.

Video liên quan

Chủ Đề