Lỗi update win 10 không truy cập được internet năm 2024

//hust.edu.vn/vi/news/tin-tuc-su-kien/10-thu-thuat-sua-loi-may-tinh-khong-vao-duoc-mang-internet-phan-1-592327.html /themes/default/images/no_image.gif

Đại học Bách khoa Hà Nội //hust.edu.vn/uploads/sys/logo-dhbk-1-02_130_191.png

Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính không vào được mạng internet. Điều này gây không ít phiền toái cho người dùng khi đang sử dụng mạng máy tính. Từ các lỗi thiết lập sai địa chỉ IP, DNS,… cho đến các lỗi vật lý khác như đứt cáp quang biển, đứt cáp do vật nuôi…

Ở phạm vi bài viết này, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân tại sao máy tính không vào được mạng và sửa lỗi máy tính không kết nối được internet nhanh nhất.

Reset modem để sửa lỗi không có kết nối internet

Việc đầu tiên cần làm khi máy tính không kết nối được internet là bạn nên thử rút dây nối của modem ra khổi nguồn điện. Sau đó chờ đợi từ 1 đến 2 phút rồi hãy cắm điện lại như cũ. Nguyên nhân có thể là do lâu ngày sử dụng, tín hiệu Wifi có thể bị chập chờn và thiếu ổn định. Nếu như máy tính vẫn không có kết nối internet, bạn hãy tiến hành thực hiện các bước tiếp theo.

Kiểm tra tình trạng kết nối của máy tính bàn, laptop với các thiết bị mạng

Nếu như máy tính bàn không kết nối được internet thì bạn hãy thử xem lại kết nối của Máy tính với moderm wifi thông qua nối dây trực tiếp. Bạn hãy để ý xem phần dây kết nối có bị đứt đoạn hay có dấu hiệu bị chuột hay vật nuôi cắn đứt hay không. Nếu trường hợp đó xảy ra thì bạn nên đi mua một sợi dây nối mạng khác về thay thế để có thể kết nối mạng internet như bình thường.

Nếu như không thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào mà máy tính bàn, laptop vẫn không kết nối được mạng thì có lẽ đó là do lỗi đường truyền phía bên nhà cung cấp dịch vụ internet. Trong trường hợp này thì bạn không nên manh động mà hay tìm kiếm số điện thoại chăm sóc khách hàng của nhà mạng bạn đang sử dụng để gọi điện thoại thông báo sự cố và nhờ công ty họ cử nhân viên kĩ thuật xuống kiểm tra và khắc phục sự cố máy tính bàn không vào được mạng.

Kiểm trang trạng thái ON/OFF của card mạng

Để biết chính xác lỗi không vào được mạng có phải do card mạng gây ra hay không? Bạn nên làm tuần tự các bước như hướng dẫn bên dưới. Bước 1: Nhấn chuột phải vào biểu tượng mạng trên thanh Taskbar của hệ thống. Click chọn Open Network and Sharing Center.

Bước 2: Nhìn vào phía cột bên trái màn hình. Chọn Change adapter settings.

Bước 3: Bạn sẽ nhìn thấy biểu tượng mạng Wifi mà mình hay sử dụng. Nếu như đang ở chế độ Enable thì bạn không cần thay đổi gì thêm. Còn nếu như nó đang ở chế độ Disable thì bạn hãy nhấp vào và chọn Enable lên là thành công

Lỗi card mạng khiến máy tính không kết nối được internet

Cũng sẽ có trường hợp do card mạng máy tính của bạn sử dụng đã lâu mà chưa update nên sẽ làm cho máy tính Windows 10 không vào được mạng LAN. Trường hợp này biểu tượng mạng Wifi sẽ xuất hiện dấu chấm than màu vàng và làm cho máy tính không có kết nối internet. Việc bạn cần làm là nhanh chóng tải driver card mạng mới nhất để khắc phục lỗi máy tính không vào được mạng.

Việc update Win 10 là hành đồng cần thiết để máy tính của bạn được nâng cấp với hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên trong một trường hợp không may, thiết bị của bạn sẽ gặp lỗi update Win 10 và gây ra tâm lý lo lắng. Chính vì thế trong bài viết này Hoàng Hà Mobile sẽ chia sẻ cho bạn một số thủ thuật máy tính hay để xử lý các vấn đề lỗi cập nhật Win 10 phổ biến nhất.

