Luật thi hành án dân sự năm 2023

Ngày 11/01/2022, Quốc hội thông qua Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, tại khoản 1 Điều 9 Luật số 03/2022/QH15 đã bổ sung cơ chế ủy thác xử lý tài sản thi hành án dân sự, cụ thể:

Cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản trên địa bàn, đồng thời có thể ủy thác xử lý tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản được bản án, quyết định tuyên kê biên, phong tỏa hoặc xử lý tài sản để bảo đảm thi hành án mà tài sản ở nhiều địa phương khác nhau.
            Đồng thời quy định các trường hợp cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án như sau:
          - Ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở sau khi đã xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên trên địa bàn có liên quan đến khoản ủy thác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
           Trường hợp thi hành nghĩa vụ về tài sản thì ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản; trường hợp không xác định được nơi có tài sản thì ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án làm việc, cư trú hoặc có trụ sở.
           Trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở ở các địa phương khác nhau thì ủy thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự thuộc một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án;
            - Ủy thác thi hành án đối với khoản phải thi hành án cụ thể có tài sản bảo đảm theo bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản.
            Luật số 03/2022/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/03/2022.

Phòng Phổ biến và Theo dõi thi hành pháp luật

Anti Virus,11,Âm thanh,4,Bảng lương,32,Bảo hiểm,6,Biểu mẫu,18,Bình luận BLHS,26,Bộ Luật,49,Calendar,9,Cán bộ công chức,44,CCCD,1,CMND,15,Cư trú,19,Dân sự,10,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,18,Đầu tư - Đấu thầu,23,Ebook,11,Game,4,Giao thông,54,Giấy tờ xe,32,Hệ thống,9,Hình ảnh,15,Hình sự,18,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,8,Hôn nhân Gia đình,13,Khai sinh,9,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,16,Luật cơ bản,93,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,59,Nghĩa vụ quân sự,10,Phần mềm điện thoại,15,Phần mềm PC,102,Quyết định,1,Tải file,22,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,18,Thủ thuật Zalo,2,Thủ tục hành chính,77,Tố tụng hình sự,12,Trắc nghiệm,15,Trực tuyến,6,Văn bản,2148,Văn phòng,15,Video,4,Xây dựng,11,Xử phạt,3,

[Baonghean.vn] - Sáng 11/10, Cục Thi hành án dân sự tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến xây dựng mô hình “Công, chính, liêm, minh - Yên bình đơn vị”; triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính quý I/2023.

Tham dự hội nghị, tại điểm cầu cấp tỉnh có đại diện Công an tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Tại điểm cầu các huyện, thành, thị có đại diện lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các chi cục thi hành án dân sự.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu cấp tỉnh. Ảnh: Hoài Thu

Lan toả phong trào tại cơ sở

Triển khai kế hoạch xây dựng mô hình “Công, chính, liêm, minh - Yên bình đơn vị” tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các đơn vị trực thuộc, đồng chí Vi Văn Nhung - Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh cho biết, trên cơ sở mô hình Tổ tự quản về an ninh, trật tự phối hợp với lực lượng Công an, các đơn vị trực thuộc tiếp tục phát huy để xây dựng mô hình “Công, chính, liêm, minh - Yên bình đơn vị” nhằm lan toả hơn nữa phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" tại địa phương, đơn vị.

Mô hình nhằm tích cực tuyên truyền người dân chấp hành tốt các nội quy, quy định, thực hiện nếp sống văn hoá; Quản lý, giáo dục cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ, tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm; xây dựng mối quan hệ gắn bó, thống nhất, đoàn kết nhằm thực hiện nghiêm minh công tác thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong cơ quan cũng như giữa cán bộ, đảng viên đối với nhân dân; phòng chống vi phạm đạo đức nghề nghiệp…

Trung tá Nguyễn Thành Vinh - Phó trưởng Phòng PA03, Công an tỉnh phát biểu tại hội nghị đã đánh giá cao sự phối hợp giữa lực lượng Thi hành án các cấp và Công an trong xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Việc các cơ quan Thi hành án dân sự triển khai mô hình “Công, chính, liêm, minh - Yên bình đơn vị” sẽ góp phần đắc lực nâng chất lượng phong trào ở đơn vị cũng như địa phương cơ sở. Lực lượng công an sẽ tiếp tục phối hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình.

Triển khai nhiệm vụ thi hành án

Sau khi ra mắt mô hình “Công, chính, liêm, minh - Yên bình đơn vị”, Cục Thi hành án dân sự tỉnh triển khai đánh giá tình hình thực hiện công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý I năm 2023.

Đồng chí Phạm Quốc Nam - Bí thư Đảng uỷ, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh quán triệt, triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 23 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp. Ảnh: Hoài Thu

Năm 2022, mặc dù công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính ở Nghệ An gặp nhiều khó khăn do các yếu tố khách quan và chủ quan, tuy nhiên với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp và sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan thi hành án nên đã đạt được nhiều kết quả cao, riêng về việc và tiền đạt và vượt chỉ tiêu. Cụ thể, tổng phải thi hành 20.559 việc, trong đó thụ lý mới trong năm 15.318 việc; đã thi hành xong 15.059 việc/17.649 việc có điều kiện thi hành, đạt 85,32% [vượt 3,32% chỉ tiêu được giao].

