Lương thế vinh là nhà thơ hay nhà khoa học

Hay nhất

- Lương Thế Vinh[chữ Hán: 梁世榮,;17 tháng 8năm1441-2 tháng 10năm1496], còn gọi làTrạng Lường, tên tự làCảnh Nghị, tên hiệu làThụy Hiên,

- Là mộtnhà toán học, Phật học,nhà thơViệt NamthờiLê sơ.

- Ông đỗtrạng nguyêndưới triềuLê Thánh Tôngvà làm quan tại viện Hàn Lâm.

- Ông là một trong 28 nhà thơ củahội Tao Đàndo vua Lê Thánh Tông lập năm1495.

Lương Thế Vinh sinh năm 1441 ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo [Vụ Bản, Nam Định]. Hồi nhỏ, ông nổi tiếng khỏe mạnh, học một biết mười, nhưng nghịch ngợm cũng bằng mười chúng bạn. Lớn lên một chút, ông được bố mẹ gửi tới học với cụ Giải nguyên Lương Hay ở Hoằng Hóa [Thanh Hóa] và trở thành học trò giỏi của cụ, đỗ trạng nguyên ngay trong lần đầu lều chõng đi thi vào năm 22 tuổi.

Ông Trạng Lường với hơn 30 năm ở chốn quan trường

Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường bởi rất giỏi đo lường, tính toán. Sách Thần đồng xưa của nước ta viết, tương truyền từ thuở nhỏ, có lần chơi cùng chúng bạn dưới gốc cây cổ thụ, cả nhóm thách đố nhau làm thế nào để biết được cây cao hay thấp. Một số cho rằng chỉ có cách trèo lên ngọn cây rồi dùng dây thòng xuống đất mà đo. Riêng Lương Thế Vinh nói không cần.

Lương Thế Vinh lấy chiếc gậy đo xem dài ngắn bao nhiêu, rồi dựng gậy lên mặt đất và đo chiều dài bóng gậy. Tiếp đoạn, ông đo bóng cây và sau một lát nhẩm tính đã tìm ra chiều cao của cây. Bọn trẻ không tin bèn dùng thừng nối lại, buộc hòn đá phía dưới rồi trèo lên tít ngọn cây dong thừng xuống đất để đo. Kết quả đúng như Vinh đã tính.

"Ngày nay, cách tính chiều cao của cây mà Lương Thế Vinh áp dụng chắc học sinh không lấy gì làm lạ. Nhưng cách đây gần 5 thế kỷ thì việc Lương Thế Vinh tính được tỷ lệ chiều cao của cây và chiếc gậy bằng tỷ lệ bóng của chúng trên mặt đất là một sáng tạo, thể hiện nước ta ở thế kỷ 15 đã có nhà toán học đầy tài năng", tác giả Quốc Chấn viết trong cuốn Thần đồng xưa của nước ta.

Trạng Lường Lương Thế Vinh.

Học giỏi có tiếng, Lương Thế Vinh tham dự khoa thi Quý Mùi [1463] dưới thời vua Lê Thánh Tông và đỗ ngay trạng nguyên. SáchĐại Việt sử ký toàn thưchép năm đó có tới 4.400 người dự thi, lấy đỗ 44 người. Phấn khởi trước thắng lợi của khoa thi khi mình mới lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã ban lá cờ khoa, tự tay đề ba vị khoa khôi thành một bài thơ: Trạng nguyên Lương Thế Vinh/ Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh/Thám hoa Quách Đình Bảo/Thiên hạ cộng tri danh.

Sau khi đỗ đạt, Lương Thế Vinh ra làm quan 32 năm, nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Ông làm ở Viện hàn lâm, được thăng đến chức cao nhất trong viện. Ông thường khuyên vua chọn người hiền tài, đặt quan chức để "vì dân mà làm việc", nhà vua và triều đình phải "đồng tâm nhất thể"; đồng thời cũng khuyên vua xử tội các quan lại làm sai.