Các lỗi update Win 10 thường gặp nhất

Phải nói các lỗi cập nhật hệ điều hành Win 10 xuất hiện với “muôn hình vạn trạng” và rất khó lường trước được. Mặc dù hệ điều hành Win 10 được mọi người đánh giá rất cao. Nhưng như mọi hệ điều hành khác, Windows 10 cũng không tránh khỏi những thách thức và vấn đề sau mỗi cập nhật. Và ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin cho bạn về một số lỗi phổ biến nhất nhé.

Lỗi cài đặt không thành công

Quá trình cài đặt Win 10 có thể bị gián đoạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó tạo ra một loạt các khó khăn đối với sự bền vững và tính hoàn chỉnh của hệ thống. Nếu bạn không phải là người am hiểu về kỹ thuật thì chắc chắn sẽ rất hoang mang trong những tình huống như thế này.

Nguyên nhân chính của lỗi này có thể bao gồm mạng Internet không ổn định, không đủ không gian trống trên ổ đĩa, hoặc sự xung đột với các ứng dụng. Thậm chí, nếu máy tính của bạn tương khắc với trình diệt virus bảo mật của bên thứ ba thì vẫn có thể gây ra vấn đề về cài đặt.

Lỗi Blue Screen of Death [BSoD]

Một trong những lỗi update Win 10 phải nói đau đầu nhất, đó chính là triệu chứng “bệnh” xanh màn hình hay còn được gọi là Blue Screen of Death [BSoD]. Nếu như máy tính bạn gặp phải tình huống này thì mọi hoạt động của máy sẽ bị “đóng băng”. Thay vào đó, màn hình máy tính chuyển sang màu xanh và hiển thị thông điệp lỗi.

Rất có thể sau khi cập nhật Win 10 xuất hiện sự không tương thích giữa bản cập nhật mới và phần mềm hoặc trình điều khiển của hệ thống. Đôi khi, lỗi này cũng có thể phát sinh từ vấn đề phần cứng, như trục trặc trong ổ đĩa cứng hoặc lỗi bộ nhớ RAM.

Lỗi không gian đĩa không đủ

Vấn đề về không gian đĩa không đủ là một trong những trở ngại phổ biến mà người dùng Windows 10 thường xuyên phải đối mặt khi thực hiện quá trình cập nhật. Update Win 10 thường yêu cầu không gian lưu trữ đáng kể để tải xuống và cài đặt các tập tin mới. Và nếu ổ đĩa không đủ không gian trống, quá trình cập nhật có thể bị ngưng trệ hoặc gặp phải các lỗi không mong muốn.

Bạn đọc cần biết rằng, máy tính cần phải có một nơi để tích lũy các tệp tin tạm thời, tệp cài đặt trước đó, hoặc các ứng dụng đã cài đặt trên hệ thống. Thậm chí, hệ thống cũng có thể tạo ra các tệp ghi lại quá trình cập nhật, chiếm giữ không gian đĩa quý báu mà không được giải phóng sau khi cập nhật hoàn tất. Do đó, nếu người dùng không kiểm tra trước thì rất có thể sẽ dẫn đến lỗi update Win 10.

Lỗi với các trình điều khiển [drivers]

Trình điều khiển chịu trách nhiệm kết nối và chi phối các thành phần phần cứng của máy tính. Và khi chúng không tương thích hoặc cập nhật không đúng cách, có thể xảy ra nhiều vấn đề khác nhau.

Mặc dù quá trình cập nhật Windows 10 có thể diễn ra thành công, nhưng máy tính của bạn sẽ gặp một vài trục trặc sau đó. Chẳng hạn như máy tính không nhận diện thiết bị ngoại vi, gặp khó khăn trong việc kết nối với mạng. Đôi khi nghiêm trọng hơn, người dùng cũng có thể gặp phải hiện tượng giảm hiệu suất. Hoặc tăng sử dụng CPU và bộ nhớ do các drivers không tương thích với phiên bản mới của hệ điều hành.

