Mẹo chữa hết lấc

Nấc cụt là một hiện tượng co thắt cơ hoành đột ngột, không tự chủ. Khi cơ này co thắt, dây thanh âm đóng lại, tạo ra tiếng nấc cụt. Thường không có lý do rõ ràng khiến bạn bị nấc cụt, nhưng một số điều nhất định có thể gây ra chứng nấc cụt, chẳng hạn như: ăn quá nhanh, ăn hoặc uống quá nhiều [đặc biệt là thức ăn cay và đồ uống có ga hoặc rượu], hít thở khói độc, thay đổi nhiệt độ đột ngột, sợ hãi hoặc phấn khích, căng thẳng,…

Hầu hết các trường hợp nấc cụt đều tự khỏi trong thời gian ngắn và hiếm khi phải cấp cứu y tế. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ hoặc nếu tình trạng này tái lại thường xuyên, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và ngủ của bạn. Ngoài ra, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu nấc cụt đi kèm với đau bụng, sốt, khó thở, nôn mửa, hoặc ho ra máu.

Các biện pháp chữa nấc cụt tại nhà

Nên:

- Hít thở vào một túi giấy kín

- Kéo đầu gối của bạn lên trước ngực và nghiêng người về phía trước

- Uống nước đá lạnh hoặc ngậm một viên đá lạnh

- Nuốt từ từ một ít đường cát

- Lè lưỡi hết cỡ

- Ngậm một lát chanh thêm một chút muối hoặc nếm giấm

- Nín thở trong một thời gian ngắn

- Xoa bóp lòng bàn tay [sử dụng ngón tay cái của một tay để ấn vào lòng bàn tay còn lại]

- Đánh lạc hướng bản thân bằng một thứ gì đó hấp dẫn

Không nên:

- Uống đồ uống có cồn, có ga hoặc nóng

- Nhai kẹo cao su hoặc hút thuốc - những thứ này có thể khiến bạn nuốt phải không khí

- Ăn đồ ăn cay

- Ăn và uống quá nhiều và ăn quá nhanh

- Ăn hoặc uống một thứ gì đó quá lạnh ngay sau khi ăn một thứ gì đó nóng./.

Nấc là hiện tượng sinh lý bình thường. Cơ chế gây ra nấc là do có sự kích thích lên cung phản xạ não - thần kinh hoành hoặc thần kinh hoành - cơ hoành. Một cơn nấc thường kéo dài trung bình từ 5 đến 10 phút nhưng cũng có thể kéo dài đến vài giờ hoặc thậm chí đến vài ngày, đã có ghi nhận trong sách kỉ lục Guiness, cơn nấc kéo dài 68 năm của Charles Osborne [1894-1991]. Tần số nấc thay đổi tùy từng người trung bình từ 2 đến 60 lần/ phút.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc

  • Dạ dày bị giãn căng: Sau khi ăn no, uống các loại nước có gas làm dạ dày bị giãn căng nhanh chóng tạo ra những cơn nấc ngắn, kéo dài không quá 48 giờ.
  • Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi đột ngột tạo ra cơn nấc. Cơ chế gây ra nấc do nhiệt độ vẫn chưa rõ ràng.
  • Căng thẳng: Cũng như sự thay đổi nhiệt độ, vẫn chưa tìm được mối liên quan giữa căng thẳng và cơn nấc cụt.
  • Phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật ở vùng ngực và bụng. Dây thần kinh phế vị, thần kinh hoành bị kích thích tạo ra nấc.

Vì không ảnh hưởng tới sức khỏe nên nấc cụt không cần điều trị nhưng nó lại mang đến cảm giác khó chịu, không thoải mái. Có nhiều cách chữa nấc bằng các vật dụng thông thường, phổ biến có sẵn tại nhà bạn.

Đây là mẹo dân gian được các bà các mẹ thực hiện khi con cháu mình bị nấc cụt. Cơ chế là khi các hạt đường kích thích vào niêm mạc họng thực quản khiến các dây thần kinh tự thiết lập lại phản xạ, cơ hoành không còn co thắt liên tục và không tạo ra nấc.

Nếu bị nấc trong mùa hè, bạn có thể lấy ngày một viên đá nhỏ trong tủ lạnh để chữa cơn nấc của mình. Bạn ngậm trong miệng hoặc nhờ người bất ngờ xoa đá lên mặt giúp bạn ngừng nấc dễ dàng hơn. Nếu bạn cảm thấy quá lạnh khi bị đá chà lên thì lấy lớp vải mỏng bọc qua và chà lên mặt.

Bạn uống từng ngụm nước hoặc dùng ống hút cũng có tác dụng làm ngừng cơn nấc.

Bạn hít sâu và giữ hơi thở càng lâu càng tốt ít nhất là giữ được 10 giây, sau đó bạn thở ra bằng miệng nhẹ nhàng, làm lại nhiều lần cho đến khi ngừng nấc. Khi bạn thở sâu làm cho cơ hoành bị căng cứng và ngăn không cho cơ co lại. Đây là cách chữa nấc khá hiệu quả.