Về tiền: Tổng phải thi hành 1.968,7 tỷ đồng, trong đó thụ lý mới trong năm 648,5 tỷ đồng [chưa tính 45.464.129 đồng đã ủy thác]. Kết quả thi hành xong trên 535 tỷ đồng/1.117,8 tỷ đồng có điều kiện thi hành, đạt 47,88% [vượt 7,28% chỉ tiêu được giao].

So với năm 2021, năm 2022 thi hành xong nhiều hơn 1.870 việc [tương đương 14%], và cao hơn 60.819.240.000 đồng [tương ứng 13%]. Đối chiếu với chỉ tiêu về việc, về tiền được giao trong năm 2022: có 22/22 đơn vị hoàn thành 02 chỉ tiêu.

Đối với chỉ tiêu “Bảo đảm xác minh điều kiện thi hành án, phân loại chính xác, đúng pháp luật việc thi hành án dân sự có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành; đăng tải kịp thời, đầy đủ, đúng quy định thông tin người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án và các thông tin liên quan đến lựa chọn tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá tài sản lên cổng/trang thông tin điện tử Thi hành án dân sự, Cổng thông tin điện tử bán đấu giá tài sản; đăng tải đầy đủ thông tin về thi hành án hành chính theo quy định” cơ bản đáp ứng yêu cầu. Theo đó, có 17.649 việc có điều kiện thi hành, chiếm 86%; 2.910 việc chưa có điều kiện thi hành và hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, chiếm 14%. Về tiền, có hơn 1.117,8 tỷ đồng có điều kiện thi hành, chiếm 57%; 850 tỷ đồng chưa có điều kiện thi hành và hoãn, tạm đình chỉ, chiếm 43% trong tổng số phải thi hành.

Hội nghị cũng nhìn nhận những hạn chế, tồn tại, xác định nguyên nhân để có những giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án. Trong đó, có một số nguyên nhân cần ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện thi hành án như: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm chậm tiến độ do phải hạn chế tiếp xúc. Các vụ việc liên quan đến án tín dụng, ngân hàng có số tiền lớn [chiếm 52,3% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành] phần lớn gặp khó khăn trong tổ chức thi hành án do thực trạng tài sản thế chấp, bảo đảm sai lệch giữa hồ sơ và thực địa; giá trị thực tế của tài sản nhỏ hơn rất nhiều so với nghĩa vụ bảo đảm; một số tài sản có tính chất lắp ghép thì bị thay thế máy móc, thiết bị [tàu cá]; Một số phương tiện thì bị người phải thi hành án và người có tài sản bảo đảm cất giấu không truy tìm được... Một số bản án tuyên nhiều tài sản bảo đảm chung cho một nghĩa vụ gây khó khăn cho việc xử lý và thanh toán tiền trong thi hành án.

Nhiều vụ việc đã tổ chức kê biên tài sản, đưa ra bán đấu giá nhiều lần, trong đó, nhiều vụ việc đã tổ chức bán đấu giá từ 3 - 5 lần, đặc biệt, một số vụ việc đã tổ chức bán trên 18 lần nhưng vẫn không bán được. Đến nay, còn 28 việc/87,9 tỷ đồng bán đấu giá chưa thành.

Đại diện Công an tỉnh khẳng định tăng cường phối hợp cùng các cơ quan Thi hành án lan toả phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Ảnh: Hoài Thu

Án tham nhũng, kinh tế tăng mạnh [trong 2022 các cơ quan thi hành án trên địa bàn tỉnh đã thụ lý mới 233 việc, tương ứng với số tiền gần 76 tỷ đồng], nhất là các vụ việc liên quan đến tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự [cơ quan thi hành án đã thụ lý 211 việc/25,8 tỷ đồng]. Tình trạng vay nợ và vỡ hụi tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cao, diễn biến phức tạp với nhiều đối tượng liên quan; số lượng vụ việc phải thi hành đối với khoản tiền phạt, truy thu trong các vụ án đánh bạc, lô, đề tăng mạnh, nhất là các vụ việc liên quan đến lô, đề có khoản tiền phải truy thu rất lớn, nhưng phần lớn các đối tượng đều đang chấp hành hình phạt tù, không có thu nhập, tài sản...

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023, nhiều đại biểu đã thảo luận, đưa ra những giải pháp trong xây dựng phương hướng, nội dung công tác nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao. Hội nghị thống nhất, các cơ quan thi hành án hai cấp cần nắm chắc tình hình, kết quả thi hành án dân sự, hành chính, nhất là những khó khăn, vướng mắc phát sinh; thường xuyên bám sát cấp ủy, chính quyền địa phương và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cơ quan, ban, ngành có liên quan để đề xuất, kiến nghị xử lý kịp thời, có hiệu quả, nhất là trong chỉ đạo giải quyết các vụ án lớn, trọng điểm, các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, cũng như trong công tác cán bộ, kinh phí, quy hoạch, cấp đất xây dựng trụ sở...

Hội đồng cưỡng chế thi hành án huyện Quỳnh Lưu thực hiện kê biên và xử lý tài sản là tàu đánh cá. Ảnh tư liệu Như Thủy

Chủ động rà soát lại các quy chế phối hợp liên ngành, hai ngành đã ký kết, nếu phát hiện không phù hợp hoặc chưa điều chỉnh hết các mối quan hệ trong công tác thi hành án dân sự, hành chính thì đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Định kỳ hàng tháng, Cục Thi hành án dân sự tỉnh sẽ thông báo kết quả thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính cho Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chỉ đạo của đồng chí Tổng cục trưởng để phối hợp đánh giá, chỉ đạo đối với công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính của các địa phương trong tỉnh./.

Chủ Đề