Lỗi ứng dụng và chương trình không hoạt động sau cập nhật

Sau mỗi cập nhật hệ điều hành Windows 10, người dùng đôi khi phải đối mặt với vấn đề là ứng dụng và chương trình không hoạt động đúng cách. Điều này có thể tạo ra những trở ngại đáng kể trong quá trình sử dụng máy tính và gây phiền toái cho người dùng.

Lỗi này thường xuất hiện khi các ứng dụng và chương trình máy tính mất đi khả năng tương thích với bản update hệ điều hành mới. Hơn nữa, một số ứng dụng có thể gặp sự cố với các thay đổi trong hệ thống hoặc yêu cầu cập nhật để tương thích với phiên bản mới của hệ điều hành. Chưa hết, bạn còn sẽ gặp phải tình trạng ứng dụng không mở được hay bị treo.

Hướng dẫn cách xử lý lỗi update Win 10 nhanh chóng, an toàn

Sau khi chúng ta đã nhận biết được các lỗi update Windows 10 thường gặp nhất. Nhiệm vụ tiếp theo của bạn là hết sức quan trọng, người dùng cần phải biết cách sửa các lỗi này một cách tối ưu.

Đảm bảo duy trì ổn định mạng internet

Như chúng ta đã biết, mạng Internet không đồng bộ có thể làm tăng khả năng xảy ra lỗi trong quá trình cập nhật. Nếu có bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá trình tải về hoặc cài đặt. Điều này có thể làm hỏng các tệp tin cần thiết và gây ra vấn đề trong quá trình chạy hệ điều hành sau khi cập nhật.

Hơn nữa, cập nhật Windows thường đi kèm với việc tải về một lượng lớn dữ liệu từ máy chủ của Microsoft. Nếu mạng Internet không ổn định, quá trình tải sẽ không hoàn thành, gây ra lỗi và làm chậm tiến trình update máy tính của bạn.

Khắc phục lỗi cập nhật Win 10 với Blue Screen of Death [BSoD]

Troubleshooter, hay “Trình chẩn đoán và sửa lỗi”, đây là một tiện ích tích hợp vào Windows 10 để tự động phát hiện và giải quyết nhiều vấn đề phổ biến. Điều này bao gồm cả lỗi BSoD liên quan đến quá trình cập nhật. Chính vì thế, việc biết cách tận dụng công cụ này sẽ giúp bạn giảm thiểu nỗ lực, thời gian và tiền bạc của mình.

Để giải quyết được lỗi update Win 10 với “màn hình xanh chết chóc” trên, người dùng hãy thực hiện theo 3 bước với hình ảnh minh họa của Hoàng Hà Mobile nhé.

Bước 1: Đầu tiên, người dùng cần nhấn chọn tổ hợp phím “Windows + I” để mở được bộ công cụ “Settings” của máy tính. Sau đó, bạn tiếp tục chọn vào mục “Update & Security”.

Bước 2: Người dùng hãy chú ý đến công cụ nằm ở thanh bên trái giao diện và chọn vào mục “Troubleshoot”.

Bước 3: Tiếp đến ngay phần “Windows Update” thì bạn sẽ chọn thêm vào mục “Run the troubleshooter” để tính năng tự động làm việc vụ của nó.

Quá trình xử lý lỗi update Win 10 này có thể mất vài phút và sau khi phát hiện được vấn đề, troubleshooter sẽ thông báo ngay về cho bạn đi kèm với cách xử lý tương thích. Sau khi xử lý xong, bạn hãy khởi động lại máy thêm một lần nữa nhé.

Sử dụng Disk Cleanup để tối ưu hóa bộ nhớ

Disk Cleanup là một công cụ hữu ích, giúp người dùng tối ưu hóa bộ nhớ và giải phóng không gian lưu trữ trên ổ đĩa. Khi hệ thống tích tụ các tệp tạm thời, cache, và các tệp không cần thiết khác, Disk Cleanup trở thành một giải pháp hiệu quả để duy trì hiệu suất và ổn định của máy tính. Và để sử dụng được công cụ tích hợp sẵn trên Windows, bạn hãy làm theo thủ thuật máy tính sau đây.