Lương Thế Vinh còn được vua giao soạn nhiều biểu sớ quan trọng liên quan đến ngoại giao với nhà Minh. Trong lần làm sứ nhà Thanh, Chu Hy phải thán phục tài năng tính toán của ông. Lần đó,Chu Hy yêu cầu quan trạng cân trọng lượng của một con voi rất to. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên.

Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục, nhưng tiếp tục đố Lương Thế Vinh đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ quyển sách. Vị quan nhà Lê trả lời rằng chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra. Sứ nhà Thanh khi đó đã phải thốt lên: Nước Nam quả có lắm người tài.

Ngoài việc triều chính, Lương Thế Vinh tham gia dạy học ở Quốc Tử Giám, Sùng Văn Quán và Tú Lâm cục - những trường cao cấp đào tạo nhân tài cho đất nước thời bấy giờ.

Quan điểm giáo dục của thầy giáo có nhiều trò giỏi

Trong cuốn Những người thầy trong sử Việt, tác giả Nguyễn Huy Thắng viết Lương Thế Vinh là "người thầy khác mọi thầy". Tác giả cho rằngquan điểm giáo dục của thầy giáo Lương Thế Vinh không giống những bạn đồng liêu. Bằng kinh nghiệm, ông chủ trương học trò cần học tập chuyên tâm, nhưng cũng phải biết kết hợp với giải trí thoải mái, gần gũi với người dân, hòa mình với thiên nhiên và phải tìm mọi cách vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Trong số các chế, biểu dâng lên vua, nhiều lần ông mạnh dạn đề xuất những cải cách về học hành, thi cử, đưa việc học xuống tận thôn dân, không ưu đãi các quan lại đương chức trong việc thi cử để chọn đúng kẻ thực tài, quan tâm đến việc dạy đạo đức và những tri thức khác có ứng dụng trong thực tế.

Với quan niệm "Thần cơ diệu toán vạn niên sư" [ai tính toán giỏi là người thầy muôn đời], Lương Thế Vinh đã dành nhiều tâm huyết để biên soạn cuốnĐại thành toán pháp.Đây là cuốn sách toán học cổ, bằng chữ Nôm, nội dung nói về kiến thức số học, có bảng cửu chương, phép tính nhân, phép bình phương [khai căn], đồng phân [chia đều]; phương pháp đo lường bóng [phương pháp tam giác đồng dạng]; hệ thống đo lường [cách cân, đong, đo, đếm...]; cách đo điền, đo diện tích hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn...

Ở mỗi phần, mỗi phương pháp, Lương Thế Vinh đề một bài thơ cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ. Ví dụ, khi dạy cách tính diện tích hình thang, ông viết "Tam giác bị cụt đầu/Diện tích tính làm sao/Cạnh trên cạnh dưới cộng vào/Đem nhân với nửa bề cao khắc thành. Cuốn sách của Lương Thế Vinh không chỉ nổi tiếng khắp trong nước mà còn vang danh ở cả nước ngoài.

Ngoài viết sách toán, Trạng nguyên của triều Lê còn là tác giả củaHý phường phả lụcnêu những nguyên tắc có tính lý luận về nghệ thuật biểu diễn, diễn viên, múa hát và đánh trống.

Trong thời gian dạy học của mình, Lương Thế Vinh có nhiều học trò đỗ đạt cao như Trần Tất Đạt - tiến sĩ năm 1469, Trần Bích Hoành - thám hoa năm 1478, Trần Xuân Vinh - tiến sĩ năm 1499 và đặc biệt là Lương Đắc Bằng - thầy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông luôn được học trò quý mến và kính trọng.

Ông trạng đa tài Lương Thế Vinh mất năm 1495 tại quê nhà, thọ 54 tuổi. Vua Lê Thánh Tông rất thương tiếc, làm một bài thơ Nôm gửi về phúng điếu. Câu cuối, nhà vua ai oán than "Lấy ai làm Trạng nước Nam ta"?

