low self-esteem là gì

Hãy quên đi lòng tự trọng [self-esteem], lòng trắc ẩn [self-compassion] mới là thứ mà bạn cần

Có lẽ trong chúng ta hầu như ai cũng quen thuộc với khái niệm lòng tự trọng [self-esteem]. Trong văn hóa hiện đại, lòng tự trọng được xem như chiếc chìa khóa để dẫn đến thành công cũng như cách vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng có thật rằng lòng tự trọng chính là yếu tố then chốt, là lời giải cho mọi câu hỏi trong cuộc sống của chúng ta hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một góc nhìn khác về lòng tự trọng và điều gì thật sự giúp bạn vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và dẫn đến thành công.

Nếu bạn tìm kiếm những cuốn sách về tự giúp bản thân trên Amazon, bạn có thể liệt kê ra khoảng 5000 tựa sách có liên quan đến lòng tự trọng. Những điều to lớn mà những cuốn sách đó không chỉ nói cho bạn lý do mà lòng tự trọng của bạn thấp [low self-esteem], mà còn chỉ cho bạn cách để cải thiện nó. Đó là một công việc phát đạt, bởi vì lòng tự trọng, ít nhất là trong nền văn hóa phương Tây, được coi như là nền tảng của sự thành công. Bạn không thể tiến lên trong cuộc sống, theo logic, nếu bạn không tin rằng bạn hoàn toàn tuyệt vời.

Và dĩ nhiên bạn cần hoàn toàn tuyệt vời, để giữ niềm tin rằng bạn là như thế - vì thế bạn sống trong sự khiếp sợ câm lặng việc bị mắc lỗi, và cảm thấy bị tàn phá khi bạn làm. Sự phòng ngự duy nhất của bạn là việc tái tập trung sự chú ý vào những việc bạn làm tốt, vuốt ve tinh thần cái tôi của chính bạn cho đến khi cái tôi lãng quên sự cố kinh khủng đó vào trong vô thức và di chuyển đến thứ gì đó dễ chịu hơn.

Khi bạn nghĩ về nó, nghe như không thật sự chính xác là một công thức dẫn đến thành công, đúng chứ? Thật ra, những đánh giá gần đây của nghiên cứu trên lòng tự trọng cao đã dẫn đến một kết luận rắc rối rằng lòng tự trọng cao không phải là tất cả, nó đã được tán dương để trờ thành như thế. Lòng tự trọng cao không dự đoán phần thể hiện tốt hơn hoặc thành công to lớn hơn. Và thông qua đó người có lòng tự trọng cao nghĩ họ thành công hơn, khách quan hơn, nhưng họ không như thế. Lòng tự trọng cao không giúp bạn trở thành một người lãnh đạo hiệu quả hơn, một người yêu quyến rũ hơn, có thêm khả năng có một lối sống khỏe mạnh, hoặc trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn trong một buổi phỏng vấn. Nhưng nếu như Stuart Smalley sai, và lòng tự trọng cao không phải là câu trả lời cho tất cả các vấn đề của bạn, vậy đó là gì ?

Số lượng của những nghiên cứu đã hoàn thành, bao gồm những nghiên cứu mới của Berkelys Juliana Breines và Serena Chen, đề nghị rằng lòng trắc ẩn, hơn là lòng tự trọng, có lẽ mới là chìa khóa để mở những tiềm năng thật sự của bạn.

Bây giờ, tôi biết là một số trong các bạn đang hoài nghi về một thuật ngữ như lòng trắc ẩn. Nhưng đây là khoa học, lý lẽ được chèo lái bởi số liệu, không phải là tâm lý thông thường [pop psychology]. Vì thế hãy cố lên và giữ một tâm trí mở.

Lòng trắc ẩn là sự sẵn sàng nhìn những sai lầm và thiếu sót của chính bạn với lòng tốt và sự thấu hiểu nó bao quát sự thật rằng sai lầm thì mới là con người. Khi bạn có được sự trắc ẩn cho chính bản thân mình, bạn sẽ không đánh giá bản thân một cách cay nghiệt, cũng như cảm thấy cần phải tập trung một cách tự vệ lên tất cả những chất điều tuyệt vời của bạn để bảo vệ cái tôi của chính bạn. Không ngạc nhiên khi lòng trắc ẩn bản thân dẫn đến kết quả của nhiều nghiên cứu rằng, mức độ mà một cá nhân càng tốt với bản thân, tích cực và hạnh phúc bao nhiêu, thì mức độ lo lắng và trầm cảm càng giảm bấy nhiêu.

Lòng trắc ẩn đã trả lời phần nào đó câu hỏi Điều gì thật sự giúp chúng ta vượt qua khó khăn và thành công?. Khi gặp thất bại, chúng ta thường né tránh nó, cố gắng quên nó đi hơn là chỉ đơn giản thừa nhận. Chúng ta bỏ qua một cơ hội để học được một bài học từ sai lầm, vì thừa nhận sai lầm dường như là một việc gây đả kích lớn đến lòng tự trọng của mỗi chúng ta. Chúng ta cố gắng giữ một cái tôi hoàn hảo, không tì vết, chính vì thế việc chấp nhận một sai lầm, hiện diện như một mảnh vá trong một bức tranh hoàn mĩ, dường như là điều không thể chấp nhận. Chính vì thế, khả năng tự tha thứ cho những sai lầm của bản thân, để từ đó có thể học được những bài học, trở thành một điều quan trọng trong sự trưởng thành của cá nhân. Nói chung, để trưởng thành bạn cần phải có can đảm học hỏi, nhất là học từ những sai lầm, vì đó là những bài học đắt giá. Và lòng trắc ẩn giúp bạn có được sự can đảm ấy.

Tài liệu tham khảo

Forget Self-Esteem Heidi Grant Halvorson Ph.D

Self-Esteem Matthew McKay and Patrick Fanning

I'm Good Enough, I'm Smart Enough, and Doggone It, People Like Me - Stuart Smalley

Video liên quan

Chủ Đề