Máy tính Win 10 không vào được mạng LAN

Như nhiều bạn chưa biết, các máy in ngày nay có thể kết nối với nhiều máy tính một lúc thông qua mạng nội bộ LAN để chia sẻ việc sử dụng với nhiều người. Tuy vậy, có đôi lúc việc chia sẻ này trên Windows 10 không được suôn sẻ, làm cho bạn không tìm thấy hoặc không kết nối được với máy in trong mạng LAN Win 10. Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi này? Hãy cùng GIA TÍN Computer – Công ty chuyên bán Máy in tại Đà Nẵng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách fix lỗi không kết nối được máy in qua mạng LAN Win 10

1. Đảm bảo đã chia sẻ máy in qua mạng LAN đúng cách

Trước khi đi vào sửa lỗi, bạn cần đảm bảo đã tiến hành việc chia sẻ máy in qua mạng LAN đúng cách, chi tiết các bước bạn có thể tham khảo bài Cách share máy in qua mạng LAN Win 10.

Nếu đã thực hiện các bước trên mà vẫn không kết nối được, ta bắt đầu thử những cách sửa lỗi khác.

2. Sử dụng trình sửa lỗi Troubleshoot

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để sửa các lỗi liên quan tới thiết bị ngoại vi chính là trình Troubleshoot.

Bước 1: Đầu tiên bạn bấm tổ hợp phím Windows + I để mở Settings và chọn Update & Security trong cửa sổ chính.

Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấp chọn mục Troubleshoot ở danh mục bên trái, màn hình bên phải bạn chọn Printer và bấm nút Run the troubleshoot để hệ thống quét và tự động sửa lỗi.

Ngoài ra, các bạn cũng nên thực hiện tương tự với mục Hardware and Device để kiểm tra toàn diện các thiết bị ngoại vi luôn. Sau khi sửa xong thì thử kết nối lại xem đã nhìn thấy máy in trong mạng LAN chưa nhé!

3. Kiểm tra Driver

Đôi khi, dù bạn đã thực hiện việc chia sẻ máy in qua mạng LAN, nhưng công đoạn cài driver cho thiết bị lại bị lỗi hoặc bị thiếu, do vậy dù đã nhìn thấy máy in nhưng bạn lại không thể kết nối thành công. Bởi vậy, các bạn cần kiểm tra, cần thiết thì xoá driver cũ và cài lại driver mới cho máy in.

Bước 1: Đầu tiên, các bạn bấm tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó nhập vào lệnh “devmgmt.msc” và bấm OK để mở Device Manager.

Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra, bạn mở rộng mục Print queues và thực hiện việc update, xoá và cài lại driver.

» Chi tiết: Cách kiểm tra và cài đặt Driver cho Windows 10 chuẩn nhất

4. Chạy lại trình tìm kiếm máy in trên Windows 10

Đôi khi chẳng phải vì thiết lập không đúng, cũng không phải vì thiếu driver mà lỗi nằm chính ở máy tính của bạn, cụ thể ở đây là công đoạn quét tìm máy in trong mạng LAN.

Bước 1: Đầu tiên, các bạn bấm tổ hợp phím Windows + I, cửa sổ mới hiện lên bạn nhấp chọn mục Devices.

Bước 2: Tiếp theo chọn Printers & Scanners từ danh mục bên trái và chọn Add a printer or scanner để máy tính quét các máy in có thể kết nối. Nếu bạn không tìm thấy máy in cần kết nối, tiếp tục bấm vào mục The printer that I want isn’t listed.

Bước 3: Trong cửa sổ mới, bạn tích chọn vào mục Add a Bluetooth, wireless or network discoverable printer, bấm Next và chờ máy tính quét lại các thiết bị trong mạng LAN.

Nếu không có vấn đề gì thì thiết bị máy in sẽ hiện ra, bây giờ bạn có thể thoải mái kết nối máy in qua mạng LAN Windows 10 rồi đấy.

Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Tiếp theo các trường hợp thực tế khi sử dụng máy tính trong mạng LAN mình đã gửi đến các bạn, hôm nay mình xin tiếp theo 2 trường hợp thực tế trong mạng LAN, đó là khi sử dụng máy tính chạy WIN10 nhưng không truy cập được các máy tính chạy WIN10 hoặc WIN8, 7 mặc dù ping vẫn thấy.
Máy tính không truy cập được trong mạng LAN [WIN10]

1. Không truy cập được máy tính trong mạng LAN chạy WIN10, 8, 7

Bạn sẽ gặp thông báo xuất hiện như hình bên dưới

Cách sửa lỗi như sau: – Bạn tìm đến giá trị bên dưới theo đường dẫn bên dưới

Default Registry Value:

[HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\LanmanWorkstation\Parameters] “AllowInsecureGuestAuth”=dword:0

Sau đó sửa thành
Configured Registry Value:
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\LanmanWorkstation\Parameters] “AllowInsecureGuestAuth”=dword:1