"Hẳn rồi, ý nhà vua muốn nói Lương Thế Vinh đã đi xa, liệu tìm đâu được ai xứng đáng làm Trạng nước Đại Nam này nữa? Nhưng tại sao không thể hiểu rằng, không còn ông nữa, biết lấy ai làm [đào tạo] ra được những người tài giỏi, những ông nghè, ông trạng như ông từng làm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp", tác giả Nguyễn Huy Thắng đặt câu hỏi trong cuốn sách của mình.

Quan điểm giáo dục và những đóng góp của Lương Thế Vinh được người đời ghi nhận. Ngày nay, nhiều đường phố, trường học được đặt theo tên của người thầy giáo mẫu mực này. Đền thờ Lương Thế Vinh tại huyện Vụ Bản [Nam Định] năm 1990 đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia.

Dương Tâm

[1441 – 1495] 

Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh, tự Cảnh Nghi, hiệu Thụy Hiên,  dân gian thường gọi là Trạng Lường. Quê gốc : làng Cao Hương, huyện “Thiên Bản, nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Tác phẩm của nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh

Ông nổi tiếng thông minh, học rộng, thơ văn hay, chí khác người. Thuở nhỏ được mệnh danh là thần đồng. Năm 23 tuổi ông đậu Trạng nguyên [khoa Quý Mùi, 1463] đời vua Lê Thánh Tông, được vua trọng tài văn chương. Có sách nói, ông từng làm Sái phu trọng Hội Tao đàn do Lê Thánh Tông thành lập. Được vua tin dùng, ông làm quan trải qua các chức : Trực học sĩ, quyền Cấp sự trung khoa công, Thị thư Viện hàn lâm, kiêm Sùng văn quán Tú lâm cục tư huấn. Ông thường được giao soạn thảo các giấy tờ bang giao với Trung Quốc, quan chức ngoại giao nhà Minh khen là giỏi. Lương Thế Vinh là người tiết tháo, không tham công danh phú quý, tính bộc trực, hồn nhiên, hay hài hước. Về già, ông thích sống bình dị thanh nhàn. Lê Quý Đôn khen là bậc “tài hoa danh vọng vượt bậc”. Đương thời có thơ ca ngợi ông “tên tuổi lừng lẫy trong những bậc hiền tài”. Khi ông mất, Lê Thánh Tông làm thơ phúng bằng quốc âm, được dân thờ làm phúc thần. Lương Thế Vinh biên soạn nhiều sách với nhiều lĩnh vực, nhưng một số tác  phẩm đã bị thất truyền. Về toán học các sách nói ông có soạn Đại thành  toán pháp, hệ thống hóa những thành tựu hình học. số học đương thời và vận dụng vào việc đo đạc ruộng đất, Lương Thế Vinh có soạn sách Hý phường phả lực tổng kết kinh nghiệm và nêu lên thành những nguyên tắc về nghệ thuật biểu diễn. múa hát, đánh trống. Có thể coi đây là tác phẩm lý luận đầu tiên ở nước ta về nghệ thuật hát chèo. Lương Thế Vinh cũng rất am hiểu và sùng Phật, đã từng viết nhiều sách về Phật giáo. Tương truyền ông có soạn sách Thiên môn khoa giáo. Có giai thoại nói rằng, vì ông có soạn những .sách trên bị nhà nho chê là phi kinh [trái với kinh điển nho gia] nên ông không được thờ ơ Văn miếu ngang với các danh nho khác. Văn chương của ông thường là những bài xướng họa phẩm bình cùng Lê Thánh Tông và các văn thần còn lưu lại rất ít, được chép trong Thiên Nam dư hạ tập [Bộ sách biên soạn thời Hồng Đức]. Nội dung nổi bật nhất là sự thông cảm với tâm trạng, cảnh ngộ của những người lính trung dũng nơi biên ải. Tương truyền, ông còn là tác giả Bài ký chùa Diên Hựu [này là chùa Một Cột, Hà Nội] và một số bia mộ [mới được phát hiện].

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Video liên quan

Chủ Đề