Mô hình tính cách con người

Mô hình 5 tính cách [Big Five Personality]: Công cụ hiệu quả để tuyển dụng nhân tài

Jobstack | Aug 15, 2021
Share

Share

Email
Facebook
LinkedIn
Telegram
Twitter
Viber
WhatsApp
//jobstack.vn/blog/mo-hinh-5-tinh-cach-big-five-personality-cong-cu-hieu-qua-de-tuyen-dung-nhan-taiCopy

Đã bao giờ nhân viên bạn tuyển dụng không đạt được thành tích công việc như mong đợi, dù họ có những kỹ năng cần thiết cho vị trí đó? Tính cách con người chiếm một vai trò quan trọng trong việc xác định vị trí công việc phù hợp. Mô hình Big Five [mô hình tính cách 5 yếu tố] chính là công cụ hiệu quả giúp bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về tính cách con người, từ đó có những định hướng nghề nghiệp cũng như tuyển dụng phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng JobStack Vietnam tìm hiểu thêm về mô hình này nhé.

1. Vài nét về Big Five Personality test [Mô hình tính cách 5 yếu tố]

Big Five [hay còn gọi là Five Factor Model, Big Five Dimensions,...] là Mô hình tính cách 5 yếu tố. Đây được xem là một trong những thang đo tính cách đơn giản và dễ sử dụng nhất hiện nay.

Về mặt lý thuyết, Big Five được phát triển dựa trên năm mặt tính cách đặc trưng của con người. Do sự đa dạng và biến đổi không ngừng, tính cách thường khó để đo lường hơn so với những yếu tố khác như chiều cao hay cân nặng. Chính vì thế, các nhà khoa học đã tổng kết các đặc điểm tính cách khác nhau của con người và phân loại chúng thành 5 mặt tính cách chính. Chúng bao gồm: Openness to experience - sẵn sàng trải nghiệm, Conscientiousness - tận tâm, Extraversion - hướng ngoại, Agreeableness - dễ chịu và Neuroticism - tâm lý bất ổn. Ghép lại, ta có cụm từ viết tắt O.C.E.A.N [Đại dương]

>> Xem thêm:Sự khác biệt văn hoá Những rào cản vô hình đang tồn tại trong khả năng giao tiếp của công ty đa quốc gia [Phần 1]

Mô hình tính cách Big Five là kết quả từ công cuộc nghiên cứu của rất nhiều nhà tâm lý học khác nhau. Vào năm 1936, Alport và Odbert là những người đầu tiên đã thành lập danh sách gồm 4,500 từ miêu tả tính cách của con người. Theo thời gian, danh sách này dần được rút gọn xuống còn 5 tính cách đặc trưng như trên và Lewis Goldberg [một nhà nghiên cứu tại Học viện nghiên cứu của Oregon] đã đặt tên cho mô hình là The Big Five.

Mô hình tính cách 5 yếu tố không chỉ được sử dụng trong việc nghiên cứu tâm lý, mà còn được sử dụng trong việc định hướng nghề nghiệp và việc tuyển chọn nhân sự bởi các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp.

2. Năm mặt tính cách của mô hình Big Five

  • Openness to experience

Đây là mặt tính cách thể hiện tính thích phiêu lưu, thích trải nghiệm của con người. Nó phản ánh mức độ hiếu kỳ của một người với thế giới xung quanh cũng như tính sáng tạo của họ.

>> Xem thêm:OKR là gì? Lịch sử hình thành của phương pháp quản trị vĩ đại

Những người đạt điểm cao ở mặt tính cách này thường là những người thích thử thách những điều mới mẻ, độc đáo. Họ luôn tò mò về thế giới xung quanh và không ngừng thách thức những suy nghĩ và cảm xúc của mình cũng như của thế giới xung quanh. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy những người đạt điểm cao ở mục này thường là những người có trí thông minh kết tinh, có khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng của mình vào việc giải quyết vấn đề.

Ngược lại, những người đạt điểm thấp ở mặt tính cách này thường rất thực tế. Họ làm việc một cách rất truyền thống và dựa trên những dữ liệu. Họ cảm thấy thoải mái với những môi trường quen thuộc và gặp khó khăn để thích ứng với những điều mới lạ. Đôi khi họ có thể trông cứng nhắc và có phần quyết đoán.

