Lỗi không có biển số xe máy

Xe chưa có biển số

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp vấn đề trên như sau:

Căn cứ quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA thì sau khi mua xe, chủ xe có trách nhiệm phải đăng ký xe theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian chờ cấp Giấy đăng ký xe và biển số xe sẽ không được phép điều khiển xe tham gia giao thông, trừ khi phương tiện đó thuộc các trường hợp được đăng ký tạm thời theo quy định tại Điều 16 Thông tư 15/2014/TT-BCA, gồm:

- Xe ô tô; ô tô sát xi có buồng lái; ô tô tải không thùng; rơmoóc, sơmi rơmoóc; xe máy kéo nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác;

- Xe mang biển số nước ngoài được cấp có thẩm quyền cho phép tạm nhập, tái xuất có thời hạn [trừ xe hoạt động ở khu vực biên giới có cửa khẩu]: Xe dự hội nghị, hội chợ, thể dục thể thao, triển lãm, du lịch; xe quá cảnh…;

- Xe mới lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng;

- Xe ô tô có phiếu sang tên, di chuyển đi địa phương khác;

- Xe ô tô làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe để tái xuất về nước hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam;

- Xe được cơ quan có thẩm quyền cho phép vào Việt Nam để phục vụ hội nghị, hội chợ, thể dục thể thao, triển lãm;

- Xe ô tô sát hạch, ô tô hoạt động trong phạm vi hạn chế [khi di chuyển ra ngoài khu vực hạn chế].

Xe đăng ký tạm thời sẽ được phép tham gia giao thông theo thời hạn, tuyến đường và phạm vi hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời đã được cấp.

Như vậy, có thể thấy xe máy mới mua không thuộc các trường hợp phải đăng ký tạm thời kể trên. Do đó, trong thời gian chờ cấp đăng ký xe và biển số xe chính thức, người mua xe máy không được phép điều khiển xe tham gia giao thông; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt với các lỗi sau đây:

- Lỗi điều khiển xe không gắn biển số xe đối với loại xe có quy định phải gắn biển số: Bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng [Điểm c Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

- Lỗi điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định: Bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng [Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Tuy nhiên, từ ngày 01/8/2020, theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA [sẽ thay thế Thông tư 15/2014/TT-BCA từ ngày 01/8/2020] thì các loại phương tiện sau đây phải đăng ký tạm thời:

- Xe chưa được đăng ký, cấp biển số chính thức có nhu cầu tham gia giao thông;

- Xe đăng ký ở nước ngoài được cơ quan thẩm quyền cho phép vào Việt Nam du lịch, phục vụ hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao;

- Xe phục vụ hội nghị do Đảng, Nhà nước, Chính phủ tổ chức;

- Xe ô tô làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe để tái xuất về nước hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam và xe có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng.

Đồng nghĩa, từ ngày 01/8/2020, người dân mới mua xe máy và đang trong thời gian chờ cấp đăng ký xe, biển số chính thức, nhưng có nhu cầu tham gia giao thông thì có thể đến cơ quan đăng ký xe nơi gần nhất để làm thủ tục đăng ký xe tạm thời;

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời thì người dân có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo thời hạn, tuyến đường và phạm vi hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đã được cấp.

Tải ngay iThong để tra mức phạt giao thông

>> Trên App Store đối với các thiết bị iOS TẠI ĐÂY;

>> Trên Google Play đối với các thiết bị Android TẠI ĐÂY.

Thanh Lợi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

  -   Thứ bảy, 01/05/2021 07:31 [GMT+7]

Khi tham giao giao thông, tài xế phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Chi tiết mức phạt xe cơ giới không gắn biển số khi tham gia giao thông. Ảnh: PV

Đối với người điều khiển phương tiện

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô [bao gầm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo] và các loại xe tương tự xe ôtô không gắn biển số [đối với loại xe có quy định phải gắn biển số]. Đồng thời, bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy không gắn biển số [đối với loại xe có quy định phải gắn biển số].

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo [kể cả rơ moóc được kéo theo], xe máy chuyên dùng không gắn biển số [đối với loại xe có quy định phải gắn biển số]. Đồng thời tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thô sơ không gắn biển số [đối với loại xe có quy định phải đăng ký và gắn biển số].

Đối với chủ phương tiện

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô đưa phương tiện không gắn biển số [đối với loại xe có quy định phải gắn biển số] tham gia giao thông. Đồng thời, tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô. Đồng thời tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài không gắn biển số tạm thời [nếu có quy định phải gắn biển số tạm thời].

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Chủ Đề