Mẹ vắng nhà ngày bão cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hái dòng thơ cuối

Mấy ngày mẹ về quê

Là mấy ngày bão nổi

Con đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một

Ba bố con nằm chung

Vẫn thấy trống phía trong

Nằm ấm mà thao thức.

Nghĩ giờ này ở quê

Mẹ cũng không ngủ được

Thương bố con vụng về

Củi mùn thì lại ướt

Nhưng chị vẫn hái lá

Cho thỏ mẹ, thỏ con

Em thì chăn đàn ngan

Sáng lại chiều no bữa 

Bố đội nón đi chợ

Mua cá về nấu chua…

Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại.

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.

[Đặng Hiển]

Cách đọc

Đọc chậm rãi, giọng đọc tình cảm, nhẹ nhàng, tha thiết. Chú ý ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ, chú ý ngắt nhịp ở những chỗ sử dụng dấu câu. Khổ cuối đọc với giọng vui tươi, tràn ngập hạnh phúc vì cả gia đình được vui vầy, đoàn tụ.

Gợi ý cảm thụ

Bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của nhà giáo – nhà thơ Đặng Hiển được in lần đầu ở tạp chí Văn nghệ Hà Tây năm 1980, được đưa vào Tuyển tập thơ thiếu nhi. Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học trong nhiều năm.

Khổ 1 : Tình huống mẹ vắng nhà ngày bão

Tác giả kể lại sự việc đã diễn ra như một thước phim về cảnh mưa bão kéo dài và mẹ phải đội mưa suốt dọc đường về quê. Từ chỉ số lượng “mấy” cho thấy mẹ về quê không phải chỉ một ngày mà là mấy ngày. Nỗi nhớ mẹ vì thế nhiều lên, sự trống trải dường như cũng theo đó mà nhân lên.

Khổ 2, 3, 4 : Cảnh bố con ở nhà trong những ngày mưa bão

Nếu khổ 1 nói về hình ảnh mẹ trên con đường về quê thì khổ 2 lại là hình ảnh bố con nằm ngủ trong đêm mưa bão, trong một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ, nghèo nhưng thanh sạch mà yên ấm, hạnh phúc. Nhà dột đến mức “hai chiếc giường ướt một”, ba bố con “nằm ấm mà thao thức” vì nhớ mẹ. Cả nhà luôn không lúc nào thiếu vắng một ai, giờ mẹ về quê, căn nhà vắng mẹ, lại là những ngày mưa bão, nên dù thế nào, vẫn thật trống trải. Ba bố con nằm một giường mà “vẫn thấy trống phía trong” chỗ mẹ vẫn nằm vì thiếu hình bóng của mẹ. Ngôi nhà vắng đi tiếng cười của mẹ, bóng dáng thân yêu của mẹ, dù chỉ là một ngày cũng làm cả nhà trống vắng, ngẩn ngơ, nữa là những ngày mưa bão.

Nhưng đâu phải chỉ có bố con nghĩ đến mẹ, chắc hẳn, mẹ cũng lo cho bố con vì “vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Khi không có mẹ, bữa cơm trong những ngày mưa bão cũng thật lúng túng từ củi lửa, bếp núc đến việc nấu nướng, chế biến món ăn. Am áp và cảm động thay tình cảm gia đình : bố con thao thức, trống trải, nhớ mẹ ; mẹ thương bố con. Khi mẹ đi vắng, nhà cửa sẽ thế nào, cơm cháo liệu có được tươm tất không ? Nhà thơ đã diễn tả thật cảm động và chính xác nỗi thương lo của người chồng dành cho vợ, của người mẹ dành cho các con, của người phụ nữ dành cho tổ ấm nhỏ bé của mình.

Khổ thơ thứ ba nêu tâm trạng của ba bố con hướng về mẹ ở quê xa, hẳn mẹ cũng biết bố con lúng túng như thế nào. Khổ thứ tư bắt đầu với quan hệ từ “nhưng” để khẳng định rằng, dù có lúng túng, ba bố con vẫn ai vào việc nấy, bố đi chợ, chị chăm thỏ, em chăm đàn ngan. Mẹ vắng nhà, ba bố con đêm nằm thao thức nhớ mẹ, nhưng sớm mai tỉnh dậy, mặt trời vẫn mọc, vẫn là những công việc thường ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn, bố con chăm chút nhau, vui vầy, ấm áp trong niềm vui lao động. Những khoảnh khắc thường nhật, công việc thường nhật mà sao chan chứa yêu thương, tin tưởng. Nỗi lo của người mẹ, người vợ ở khổ thơ trên đến đây đã mờ nhạt đi, nhường chỗ cho sự vững vàng, ấm áp, tin cậy khi có một người chồng, người cha đầy trách nhiệm, biết chăm chút con cái, nhà cửa khi người phụ nữ vắng nhà. Hạnh phúc đời thường thật bình dị, thanh cao, đáng để cho con người ta nâng niu, gìn giữ.