  • Conscientiousness

Đây là mặt tính cách thể hiện sự chu đáo, đáng tin cậy và có trách nhiệm với công việc. Những người đạt điểm cao ở mặt này thường làm mọi việc một cách cẩn thận theo kế hoạch và có mong muốn hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất. Họ cũng thường là những người có tính kỷ luật cao và theo đuổi sự hoàn hảo.

Những người đạt điểm thấp ở mặt tính cách này thường có phần cởi mở hơn và chấp nhận nguy cơ rủi ro cao. Đồng thời, họ thích làm mọi thứ theo ý mình chứ không muốn theo một trật tự nào cả và vì vậy, họ thường không đáng tin cậy.

>> Xem thêm:Bạn đang "đau đầu" vì nhân viên nhảy việc? Đừng lo, đã có cách giải quyết

  • Extraversion

Đây là mặt tính cách miêu tả mức độ hướng ngoại của một người. Những người có tính hướng ngoại cao thường thích sự sôi nổi và năng động. Họ yêu thích những bữa tiệc và những loại hoạt động khác nhau chính là nguồn năng lượng của họ. Họ thường rất tự tin và luôn tràn đầy năng lượng trong cuộc sống hằng ngày.

Ngược lại, những người hướng nội thường ít hòa mình hơn với xã hội và tìm kiếm nguồn năng lượng bằng việc ở một mình. Họ thích suy ngẫm về những vấn đề bên trong và thường kín đáo hơn người hướng ngoại khi giao tiếp xã hội.

>> Xem thêm:Cần cân nhắc những gì khi tăng lương cho nhân viên? Quy trình tăng lương hiệu quả

  • Agreeableness

Đặc điểm của mặt tính cách này chính là biết cảm thông, quan tâm và tốt bụng. Họ là những người dễ chịu với lối sống hài hòa, đặt dĩ hòa vi quý lên là nguyên tắc hàng đầu của mình. Chính vì vậy, những người xung quanh sẽ thấy họ là những người thân thiện và hòa đồng, cũng như dễ dàng hợp tác khi làm việc nhóm.

Ngược lại, những người có điểm số thấp ở mặt tính cách này thường có tính cạnh tranh cao và không quan tâm đến ý kiến của người khác, dễ khiến người khác bị tổn thương bởi sự vô ý của họ.

>> Xem thêm:Phân biệt giữa KPI và OKR Đâu là phương pháp quản lý hiệu quả?

  • Neuroticism:

Đây là mặt tính cách thể hiện sự nhạy cảm của tâm lý con người. Những người đạt điểm số cao ở mặt này thường có mức độ nhạy cảm cao hơn với những cảm xúc tiêu cực [tức giận, u uất, buồn bã, căng thẳng,...] Họ thường lo lắng thái quá về những vấn đề dù chỉ nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày và gặp khó khăn trong việc kìm nén cảm xúc của bản thân.

Ngược lại, những người có điểm số thấp ở nét tính cách này thường là những người có tâm lý vững vàng và ổn định. Họ có khả năng chịu áp lực cao và kiểm soát được cảm xúc của mình. Chính vì vậy, họ sẽ có đủ bình tĩnh để ứng phó với những tình huống bất ngờ và không dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài.

>> Xem thêm:Những lưu ý khi xây dựng OKRs và bài học xương máu của John Doerr trong quá trình triển khai OKRs tại Intel

3. Tính ứng dụng của Big Five

Phần lớn chúng ta đều đã rất quen thuộc với một bài kiểm tra tính cách trắc nghiệm khác là MBTI. Tuy nhiên, với các nhà nghiên cứu tâm lý, Big Five lại được xem là thang đo chính xác hơn. Khác với MBTI, thang đo phân loại bằng cách dán nhãn tính cách con người, mô hình Big Five tập trung vào việc chấm điểm [phần trăm] tính cách. Với mô hình này, mỗi tính cách được xem là một quang phổ: có người nghiêng về hướng nội nhiều hơn, có người lại nghiêng về hướng ngoại. Như vậy, mỗi người đều có đầy đủ năm mặt tính cách của Big Five với những mức độ cao thấp khác nhau. Chính vì lẽ đó, mô hình Big Five đã được sử dụng ở nhiều nước và nhiều nền văn hóa khác nhau, cũng như có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực.