Bước 1: Đầu tiên, người dùng hãy chọn vào biểu tượng “hình kính lúp” trên thanh taskbar để tiến hành tìm kiếm công cụ “Disk Cleanup”.

Bước 2: Tại cửa sổ vừa mới hiển thị, người dùng hãy chọn vào ổ đĩa nơi bạn đang muốn thực hiện update hệ điều hành Win 10. Thông thường ổ đĩa mặc định của máy tính là ổ đĩa C nhé.

Bước 3: Tiếp theo, người dùng sẽ tìm thấy được một loạt danh sách về các file không cần thiết. Nhiệm vụ của bạn là tick chọn vào những file đó và click thêm OK rồi delete files. Như vậy là hoàn thành rồi nhé.

Nếu sau khi bạn thực hiện các thao tác trên mà lỗi update Win 10 vẫn xuất hiện do bộ nhớ không đủ. Vậy thì người dùng hãy truy cập vào This PC để kiểm tra lại một lần nữa, xem ổ đĩa C của bạn đang có cài đặt phần mềm hay chương trình thừa nào không.

Tiến hành cập nhật Device Manager

Cập nhật Device Manager là một phương pháp quan trọng để khắc phục các vấn đề liên quan đến Windows 10 sau quá trình cập nhật. Device Manager là công cụ quản lý các trình kiểm soát và thiết bị phần cứng trong hệ thống. Và việc đảm bảo rằng chúng đang sử dụng phiên bản Driver mới nhất có thể giúp người dùng tránh được nhiều vấn đề không mong muốn.

Bên cạnh đó, 0x800F0923 và 0xC1900101 là một những mã lỗi phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải. Nếu bạn muốn Driver được hoạt động tốt hơn thì cần tận dụng công cụ Device Manager có trong máy tính của mình.

Bước 1: Đầu tiên tại màn hình chính, người dùng hãy click chuột phải vào nút “Start – biểu tượng cửa sổ” trên thanh Taskbar. Sau đó, bạn tìm chọn vào mục “Device Manager”.

Bước 2: Tiếp theo, một cửa sổ mới hiển thị ra với toàn bộ Driver đang có trên máy tính của bạn. Người dùng cần chú ý đến những Driver có dấu chấm màu vàng là những Driver bị lỗi. Ngay tại lúc này, bạn chỉ cần chọn chuột phải vào đó và nhấn “Update Driver” để hệ thống tự động vận hành và khắc phục là xong.

Kiểm tra các ứng dụng có hỗ trợ Win 10

Thêm một cách để giúp bạn sửa lỗi update Win 10 khi các ứng dụng và chương trình bị treo sau khi cập nhật. Tuy nhiên, với cách này chúng ta chỉ thực hiện các thao tác “phòng bệnh”. Đó chính là kiểm tra trước các ứng dụng và chương trình đang sử dụng có phiên bản mới nhất và có được hỗ trợ cho phiên bản Windows 10 hiện tại hay không.

Mặc dù Window 10 được mệnh danh là có khả năng tương thích với phần lớn ứng dụng đang chạy hiện nay. Nhưng điều này cũng không thể nào chắc chắn 100%, có thể một số ứng dụng riêng biệt lại yêu cầu hệ điều hành khác. Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo liên hệ với nhà phát triển hoặc trang web hỗ trợ của ứng dụng để nhận được hướng dẫn. Hoặc cách cuối cùng là bạn chỉ có thể lựa chọn một trong hai. Một là xóa ứng dụng sử dụng app có cùng tính năng khác. Hai là bạn sẽ lựa chọn hệ điều hành khác, nhưng phải đảm bảo không gây tổn hại cho máy tính nhé.

Kết luận

Mặc dù lỗi update Win 10 có thể làm mất thời gian và công sức của mọi người. Nhưng việc nắm vững các biện pháp sửa lỗi và thực hiện các bước phòng ngừa có thể giúp người dùng duy trì một hệ thống Windows 10 ổn định. Hy vọng với những nội dung trong bài viết này, Hoàng Hà Mobile có thể giải đáp được vấn đề nan giải mà bạn đọc đang gặp phải khi cập nhật Windows 10.

Chủ Đề