Khổ cuối: Mẹ trở về làm cả ngôi nhà toả rạng ánh sáng của niêm vui, niềm hạnh phúc

Cơn bão đến rồi đi, mẹ đi rồi trở về nhà. Hình ảnh đẹp nhất của bài thơ là giây phút mẹ bước về ngôi nhà thân yêu. Hình ảnh so sánh “Mẹ về như nắng mới – Sáng ấm cả gian nhà” là hình ảnh giàu sức gợi, nhiều ý nghĩa. Nắng mới là nắng ấm, tươi sáng, rạng ngời. Mẹ về, cả gian nhà không chỉ sáng mà còn ấm áp, tươi vui lạ thường. Nếu ở đầu bài thơ là cảnh huống mang tâm trạng trống vắng, bâng khuâng vì mẹ vắng nhà và vì bão nên giường ướt, mưa lạnh thì đến đây là cảnh tượng mới mẻ, tràn ngập ánh sáng của niềm vui khi mẹ về. Điều đó chứng tỏ người vợ, người mẹ cũng là người nuôi dưỡng

XEM THÊM BÀI 9: NGƯỜI MẸ – TẠI ĐÂY

Related

Hai chiếc giường ướt mộtBa bố con nằm chungVẫn thấy trống phía trong

Nằm ấm mà thao thức.

Nghĩ giờ này ở quêMẹ cũng không ngủ đượcThương bố con vụng về

Củi mùn thì lại ướt.

Nhưng chị vẫn hái láCho thỏ mẹ, thỏ conEm thì chăm đàn nganSớm lại chiều no bữaBố đội nón đi chợ

Mua cá về nấu chua…

Thế rồi cơn bão quaBầu trời xanh trở lạiMẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Em Luôn Nhẹ Nhàng ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh + Hình Ảnh Bài Thơ Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão

Mẹ vắn nhà ngày bão

Mẹ vắng nhà

Giáo Án Bài Thơ Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão

Giáo Án Bài Thơ Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực đặc thù

a. Phát triển NL ngôn ngữ: – Nghe

– viết đúng đoạn trích bài thơ  Mẹ vắng nhà ngày bão   

– Biết trình bày có thẩm mỹ bài thơ . – Làm đúng bài tập chính tả


b. Phát triển NL văn học:

 – Có ý thức thẩm mỹ khi trình bày bài thơ,

 – cảm nhận ý nghĩa đẹp của bài thơ đã viết.

2. Phát triển năng lực chung và phẩm chất: – NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác. – Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái.

 – Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
  – Máy tính,

  – ti vi.

2. Đối với học sinh  – SGK,  – vở bài tập Tiếng Việt

  – bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. HĐ1: Khởi động, [5 phút]

 a. Mục tiêu:   – Củng cố nề nếp học tập,   – rèn luyện tính cẩn thận,   – kiên nhẫn khi làm BT.

b.Cách tiến hành:

   – GV cho cả lớp hát và vận động bài: Đi nhà trẻ.

   – Giới thiệu bài và ghi mục bài trên bảng: Bài viết 1: Nghe – Viết: Mai con đi nhà trẻ.

 2. HĐ2: Nghe – viết [20 phút]
a. Mục tiêu:    – viết lại chính xác đoạn trích bài thơ Mai con đi nhà trẻ.   – hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ   – chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa

   – lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

 b. Cách tiến hành: GV nêu nhiệm vụ.   – GV đọc trong SGK bài thơ HS cần nghe   – viết: đoạn trích bài thơ 

“Mấy ngày mẹ về quêLà mấy ngày bão nổiCon đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối.  “

yêu cầu cả lớp nhìn SGK, đọc thầm theo.   – GV mời 2 HS đọc lại bài thơ trước lớp.   – GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS nhận xét bài thơ:   – GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.   – GV nhận xét, chốt đáp án, hướng dẫn HS chuẩn bị viết.

   – GV đọc cho HS viết những từ ngữ khó trong bài thơ vào bảng con.

 d. Đọc cho HS viết   – GV yêu cầu HS nghe GV đọc viết đúng bài vào vở.

   – GV theo dõi, uốn nắn, kèm cặp HS viết

 e. Chấm chữa bài   – GV chấm, chữa bài   – GV yêu cầu HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.

   – GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày; yêu cầu cả lớp lắng nghe, tự sửa bài của mình.

 3. Luyện tập theo văn bản đọc.   – Gọi HS đọc lần lượt các yêu cầu sgk   – Cho HS trả lời câu hỏi   – Tuyên dương, nhận xét.   – Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.   – GV sửa cho HS cách diễn đạt.   – Yêu cầu HS viết câu vào bài

   – Nhận xét chung, tuyên dương HS.

 4. Củng cố, dặn dò:   – Hôm nay em học bài gì?   – GV nhận xét giờ học.

   – dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

Thohay.vn Chia Sẽ ✅ Bài Thơ Màu Của Quả ✅ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Video liên quan

Chủ Đề