>> Xem thêm:Phỏng vấn hành vi - Những bí mật mà ứng viên hay HR đều phải biết! [Phần 1]

Vậy thì việc sử dụng mô hình Big Five có thể giúp gì cho việc định hướng nghề nghiệp và tuyển dụng nhân sự? Như chúng ta đều biết, tính cách của một người có thể tác động rất lớn đến hiệu suất làm việc cũng như mức độ thành công của họ với nghề nghiệp mà họ lựa chọn.

Đối với những ai đang trên con đường tìm kiếm một ngành nghề thích hợp với bản thân, thì mô hình Big Five có thể giúp bạn xác định được định hướng tương lai hoặc vị trí công việc hiện tại có phù hợp với bạn hay không. Giá sử như bạn là một người nghiêng nhiều hơn về phần extrovert, thì bạn sẽ yêu thích những công việc có chiều rộng: được tiếp xúc và gặp gỡ với nhiều người, được tham gia những sự kiện lớn. Nhưng nếu công việc hiện tại của bạn chỉ tập trung ngồi sau màn hình máy tính, bạn có thể cảm thấy bị áp lực và nhanh chóng chán nó. Đây là lúc bạn nên cân nhắc lựa chọn những vị trí công việc mới để bạn có thể thể hiện năng lực thật sự của mình.

>> Xem thêm:Xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Netflix - Hành trình kết nối những 'dấu chấm'

Đối với việc tuyển dụng, mô hình Big Five sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể lựa chọn được ứng viên phù hợp với những yêu cầu của công việc cũng như có thể hòa nhập được với văn hóa công ty.

Trong 5 yếu tố, Conscientiousness [sự tận tâm] là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá năng lực ứng viên. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy những người đạt số điểm cao ở mặt tính cách này thường có hiệu suất làm việc cao và hiệu quả hơn những người có điểm số thấp. Tương tự như vậy, agreeableness [tính dễ chịu] và neuroticism [bất ổn tâm lý] cũng có thể giúp dự đoán một người có thể hợp tác tốt khi làm việc nhóm hay không. Và nét tính cách extraversion có thể giúp dự đoán kỹ năng lãnh đạo và một người nghiêng về hướng ngoại sẽ thành công hơn ở những vị trí làm về sales và quản lý.

Đầu tiên, nhà tuyển dụng cần xác định những yêu cầu ở vị trí công việc mà mình đang đăng tuyển. Sau đó, mô hình Big Five có thể được sử dụng như một framework để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên. Không những vậy, mô hình Big Five còn có thể giúp nhân viên và quản lý của mình hiểu rõ hơn về vai trò và vị trí của nhau, giúp mọi người có thể hợp tác để làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời, mô hình Big Five giúp nhân viên hiểu rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và có sự thay đổi để phát triển hơn trong công việc.

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng không nên sử dụng mô hình Big Five để đưa ra quyết định cuối cùng. Nhà tuyển dụng nên kết hợp công cụ này với việc phân tích dữ liệu để có thể xây dựng nên một framework đánh giá phù hợp cho quá trình tuyển dụng tại doanh nghiệp của mình.

>> Xem thêm:Skill Matrix là gì? Công cụ quản lý năng lực của nhân viên hiệu quả

Như vậy, với bài kiểm tra trắc nghiệm tính cách dựa trên mô hình Big Five, nhà tuyển dụng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong quá trình tìm kiếm ứng viên của mình. Đồng thời, với những bạn trẻ còn đang trên con đường lựa chọn nghề nghiệp, thì đây cũng chính là một công cụ hữu ích giúp bạn khám phá và hiểu thêm chính mình.

Back to blog page
Share

Share

Email
Facebook
LinkedIn
Telegram
Twitter
Viber
WhatsApp
//jobstack.vn/blog/mo-hinh-5-tinh-cach-big-five-personality-cong-cu-hieu-qua-de-tuyen-dung-nhan-taiCopy

Video liên quan

Chủ Đề