– Nếu vẫn chưa được bạn thao tác thêm bước sau
Bạn click chuột phải vào Computer hoặc This PC → Manage → Local Users and Group → Users → Bạn Disable user Guest

Giờ bạn thử truy cập vào thử được chưa nhé. 2. Lỗi không truy cập được vào máy tính chạy WIN7, XP vì SMBv1 bị vô hiệu hóa

Bạn sẽ nhận được thông báo như hình

Cảnh báo: thật sự cần thiết thì mới bật chức năng SMBv1 lên nhé, vì tính năng này không còn an toàn nữa, và nếu không cẩn thận thì bạn sẽ tấn công mã hóa dữ liệu. Nếu bạn muốn bật lên lại thì trong máy tính của bạn phải có AntiVirus để ngăn chặn tấn công từ bên ngoài.
Bạn bật lại tính năng SMBv1 như sau:

Vào Control Panel → Program and Features → Turn Windows features on or off →
check vào dấu + SMB 1.0/CIFS File Sharing Support → chon SMB 1.0 Client/Server

Tiếp theo bạn khởi động lại máy tính và kiểm tra lại nhé 3. Máy tính ping thì thấy nhưng truy cập không được

– Bạn có 2 máy tính, máy A ping thấy máy B nhưng không thể truy cập được máy B, mặc dù máy B đã share và add user Everyone, tuy nhiên máy B thì truy cập được máy A. Đây là trường hợp thực tế mình gặp và 3 tuần liền mình tìm hiểu trên các diễn đàn và blog thì toàn được hướng dẫn add user Everyone nhưng vẫn không được. Và cuối cùng thì mình cũng đã xử lý được, chia sẻ với các bạn để các bạn nếu có gặp thì tham khảo nhé
+ Trước tiên, bạn mở Local security policy bằng 1 trong những cách bên dưới:
Start -> Programs -> Administrative Tools -> Local Security Policy hoặc

Start -> Run -> gõ secpol.msc và enter

hoặc

Start -> Run -> gõ gpedit.msc  và enter  -> Computer Configuration -> Windows Settings


+ Tiếp theo vào Security Settings -> Local Policies -> User Rights Assignment


Sau đó, Double click vào mục Access this computer from the network và thêm user Everyone vào nếu chưa có.
+ Tiếp theo, bạn vào mục security settings / local policies / user rights assignment ở muc Deny access to this computer from the network  bạn remove user GUEST đi

4. Máy tính ping được nhưng truy cập không được, bị lỗi Error code 0x80070035

Tình trạng bị như thế này

Trước khi fix lỗi bạn phải kiểm tra 2 máy tính có cùng dãy ip chưa. Không thể một máy có IP 10.0.0.123 mà lại truy cập được vào máy có IP 192.168.1.123. Tất nhiên vẫn có thể được, tuy nhiên vấn đề này lại liên quan đến VLAN hoặc thiết bị cho phép cấu hình 2 dãy IP khác nhau thông nhau, vấn đề này mình sẽ đề cập vào bài viết khác.
– Sau khi check 2 máy tính cùng dãy IP và tường lửa của win và tường lửa của antivirus xong, nhưng vẫn báo lỗi Error code 0x80070035, bạn hãy thử các phương án bên dưới + Phương án 1: Vào Services tìm mục tên: TCP/IP NetBios Helper đã được Start chưa. Nếu chưa thì Start lên, khởi động lại máy tính và thử lại được chưa. Như hình dưới là ok.

  + Phương án 2: Vào Local Network → Properties → Internet Protocol Version 4 [TCP/IPv4] → Properties → Advanced → chọn tab WINS → chọn Default hoặc Enable NetBIOS over TCP/IP → OK để lưu lại, như hình bên dưới


  + Phương án 3: Sử dụng lệnh gpedit.msc để vào Group policy →  Computer Configuration → Windows settings → Security Settings → Local policies → Securiy Options → Network Security : LAN manager authentication level → chọn lại là Send LM & NTLM – user NTLMv2 senssion security if negotiated → Apply → OK, thoát group policy, sử dụng lệnh gpupdate /force để cập nhật lại Policy + Phương án 4: Sử dụng lệnh gpedit.msc để điều chỉnh lại 2 mục sau.

Trong Computer Configuration → Windows settings → Security Settings → Local policies → Securiy Options điều chỉnh khoá Account : Limit local account use of blank password to console… chọn Disable và khoá Network access: Sharing and security mode for local account thành Classic

Sau đó dùng lệnh gpupdate /force để update lại gpedit và thử lại nhé.

Giờ bạn thử lại xem thử có đã truy cập được chưa nhé.
Nếu bạn có cách nào hay thì chia sẻ ở bên dưới nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Máy tính không truy cập được trong mạng LAN
Hi vọng giúp bạn giải quyết được vấn đề.
Chúc các bạn thành công.
Cám ơn đã đọc bài viết của mình.

Video liên quan

Chủ Đề