Lập hóa đơn các khoản chiết khấu hỗ trợ năm 2024

Cách 1: Người bán lập hóa đơn điều chỉnh giảm là số tiền chiết khấu kèm bảng kê các hóa đơn được chiết khấu.

Lưu ý:

  • * Phần mềm chưa hỗ trợ lập bảng kê cho các hóa đơn được hưởng chiết khấu, kế toán tự lập bảng kê này.
    • Phần mềm không đáp ứng lập hóa đơn điều chỉnh cho nhiều hóa đơn vì vậy: Nếu chiết khấu cho tất cả các hóa đơn trước đó, kế toán phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm cho từng hóa đơn. Ví dụ: 3 hóa đơn đã xuất được chiết khấu đơn giá 20.000 VNĐ/1 mặt hàng thì kế toán lập hóa đơn điều chỉnh giảm cho cả 3 hóa đơn, mỗi hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá 20.000 VNĐ cho mỗi mặt hàng.
    • Nếu chiết khấu là 1 số tiền bất kỳ [ví dụ: Kết thúc hợp đồng khách hàng được hưởng chiết khấu 2.000.000 VNĐ] thì kế toán lập hóa đơn điều chỉnh giảm tổng tiền thanh toán sau thuế 2.000.000 VNĐ cho hóa đơn bất kỳ đã xuất trước đó theo hợp đồng.
    • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không thể hiện số tiền điều chỉnh giảm vào cột tiền chiết khấu.

Các bước lập hóa đơn điều chỉnh giảm thực hiện như bình thường:

  • Khai báo thông tin chiết khấu [theo đơn giá/số lượng/số tiền]

Cách 2: Xuất hóa đơn chiết khấu thương mại.

Lưu ý: cần tham khảo ý kiến CQT trước khi thực hiện để tránh sai sót khi đối chiếu số liệu tờ khai và hệ thống hóa đơn điện tử.

  • Tại dòng Hàng hóa/dịch vụ, nhấn chuột phải, chọn Là dòng chiết khấu.
  • Khai báo nội dung dòng chiết khấu:
    • Chọn Thuế suất tương ứng với thuế suất của HHDV áp dụng chương trình khuyến mại.
    • Nhập số tiền chiết khấu tại cột Thành tiền.

Cập nhật 06/01/2024

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng

Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng bán là thủ tục cần thực hiện nếu doanh nghiệp đang chạy chương trình khuyến mại hoặc trường hợp khác là do hàng hóa bị lỗi, kém chất lượng. Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 39/2014/TT-BTC cho các trường hợp cụ thể. Kế toán tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để xử lý đúng quy định.

Nghiệp vụ xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá bán, chiết khấu thương mại.

1. Tổng quan về hóa đơn điều chỉnh giảm giá, chiết khấu

Chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp thực hiện giảm giá bán niêm yết cho khách hàng theo khối lượng, số lượng đã thỏa thuận về chiết khấu thương mại thể hiện trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua bán hàng hóa. Khoản chiết khấu thương mại này sẽ được trừ vào giá trước thuế GTGT. Ngoài ra, còn một trường hợp giảm giá hàng bán khá phổ biến là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng trong hợp đồng kinh tế hoặc cam kết. Trong các trường hợp này, kế toán cần phải lập hóa đơn điều chỉnh. Khi viết hóa đơn điều chỉnh, kế toán cần lưu ý: - Hóa đơn bị sai chỉ tiêu nào thì thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu đó. - Chỉ ghi giá trị chênh lệch cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh. - Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm. - Khi lập hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua phải lập biên bản có thỏa thuận bằng văn bản thể hiện chi tiết sai sót hoặc lý do điều chỉnh hóa đơn.

2. Hướng dẫn viết hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng bán

Căn cứ theo Khoản 2.4, Phụ lục 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, có 3 trường hợp khi viết hóa đơn giảm giá hàng bán như sau:

Trường hợp 1: Chiết khấu theo từng lần mua

Trường hợp này, hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại, giảm giá cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. Ví dụ: Công ty ABC đang chạy chương trình khuyến mại “Mua 1 bộ điều hòa Samsung trị giá 15tr/bộ, chiết khấu thương mại 10%”. Khi đó, giá bán chưa thuế = 15.000.000 - 1.500.000 = 13.500.000 Hóa đơn chiết khấu thương mại sẽ viết như sau:

Hóa đơn chiết khấu thương mại theo lần mua.

Trường hợp 2: Hóa đơn chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số

Đối với chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số, số tiền chiết khấu được điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc của kỳ tiếp theo: - Nếu tiền chiết khấu, giảm giá nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn lần cuối cùng thì trừ tiền trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng. - Nếu số tiền chiết khấu, giảm giá lớn hơn số tiền trên hóa đơn lần cuối cùng thì kế toán phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm kèm theo bảng kê của hóa đơn trước đó.

Tiền chiết khấu, giảm giá nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn lần cuối cùng thì trừ tiền trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng.

Chủ Đề