Khi uống mật ong, mật ong sẽ tạo các xung động được dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não đến dạ dày không qua cơ hoành khiến cơ hoành không bị co cơ liên tục.

Mật ong có thể làm ngưng các cơn nấc cụt

Khi bịt hai tai, bạn đã kích thích các nhánh của dây thần kinh phế vị tạo cung phản xạ mới từ đó làm ngừng cơn nấc. Cách làm: Bạn bịt tai trong vòng 5 phút, xoa tay đều nhịp nhàng, tránh ấn mạnh gây đau tai.

Dù sợ hãi là nguyên nhân gây nấc nhưng chính bản thân nó là cách giúp hết nấc. Cách này đã được nhiều người áp dụng và cho kết quả rất tốt.

Dùng hai ngón tay ép mạnh vào động mạch cảnh hai bên gây ức chế lên dây thần kinh quặt ngược từ đó làm giảm kích thích co cơ hoành.Đây là những cách giúp bạn trả lời câu hỏi “Làm sao cho hết nấc cụt?”. Nhờ vậy, bạn đã loại bỏ được sự khó chịu không mong muốn. Nếu cơn nấc kéo dài quá 48 giờ hoặc hay tái phát thì đây là triệu chứng của bệnh, bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM:

Chắc hẳn ai cũng đã từng bị nấc và cảm thấy rất khó chịu vì triệu chứng này? Chúng thường đến và đi bất thường, nhưng bạn có biết, một người Mỹ tên là Charles Osborne [bang Lowa] đã bắt đầu bị nấc cụt từ năm 1992 và cứ thế tiếp tục đến năm 1997? Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn chia tay ngay và luôn triệu chứng khó ưa này, cùng kiểm chứng thử khi có “dịp” nhé.

Thở - Dễ thực hiện mọi lúc mọi nơi và hiệu quả gần như ngay tức thì khoảng 95%

Đơn giản chỉ là bạn hãy thở ra thật dài, sau đó chịu khó nín thở một lúc, sẽ hơi khó chịu nhưng cách này có thể chặn đứt cơn nấc cục của bạn ngay lập tức đấy.

Dễ thực hiện mọi lúc mọi nơi

Ngậm đường cát

Một phương pháp khác cũng đơn giản và hiệu quả không kém đó là nuốt một thìa đường cát.Vị ngọt của đường có tác dụng lấy lại bình tĩnh, khống chế phản ứng dây thần kinh hoành, giúp bạn dừng nấc nhanh chóng. Việc này thường chặn đứng chứng nấc cụt chỉ trong một vài giây.

Một thìa đường cát tác dụng cũng không kém

Nhét tai

Dùng hai ngón tay trỏ của nhét chặt vào hai lỗ tai chừng nửa phút, sau đó uống vài ngụm nước lạnh. Hành động này kích thích hệ thần kinh và làm hết nấc cục. Cách làm này khá hiệu quả nhưng việc ấn tay phải hết sức nhẹ nhàng và không được đặt quá sâu vào trong tai.

Hoảng sợ đột ngột

Nhờ một ai đó đột ngột làm bạn hoảng sợ. Khi đột nhiên sợ hãi hoặc quá bất ngờ về điều gì, bạn có xu hướng để không khí tắc lại trong họng. Đây chính là lý do tại sao nó giúp bạn hết nấc. Tuy nhiên, điều quan trọng là người khác phải biết giúp bạn đúng lúc để bạn không biết và hết nấc một cách tự nhiên. Cách này chúng ta thường hay áp dụng với trẻ em.

Làm bé sợ đột ngột sẽ giúp bé hết nấc

Áp, ngậm đá lạnh

Ngậm 1 viên đá lạnh hoặc áp hai viên đá lạnh vào hai bên hầu. Chỉ cần hơn một phút, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả, sự co giật sẽ biến mất.

Áp hay ngậm đá lạnh cũng là một cách

Bên cạnh đó, việc ăn quá nhanh, ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nấc. Để khắc phục tình trạng nấc do hoạt động của dây thần kinh phế vị bị dừng lại, nên nhai thật kỹ thức ăn và nuốt từ từ để làm giảm lượng khí đi vào dạ dày.

Nếu cơn nấc xuất hiện thường xuyên hoặc kéo dài, bạn nên đi khám, vì đôi khi nấc là nấu hiệu của bệnh lý nào đó dẫn đến kích thích cơ hoành, chẳng hạn như bệnh màng phổi, viêm phổi, viêm gan, rối loạn dạ dày – thực quản… Bạn còn mẹo hay nào ngắt cơn nấc nhanh nữa không? Hãy chia sẻ cùng DienmayXANH.com nhé.

DienmayXANH.com

Video liên quan

Chủ Đề